K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2016

mk k bít có đúng k nx

ahihi

Zalo Web

23 tháng 4 2018

Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn. Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?

Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như zậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

10 tháng 4 2018
Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn. Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?

Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như zậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

Chúc bạn học tốt!ok

16 tháng 12 2019

1. Viết kiến thức cần nhớ ra mặt sau máy tính bằng bút chì

Đây là một cách vô cùng truyền thống nhưng được nhiều người đánh giá là hiệu quả. Nhiều học sinh cho biết họ đã sử dụng phương pháp này và giáo viên phải nhìn rất kỹ mới có thể thấy được nội dung trên máy tính.

"Hãy nhớ để máy tính ở một góc mà chỉ bạn mới nhìn thấy. Và nếu máy tính của bạn có nắp, hãy đậy nắp lại những lúc không cần thiết. Tuy nhiên, nếu giáo viên mà biết thì cũng khó lòng mà thủ tiêu được", một học sinh nhận xét. 

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 1.

2. Viết trên móng tay

Cách này thì hơi khó, nhưng nhiều học sinh vẫn sử dụng để áp dụng trong trường hợp các công thức toán, lý hóa. Với phương pháp, các sĩ tử chắc chắn sẽ phải toét hết cả mắt mới nhìn ra được những gì mình viết.

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 2.

3. Giấu phao trong ruột bút

Được đánh giá là một phương pháp "bất hủ" trong làng chép phao, giấu phao trong bút cũng có nhiều biến thể phức tạp. Nhiều người còn chế tạo ra cách để có thể rút ruột phao ra ngoài dễ dàng rồi lại cuốn lại ngay ngắn.

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 3.

4. Sử dụng bút tia laser và mực tàng hình

Với bút laser và mực tàng hình, giám thị sẽ không bao giờ nhìn được những gì mà các sĩ tử viết trên bàn, trừ khi phải dùng bút laser chiếu vào thì mới hiện ra. Đây là cách thức cũng được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, giá của bút laser cũng không rẻ cho lắm.

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 4.

5. Máy tính có thẻ nhớ để giấu đáp án và các công thức

Đây là một điều mà hầu như trong bất cứ kỳ thi nào, giáo viên cũng nhắc nhở học sinh: chỉ được mang những loại máy tính theo quy định của phòng thi. Quy định này được đưa ra nhằm hạn chế việc thí sinh sử dụng những loại máy tính lạ, máy tính tự chế có chức năng hỗ trợ thẻ nhớ để ghi các công thức bên trong. 

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 5.

 6. Viết thông tin trên nhãn chai nước và dán ngược chiều 

Nhiều học sinh thường viết thông tin lên nhãn chai nước và dán ngược chiều, khi muốn quay cop phải nghiêng nghiêng chai mới có thể nhìn vào trong. Cách này cũng không hiệu quả lắm khi diện tích viết được chữ lên không nhiều, hơn nữa cũng dễ bị phát hiện nếu giáo viên đi qua và để ý chai nước khả nghi.

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 6.

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

4 tháng 10 2016

câu 2: nêu cảm nghĩ của em về thân phận của phụ nữ xưa qua bài bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

4 tháng 10 2016

Giống nhau:Đều nói về thân phận nghèo khổ đăng cay của phụ nữ

Khác nhau:

-Bánh trôi nước:người phụ nữ ngày xưa được ví như cái bánh  trôi nước.Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng.

-Những câu hát than thân:Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.

7 tháng 3 2018

 1. Giai thich y nghia cau tuc ngu : " La danh dum la rach "

 Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.

Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thồng đạo lý vô cùng tốt đẹp.Trong đó, lòng nhân ái luôn được đặt lênhàng đầu. Ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ : ” Lá lành đùm lá rách” nhằm khuyên bảo con cháu vềlòng thương người, lối sống vị tha.Thật vậy, câu tục ngữ là một chân lí lớn laovề truyền thoòng đoàn kết của đồng bào ta. Để có thể kế tụctruyền thống của ông cha, việc đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Vậy, thế nào là ” lálành”, “lá rách”? ” Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. Ý ở đấy muốn nói đến nhữngngười có cuộc sống đầy đủ, ấm no. ” Lá rách” là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, lành lặn, đã bịsâu nát. Ý chỉ những người có hoàn canh khó khăn, vất vả. “Lá lành đùm lá rách” có nghĩa là chúng taphải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh éo le , cuộc sống đau khổ, bệnh hoạn,… Vậy thì tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải “lá lành đùm lá rách”? Vì để có thể ssống mộtcuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hoà nhập với cộng đồng, cùng chia sẻ với mọi người . “Sôngcó khúc, người có lúc”, trong cuộc sống, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn về mọi mặt. Vì vậy, để muốnmọi người đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước đã. Ca dao Việt Nam có câu:” Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng xét về ý nghĩa thì chẳng khác gì “lá lành đùm lá rách”. Trong xã hội,mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, những mối quan hệ giữa người với người đãtạo ra sự ràng buộc, gắn bó, là cơ sở của sự gần gũi, cảm thông. Bạn bè đồng tuổi cùng chung trường,chung lớp. Hàng xóm láng giềng cùng chung đường đi, lối lại. Dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng….cùngsinh ra từ bọc trứng cảu mẹ Âu Cơ…Vì vậy không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người. Tìnhthương yêu, sự chai sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gẵn bó với nhau hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.Ngày này có rất nhiều hoạt động thể hiện tinh thần tương thần tương thân, tương ái. Trong năm nay, chiđội em đã thực hiện rất tích cực phong trào góp quần áo, sách vở ủg hộ nhân dân bị thiên tai: mua tămủng hộ người mù. Và gần đây nhất là phong trào ” Góp bút cùng bạn đến trường” do công ty Thiên Longphát động. Ở khắp các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học, các trường cao đẳng… những quy họcbổng đã được mở nhằm khích lệ học sinh nghèo vượt khó. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có nhữngquỹ từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đúng đắn hơn cả là chính sách của nhà nướcdành cho con thương binh, liệt sĩ, đồng bào vùng núi, vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế, xoá đói,giảm nghèo. ” Chúng ta là con một cha, nhà một nóc/ Thịt với xương, tim óc dính liền”. Thương yêu,giúp đỡ lẫn nhau trong lúc yên vui cũng như hoạn nạn, đó là đạo lí làm người, là truyền thống tốy đẹp củadân tộc Việt nam.Trong thời đại mới, dù đất nước co phát triển thế nào, con người có thay đổi ra sao thì câu tục ngữ vẫngiữ nguyên giá trị nhân sinh của nó. Nhiệm vụ của chúng ta là phải kế thừa và phát huy tinh thần tươngthần tương thân tương ái của dân tộc.

2. Mượn câu tục ngữ Thương người như thể thương thân người xưa muốn khuyên bảo chúng ta điều gì hãy nêu những biểu hiện ( hanh dong ) cua hoc sinh trong viec y nghia cau tuc ngu tren . 

Là lời khuyên về lòng nhân ái:

Thương người như thể thương thân.

Thương người: tình thường dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là : thương mình thế nào thì thương người thế ấy.

Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự quý trọng, thương yêu thật sự.

Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra. (đồng bào).

 3 . Các câu tục ngữ trên thuộc dòng văn học nào ? Viết theo chủ đề gì ?

9 tháng 3 2018

Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Lòng yêu thương, tinh thần nhân đạo đó càng ngời sáng trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Truyền thống ấy đã thấm nhuần vào máu thịt của con người và nố được đúc kết lại thành những bài học, những câu tục ngữ… mà ông cha ta thường nhắc nhở:

"Lá lành đùm lá rách”

Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mượn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo dục cho con người. Câu tục ngữ gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với những sự việc bình thường trong cuộc sống.

“Lá lành” là chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá. “Lá rách” là chiếc bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên không còn nguyên vẹn như lúc trước. Ta thử nhìn lên một thân cây với nhiều cành cây xanh um tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài, bao trùm che lấp một vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng, bánh ú được gói bằng nhiều lớp lá: Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong là những lớp lá nhỏ, xấu xí, không nguyên vẹn. Chính nhờ nhiều lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên ngoài nên nhìn vào ta không thấy được những chiếc lá xấu ở trong. Nhờ những chiếc lá tốt ấy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn.

Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn… Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rách không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn thì lẽ nào ta là con người mà không biết giúp đỡ, yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội, ai cũng muốn có cuộc sống sung sướng đầy đủ nhưng mấy ai được như ý muốn của mình, có người gặp những điều không may này nối tiếp những điều không may khác. Trước hoàn cảnh đó, cùng là anh em sống trong một đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ.

Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi được phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn. Đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một tình cảm thiêng liêng quý báu, là đạo lí làm người. Sống trên một lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, cùng một tổ tiên, một lịch sử, như vậy là anh em trong một nhà. Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu, sang hay hèn đều là con người, thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lí làm người.

Lời dạy trên là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng ta cần thực hiện tốt. Có được như thế thì mọi người sẽ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn khó khăn và xã hội sẽ tốt đẹp biết dường nào. Lời nhắc nhở của cha ông sẽ là phương châm cho hành động của mỗi chúng ta khi sống trong cõi đời này.


 

11 tháng 9 2019

Mình lấy ở địa phương khác nhé chứ mình không biết thanh mai ở đâu.

Tham khảo:

Miền Bắc


Bắc Cạn:


Bắc Cạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh.


Cao Bằng:


Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng


Bắc Giang:


Ai lên làng Quỷnh hái chè
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
Muốn ăn cơm trắng cá mè
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh
Muốn ăn cơm trắng cá rô
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!


Hà Nội:


1.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng


2.

Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà
Bườm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa...
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang


3. Chùa Hương

Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

4.

Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.


5. Đường phố Hà Nội

Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho


Bắc Ninh:

Chiều trên cánh đồng Bắc Ninh
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 9 2019

Duong Thanh Mai dai cat de di

Gieng Thanh Mai vua trong vua sach

7 tháng 3 2017
Số TT Tên bài Tác giả Đề tài nghị luận Luận điểm chính Phương pháp lập luận (Kiểu bài)
1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chứng minh
2 Sự giàu đẹp của tiếng Việt Đặng Thai Mai Sự giàu đẹp của tiếng Việt Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Chứng minh (kết hợp với giải thích)
3 Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Đức tính giản dị của Bác Hồ ở mọi phương diện, Bác Hồ đều giản dị. Sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Chứng minh (kết hợp với giải thích, bình luận)
4 ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng; văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại. Giải thích (kết hợp với bình luận)
7 tháng 3 2017
STT Tên văn bản Tác giả Đề tài nghị luận Nội dung chính Phương pháp lập luận
1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh Bàn luận về lòng yêu nước của nhân dân ta Khái quát lại tinh thầnyêu nước của nhân dân ta trong lịch sử và hiện tại

Chứng minh

2 Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Đức tính giản dị của Bác Hồ sự giản dị của Bác Hồ được thể hiện trên ba phương diện: đời sống, quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết Giải thích, chứng minh, bình luận
3 Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Bàn luận về công dụng và nguồn gốc cốt yếu của văn chương nêu ra nguồn gốc cốt yếu của văn chương và công dụng của văn chương Giải thích, chứng minh

Mik ko biết đúng hay sai nhưng mik chúc bn luôn học tốthihi

24 tháng 4 2018

Chắc là đúng :vv

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

23 tháng 11 2017

Quê tôi ở tỉnh Hà tây, nay thuộc thành phố Hà nội nhưng vẫn là một vùng đậm chất thuần nông với ao cá, vườn cây, ruộng vườn, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Đất rộng nên nhà nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả sai trĩu cành, đặc biệt là cây bưởi. Đó cũng chính là đặc sản cuả quê tôi mà trong dân gian thường có câu: cam Canh, bưởi Diễn.

Cây bưởi được ông em trồng ở trước cổng, em chứng kiến nó từ khi nó mới được trồng đến khi nó lớn lên và ra quả, khi được trồng nó mới chỉ bé đến đầu gối em, cây của nó nhỏ xíu, lá to, và mơn mởn… ngày nào ông em cũng tưới nước cho nó, nó lớn lên và xanh mướt, mỗi ngày em đều quan sát nó và em thấy nó lớn nhanh như thổi, ông em còn bón phân cho nó nữa, hình ảnh của cây bưởi luôn trong tâm trí của em, cây bưởi lớn và tươi non, mỗi khi cây bưởi có sâu là ông em lại chăm chút ngồi bắt sâu cho nó, cứ đà như vậy nó phát triển nhanh lắm, ông em còn thường xuyên tưới vôi vào để trị những con sâu to, khi nó lớn lên thân của nó to ra, có màu nâu, thân hình hơi xù xì, bởi màu nâu của thân cây nên tạo nên những cành to và cũng có màu nâu, lá của nó to, có mùi thơm, hoa của nó có màu trắng, những nụ hoa bưởi khi gặp những cơn gió là nó nở ra những vị thơm mát và tràn đầy sức sống, khi cây bưởi lớn lên nó bắt đầu đâm chồi nảy lộc.

Hình ảnh của cây bưởi luôn hiện lên trước cổng nhà em, những ngọn bưởi vươn lên và phát triển phấp phơ trong những làn gió, ông em thường tỉa cành cho nó, những ngọn của nó vươn lên hướng vào ánh nắng mặt trờ ông em tỉa đi để cho nó ra nhiều cành, mỗi cành lớn lên thì sẽ có rất nhiều quả, quả bưởi nhà em rất to, nó tròn và khi ra quả thì nó màu xanh khi chín nó có màu vàng, lõi của quả bưởi màu hồng, mỗi khi gọt bưởi mùi vị thơm dịu mát của nó lại hiện lên, nó làm cho không khí thoang thoảng hương thơm, những mùi vị đó tạo nên những cảm giác nhẹ nhàng và có hương vị dễ chịu, mỗi khi có mưa to là rễ của nó lại lộ ra, rễ của nó dài có màu xám, cả cây nhìn tổng quan thì rất lớn, quả sai sum xuê, cùng với rất nhiều nụ hoa sắp nở ra hoa, hình ảnh của cây bưởi đẹp và mang những nét đậm đà của quê hương, ngày tết thường thì sẽ thờ bằng chuối và bồng, nó có tác dụng rất lớn trong ẩm thực và trang trí.

Giờ tôi đã khôn lớn, đã bước chân vào trường cấp hai, được đi đến nhiều nơi nhưng kí ức quê hương vời mùi hương hoa bưởi vẫn luôn đánh thức tôi nhớ về tuổi thơ yêu dấu.

Quê tôi giờ đã đổi mới, không còn những vườn bưởi trắng hoa mỗi độ xuân về nữa, thay vào đó mọc lên nhiều nhà cao tầng, nhà máy san sát. Nhà nào cũng chỉ trồng vài gốc bưởi để làm cảnh. Nhưng cây bưởi vẫn mãi mãi là người bạn tuổi thơ của tôi, là một phần trong những kỉ niệm không bao giờ phôi pha...