K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2021

o.nhìn.rõ

 

21 tháng 12 2021

Bài thơ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó ċó thể vượt qua. Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

 

 Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

   Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho кнôиg gιαи vỗn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ ¾ ngắt ở từ trong sau đó ℓà nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 

Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương…. Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.

Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền….Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. Chính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi…. Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. Qua đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.

Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

Đế một đóa

 

21 tháng 12 2021

đề 2

Rằm tháng giêng” của Bác Hồ được biết đến chính là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Hoàn cảnh để Bác viết bài thơ này chính là trong chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Thế rồi chính trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” dường như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước và còn thấy được tấm lòng luôn luôn canh cánh vì nước vì dân.

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Ngay từ phần đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Hình ảnh ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ ngữ được Bác sử dụng rất đắt, với từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Rồi hình ảnh ánh trăng trong thơ Bác cũng giống như một người bạn tri âm, tri kỷ. Thế rồi ngay cả đến khi trong đêm Rằm thì vẫn cứ luôn luôn dõi theo và bầu bạn với Bác.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

 

Chỉ với câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp biết bao nhiêu. Sử dụng hai từ “xuân” lặp lại dường như đã nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp như ngập tràn đầy sắc xuân cũng như sức sống nữa. Rồi hình ảnh sông, nước, ánh trăng,…cũng thật nên thơ.

Tiếp đến là câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Không khó để cảm nhận được chỉ với hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác Hồ tinh tế miêu tả thật sự quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Trái ngược hoàn toàn với điều đó là khi Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh vô cùng đặc thù, cứ luôn luôn chơi vơi giữa dòng nước. Nguyên do mà họp trong buổi họp này có địa điểm họp như vậy để tráng sự truy lùng của quân địch. Thế rồi cũng chính ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như đang giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc nơi đây. Khi được đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Bác Hồ dường như luôn luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Khi mà công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Chính với điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng – Hồ Chí Minh

Hình ảnh con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về chính thắng lợi của cách mạng. Thực sự hình ảnh con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Đọc câu thơ này dường như cũng đã thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng, luôn luôn tin tưởng vào cách mạng.

Tóm lại bài thơ “Rằm tháng Giêng” được xem là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Thi phẩm này cũng vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng đã nói lên được tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt như thế.


 



 

 

8 tháng 11 2021

mik nghĩ là:

Cho em gặt hái mỗi ngày.

15 tháng 4 2020

Văn là món ăn tinh thần cho con người. Nó là một loại hình nghệ thuật đặc sắc không thể thiếu. Từ xa xưa, khi cn người còn chưa có chữ viết nhưng họ cũng đã biết sáng tác những câu ca dao để lưu truyền đến tận bây giờ. Văn thơ phong phú cũng như từ ngữ của người Việt. Tâm hồn cn người ta đk nuôi dưỡng bởi văn thơ, âm nhạc. Đứa trẻ nào ngày bé cx đk mẹ hát những câu hát ru đưa vào giấc ngủ. Vậy đó, những lời ru ấy có tác giả kh? Không hề, nó đk xuất phát từ những câu ca dao và tấm lòng người mẹ. Đến khi biết nói, biết cười,chúng ta cx bập bẹ những bài vè hay những bài ca dao ngắn do bà, do mẹ dạy. Khi đi học, ta lại đk bt rõ hơn về văn, thơ. Chúng ta biết làm những bài tập làm văn. Chúng ta đk thầy cô dạy dỗ, chỉ bảo để vt thế nào cho hay, cho đúng. Văn đâu đơn thuần chỉ là đk tạo nên bởi những cn chữ. Chúng đáng đk nâng niu và trân trọng hơn nhiều

28 tháng 12 2020

CHỊU!!!!!!!!!!!! THẾ NÀY AI MÀ BIẾT ĐƯỢC?!?!??!?!?!?!??!?

28 tháng 12 2020

Bức ảnh cho ta thấy một người vượt qua rất nhiều chiếc thang để leo đến bưc tường. Điều đó cho ta thấy rằng "Con nguoi phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn gian khổ thì mới thành công đc"

Mks đoán thế đấy, chẳng bt đúng hay sai đâu  😄😄😄

8 tháng 2 2022

Chữ vậy là đẹp rồi em, lần sau chụp dọc nữa là được nhé :>

Nội dung: Nói về tinh hoa của cổ nhân mà Chủ tịch HCM đã tiếp thu được, cách người truyền lại tinh hoa đó và lời khuyên của tác giả đến mọi người. 

8 tháng 2 2022

Phần nd ạ

12 tháng 1 2022

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta(1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân toocjanh hùng(3).

1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?

- văn bản: tinh thần yo nước của nhân dân ta
- tác giả:Hồ Chí Minh
- hoàn cảnh: đc trích trong báo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam( tên gọi từ năm 1951 đêna năm 1976 của Đảng cộng sản Việt Nam hiển nay) tên bài do người soạn sách đặt

2.Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?

phương thức biểu đạt chính : nghị luận
-luận điểm

+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
+Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
+Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

 

3.Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu(2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó

- biện pháp tu từ: liệt kê( Bà Trưng, bà triệu, lê lợi, trần hưng đạo, quang trung...)
- tác dụng: diễn tả đầy đủ và sau sắc về " những trang sử vẻ vang"

4.Nội dung của đoạn văn trên

- nội dung: phải luôn ghi nhớ" công lao của các vị anh hùng dân tộc", vì họ đã dũng cảm đấu tranh giữ nước, thệ hiện 1 tinh thần yêu nước nồng hậu

12 tháng 1 2022

1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

Tác giả: Hồ Chí Minh

2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: Nghị luận

Câu nêu luận điểm của đoạn: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình yêu nước của nhân dân ta.

3. Biện phaáp nghệ thuật được sử dụng trong câu 2: Liệt kê

4. Nội dung của đoạn văn trên: Chúng ta phải biết tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta.