K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2022

2A

3B

 

2.A. "Uy-lít-xơ trở về" (Trích sử thi Ô - đi-xê).

3.B. Trêu trọc người con gái đẹp

27 tháng 1 2019

Những khám phá riêng của hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm

- Nội dung:

    + Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước: đặt trong mối quan hệ với quá khứ, tương lai

    + Nguyễn Khoa Điềm đưa ra quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân

Nghệ thuật:

    + Đất nước (Nguyễn Đình Thi) hiện đại, có cảm hứng sử thi với giọng trầm hùng, sau lắng, hình ảnh đẹp…

    + Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): đậm màu dân gian với nhiều góc cạnh văn hóa: lịch sử, địa lý, phong tục, mang tính triết lý, suy tư

23 tháng 6 2019

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : Hình tượng đất nước trong hai bài thơ

2. Thân bài:

- Làm rõ đối tượng thứ nhất: Hình tượng đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

- Làm rõ đối tượng thứ hai: Hình tượng đất nước trong Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật

Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ:

   Nguyễn Đình Thi khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trở đi thì mùa thu vui – mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước.

   Khởi đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp mùa thu giúp cho Nguyễn Đình Thi có được những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mái hơn.

   Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng.

   Đất nước được nhìn qua chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước được xác định bởi những không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người.

   Hình tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó được đặt trong 2 mối liên hệ này.

   Về phương diện nghệ thuật: hình tượng đất nước trong 2 bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng.

   Vì đây là hình tượng đất nước được khắc họa trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình tượng cảm xúc, cho nên cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.

   Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau.

   Đấy là một đất nước vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều, với cái cảnh "bát cơm chan đầy .... còn giằng khỏi miệng ta". Tuy nhiên đất nước chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực.

Xing xích chúng bay .... ....Lòng dân ta yêu nước thương nhà

   Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về.

   Đấy là tiếng nói hình ảnh của đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

   Còn ở trong bài thơ đất nước của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời.

   Để viết nên bài thơ đất nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình.

   Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước.

   Đó là những đóng góp từ nhỏ nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm

   Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.

   Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.

   Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: "đất nước này là đất nước của người dân", mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, nó buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát.

   Điều này là rất dễ giải thích bởi vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có một cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hóa dân gian… để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ.

   Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học ...

- Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.

   Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường… Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.

- Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.

   Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.

   Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.

3. Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

4 tháng 10 2017

Trong đoạn trích hoạt động ở dạng nói: nhân vật với nhân vật, quá trình giao tiếp giữa tác giả với người đọc

+ Hoạt động giao tiếp giữa hai nhân vật có sự luân phiên vai, lượt lời, có ngữ điệu, cử chỉ…

+ Hoạt động giao tiếp nhà văn với bạn đọc là gián tiếp. Nhà văn tạo lập hoạt động giao tiếp gián tiếp thông qua văn bản, người đọc tiếp nhận, lĩnh hội văn bản, có những điều lĩnh hội nằm ngoài ý định của tác giả.

Cảm nhận của anh chị về nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài qua đoạn trích sau:…Một loạt người vừa hút xong, Pa Tra ngồi dậy, vuốt ngược cái đầu trọc dài, kéo đuôi tóc ra đằng trước, cất gọng lè nhè gọi: - Thằng A Phủ ra đây. A Phủ ra quỳ giữa nhà. Lập tức, bọn trai làng xô đến, trước nhất, chắp tay lạy lia lịa lên thống lý rồi quay lại đánh A Phủ. A Phủ quỳ chịu...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh chị về nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài qua đoạn trích sau:

Một loạt người vừa hút xong, Pa Tra ngồi dậy, vuốt ngược cái đầu trọc dài, kéo đuôi tóc ra đằng trước, cất gọng lè nhè gọi: - Thằng A Phủ ra đây. A Phủ ra quỳ giữa nhà. Lập tức, bọn trai làng xô đến, trước nhất, chắp tay lạy lia lịa lên thống lý rồi quay lại đánh A Phủ. A Phủ quỳ chịu đòn, chỉ im như cái tượng đá...

Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Người đánh, kể, chửi , lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ... Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút.

[…] Sáng hôm sau, đám kiện đã xong. Mấy người chẳng biết từ bao giờ, ngủ ngáy ngay bên khay đèn. Bọn xéo phải đang bắc cái chảo đồng và xách ấm nước ra nấu thêm lạng thuốc để hút ban ngày cho các quan làng thật tình, các quan làng còn một tiệc ăn cỗ nữa. Thống lý mở tráp, lấy ra một trăm đồng bạc hoa xoè bày lên mặt tráp, rồi nói: - Thằng A Phủ kia, mày đành người thì làng xử mày phải nộp vạ cho người phải mày đánh là hai mươi đồng, nộp cho thống quán năm đông, mỗi xéo phải hai đồng, mỗi người đi gọi các quan làng về hầu kiện năm hào. Mày phải mất tiền mời các quan hút thuốc từ hôm qua tới nay. Lại mất con lợn hai mươi cân, chốc nữa mổ để các quan làng ăn vạ mày. A Phủ, mày đánh con quan làng, đáng lẽ làng xử mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ. Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng. Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền trả thì tao cho mày về, chưa có tiền trả thì tao bắt mày làm con trâu cho nhà tao. Ðời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi. A Phủ! Lại đây nhận tiền quan cho vay.A Phủ lê hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù. A Phủ cúi sờ lên đồng bạc trên tráp, trong khi Pá Tra đốt hương, lầm rầm khấn gọi mà về nhận mặt người vay nợ. Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng chỉ nhặt làm phép lên như thế rồi lại để ngay xuống mặt tráp. Rồi Pá Tra lại trút cả bạc vào trong tráp.

0
18 tháng 8 2017

Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh

   + Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên

   + Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước

   + Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân

   + Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả

   + Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”

- Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:

   + Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.

   + Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe

4 tháng 9 2020

Bài làm

Con thiêu thân : danh từ,chỉ một loài động vật nhỏ bé bay vào các đèn dầu ngày xưa.Nhưng trong câu thì người chiến sĩ áo trắng lại biến thành một người anh hùng lao thân vào nguy hiểm .Mặc cho sự nguy hiểm luôn rình rập mạng sống,mặc cho sức khỏe bị giảm sút.Những người anh hùng ấy chỉ nghĩ cho người khác mà không nghĩ đến bản thân,quên thân lao vào nguy hiểm.

Giai nhân:danh từ,chỉ những cô gái đẹp hoặc trai có tài.Trong câu trên thì những người anh hùng áo trắng ấy,thật đẹp đẽ ,thật cao cả.Họ tài năng,đẹp đẽ như những giai nhân xưa vậy.

Như thiêu như đốt: đây có thể hiểu là họ luôn nóng lòng,luôn mong chờ có thể chữa thêm cho nhiều người hơn.Họ không còn phải xa gia đình mà được khỏe mạnh bên nhau

Đoạn trích nói về những bác sĩ đang ngày ngày cố gắng để chống lại bệnh dịch.Còn bài nào thì em chịu

6 tháng 9 2020

@MiNe 

Sai nhé!

12 tháng 11 2017

- Đề 1: nghị luận xã hội. Đề 2 nghị luận văn học

- Xô-crat đưa ra những luận điểm: có chắc chắn về điều mình nói không? Những điều anh nói có tốt đẹp không? Những điều anh nói có thật sự cần thiết cho tôi?

Bài học: khi nói bất cứ điều gì cần có tính xác thực, cần mang những điều tốt đẹp tới người khác thay vì bôi xấu, đặt điều cho những người không có mặt. Nên nói những điều cần thiết với người nghe

Đối với đề số 2: cần nêu bật được giá trị nội dung và nghệ thuật, của tác phẩm.

12 tháng 10 2017

Tác giả cảm nhận về đất nước trên những phương diện:

Cảm nhận của tác giả đa dạng, phong phú từ nhiều bình diện

- Chiều dài lịch sử (quá khứ- hiện tại- tương lai):

   + Từ huyền thoại Long Quân, Âu Cơ

   + Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị, bình tâm nhưng lại làm nên đất nước

   + Họ là những người bảo vệ đất nước

   + Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và vật chất của đất nước

- Chiều rộng của không gian - địa lí

   + Đất nước không chỉ bó hẹp gia đình mà trải dài theo chiều dài đất nước

   + Đất nước là nguồn cội, không gian gần gũi, gắn bó với đời sống mỗi người

   + Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ

   + Là nơi sinh tồn bao thế hệ

- Bề dày truyền thống- phong tục, văn hóa, tâm hồn

   + Giữ phong tục, ăn trầu (nét đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắc của người Việt)

   + Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm

   + Đất nước gắn với truyền thống đạo lí

-> Các phương diện thống nhất, bổ sung lẫn nhau