K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2021

Lỗi r

 

3 tháng 4 2020

  Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

    Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

    Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây thường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

    Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

    Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

    Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

  Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm.

 Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em. Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều.

    Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào. Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần.

    Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời. Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.

    Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật ngộ nghĩnh, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơn, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ ba, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ. Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào. Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực. Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ. Trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

    Em bé đã chết mà đôi mát vẫn hồng, đôi môi vẫn đang mỉm cười, Cái chết thể hiện sự thanh thản, toại nguyện vì em đã được về với người bà kính yêu, thoát khỏi mọi khổ đau, bất hạnh. Cái chết còn thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn với trẻ thơ, đó là sự cảm thông, yêu thương, trân trọng những mơ ước bé nhỏ của chúng.

    Không chỉ đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm. Truyện có kết cấu hợp lí, diễn biến phù hợp với hoàn cảnh đáng thương của em bé bán diêm. Vận dụng nghệ thuật đối lập tương phản tài tình càng làm nổi bật hơn số phận bất hạnh của cô bé.

    Gấp trang sách lại, người đọc vẫn thổn thức về cái chết của cô bé bán diêm tội nghiệp, đáng thương. Không chỉ vậy, qua tác phẩm ta càng thêm trân trọng tấm lòng của tác giả dành cho trẻ thơ với thông điệp về lòng yêu thương con người đầy ý nghĩa: hãy yêu thương con trẻ, hãy dành cho chúng một cuộc sống bình yên trong một gia đình hạnh phúc.

29 tháng 10 2019

các bạn giúp mk vs mk đang cần gấp lắm 

3 tháng 10 2020

Mỹ là một trong những nước tạo ra nhiều chất thải nhất thế giới, đặc biệt là tại các thành phố lớn với mật độ dân số cao. Ở hầu hết các nơi trên thế giới, sự giàu có tỷ lệ thuận với lượng rác thải ra môi trường, nhưng ở Mỹ, những quần thể nghèo cũng thải ra một lượng rác đáng kể, trong đó phần nhiều đến từ thức ăn nhanh.

Nhìn chung, New York có chính sách ưu tiên giải quyết rác thải so với các thành phố khác ở Mỹ khi giấy, lon và chai nhựa được tách ra để tái chế. Tuy nhiên, ngành công nghiệp tái chế ở đây còn quá nhỏ so với số lượng rác thải ra, vốn phần lớn được đốt ở ngoài bang. Một trong những đề xuất về Kế hoạch Triệt thoái không còn rác của Thị trưởng New York Bill de Blasio chính là loại bỏ việc chuyển rác thải sang các bang khác vào năm 2030.

7 tháng 10 2020

củm ơn bạn nha!~

3 tháng 1 2022

Gg để trưng

14 tháng 8 2021

a) Chúng ta/ cố gắng học tập để đạt kết quả cao

       CN                        VN

-> Câu đơn

b) Cái bút này/ ngòi đã hỏng

      CN                    VN

-> Câu đơn

c) Cô/ tin các em sẽ hiểu bài

   CN           VN  

-> Câu đơn

d) Quyển sách/ bạn tặng tôi rất hay

           CN              VN

-> Câu đơn

e) Cô ấy/ đẹp như cô Tấm đi hội trong truyện cổ tích

    CN                           VN

-> Câu đơn

25 tháng 10 2018

Tôi và ông giáo là hai người hàng xóm thân thiết. Mỗi khi chiều xuống, tôi lại sang bên nhà ông giáo cùng uống nước chè. Hôm nay cũng vậy, thật tình cờ, tôi đã chứng kiến trọn vẹn câu chuyện bán chó của lão Hạc. Tôi không khỏi xúc động trước tấm lòng nhân hậu của lão – người đã gần đất xa trời.

       Ông giáo làm nghề dạy học đã lâu nhưng cuộc sống cũng chẳng khá giả gì. Ổng cùng vợ con sống trong một căn nhà đơn sơ nhỏ bé. Trong nhà chỉ giản dị một cái chõng tre, một cái giường cũ, mấy bộ quần áo, một tủ sách nhỏ và mấy bộ bàn ghế cũ để dạy học cho lũ trẻ trong làng. Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa lại rất nhân hậu nên thường dạy học trò không lấy tiền. Vì vậy, cuộc sống của ông cũng chả khá hơn những người nông dân chúng tôi là mấy. Như thường lệ, thấy tôi sang, ông rót nước mời tôi. Đặt bát chè tươi xuống bàn, ông giáo lại nói về chuyện lão Hạc. Lão Hạc là hàng xóm liền kề với hai gia đình chúng tôi. Lão thân và kính trọng ông giáo lắm. Có chuyện gì lão cũng kể cho ông giáo nghe, xin ý kiến của ông. Tuy cũng là nông dân nhưng lão khổ hơn chúng tôi gấp bội phần. Nhà lão nghèo lắm, vợ lão mất sớm, được thằng con trai khỏe mạnh thì lại phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ. Cả gia đình chỉ còn mỗi lão Hạc thui thủi sống một mình cùng con chó vàng trong túp lều mục nát. Ngày nào lão cũng phải đi làm thuê kiếm miếng ăn khiến tôi không tránh khỏi thương cảm. Lão vừa ốm hơn hai tháng trời, có bao nhiêu tiền dành dụm đều tiêu hết cả. Nhiều lúc, tôi cũng muốn giúp lão nhưng nhà nghèo, cố gắng lắm, thi thoảng tôi cũng chỉ giúp lão được củ khoai, bát gạo,.

 ông giáo đang ngồi nói chuyện thì lão Hạc sang. Dạo này chắc không có gì ăn nên lão gầy quá. Hôm nay trông lão có vẻ buồn. Tôi phân vân không biết có chuyện gì xảy ra thì lão báo tin đã bán con Vàng rồi. Cả tôi lẫn ông giáo đều sửng sốt vì ai cũng biết lão quý con Vàng như thế nào. Nó chẳng những là kỉ vật con trai lão để lại mà còn là người bạn tâm giao của lão những khi vui buồn, đời nào lão nỡ bán nó đi. Tất cả lặng thinh, bùi ngùi, chợt, ông giáo quay sang hỏi: “Thế nó cho bắt à?”. Tôi cũng thêm vào: “Con Vàng dữ lắm, bắt nó cũng chẳng dễ gì”. Lão cố làm ra bộ vui vẻ, nhưng hình như xót con Vàng quá, lão cười mà như mếu, rồi lão bắt đầu khóc. Giọng run run, vừa nói vừa khóc, lão bảo con Vàng thấy lão gọi về ăn thì sung sướng lắm, đang ăn thì thằng Xiên, thằng Mục lao ra, tóm gọn bốn chân nó. Nói xong, lão càng khóc nhiều hơn, lão mếu máo: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra, tôi già ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Nghe lão kể mà tôi thấy đau lòng quá. Nghĩ lại thì cũng phải, lão còn chẳng nuôi nổi lão, thêm con chó nữa thì lấy tiền đâu ra mà ăn. Biết lão Hạc buồn, tôi và ông giáo đều cố gắng an ủi lão. Ông giáo nhẹ nhàng: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác”. Tôi cũng hùa theo ông giáo: “Đúng đấy cụ ạ, nó cũng chỉ là con chó, nó chẳng biết gì đâu, với lại từ trước cụ cũng đối xử với nó tốt lắm rồi còn gì”. Lão có vẻ đồng ý với chúng tôi và hơi nguôi đi một chút. Một lúc sau lão nói, giọng cay đắng: “Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Ông giáo nhìn lão, bảo: “Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Lão buồn rầu: “Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Câu nói của lão Hạc ngẫm ra thì đúng thật. Nông dân chúng tôi làm gì có ai sướng cơ chứ. Ngồi thêm một lúc, tôi xin phép ra về. Tôi cứ nghĩ mãi về câu chuyện của lão Hạc, một nông dân nghèo khổ, ít học nhưng rất nhân hậu. Tôi cũng ngạc nhiên khi có người nghèo khổ đến cùng đường, phải bán đi con chó mà lại day dứt, ân hận như vậy. Quả là một phẩm chất đáng quý. Tôi thương lão lắm, chỉ muốn làm gì đó cho lão bớt khổ. Nhưng biết làm gì, cùng là nông dân, tôi chẳng biết làm gì ngoài cách an ủi lão và mong muốn sao cho lão bớt khổ.

      Câu chuyện bán chó của lão Hạc khiến tôi cảm động rơi nước mắt và in sâu vào tâm trí tôi. Một con người lương thiện, nhân hậu như vậy mà vẫn phải chịu khổ đau. Ước sao cho số phận của lão Hạc sẽ bớt đi những cay đắng và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn để không ai phải khổ như lão Hạc.

    Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

6 tháng 4 2021

Học trực tuyến là hình thức học trở nên vô cùng quen thuộc trong tình hình dịch bệnh Covid 19 căng thẳng. Nhà nhà, người người đều học trực tuyến song học trực tuyến lại thường không đem đến hiệu quả cao giống việc học trực tiếp trên lớp. Thực tế không ít học sinh học trực tuyến theo hình thức chống đối bằng việc tắt camera, bỏ đi khi lớp học vẫn diễn ra vì rất khó để thầy cô có thể kiểm soát được em nào học, em nào không. Việc làm bài tập, độ tập trung củ các bạn học sinh cũng khó để đảm bảo. Học trực tuyến có lợi ích không?  Chắc chắn là có vì nó giúp cho thầy và trò vẫn có thể duy trì việc học dù không thể đến trường. Nhưng để chất lượng của các tiết học trực tuyến tốt hơn thì cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường, thầy cô giáo và hơn hết là bản thân các em học sinh. Nhiều học sinh lấy lí do hỏng camera, hỏng mic, tìm mọi cách chống đối thầy cô giáo. Việc phụ huynh giám sát, thậm chí là kèm cặp con em mình là việc rất quan trọng. Đồng thời, các thầy, cô giáo cũng cần phải tập trung kiểm tra bài của học sinh dù rất khó để kiểm soát, rất áp lực cho thầy cô. Việc hoc trực tuyến thật sự không dễ dàng. Việc hoc đòi hỏi ở mỗi người trách nhiệm, thái độ để có thể hoàn thành mục tiêu giáo dục và tốt hơn mỗi ngày.