Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó ċó thể vượt qua. Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.
Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho кнôиg gιαи vỗn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ ¾ ngắt ở từ trong sau đó ℓà nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương…. Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền….Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. Chính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi…. Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. Qua đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."
Đế một đóa
đề 2
Rằm tháng giêng” của Bác Hồ được biết đến chính là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Hoàn cảnh để Bác viết bài thơ này chính là trong chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Thế rồi chính trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” dường như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước và còn thấy được tấm lòng luôn luôn canh cánh vì nước vì dân.
Nguyên tác bằng chữ Hán:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền
Bản dịch:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Ngay từ phần đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi.
Hình ảnh ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ ngữ được Bác sử dụng rất đắt, với từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Rồi hình ảnh ánh trăng trong thơ Bác cũng giống như một người bạn tri âm, tri kỷ. Thế rồi ngay cả đến khi trong đêm Rằm thì vẫn cứ luôn luôn dõi theo và bầu bạn với Bác.
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Chỉ với câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp biết bao nhiêu. Sử dụng hai từ “xuân” lặp lại dường như đã nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp như ngập tràn đầy sắc xuân cũng như sức sống nữa. Rồi hình ảnh sông, nước, ánh trăng,…cũng thật nên thơ.
Tiếp đến là câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:
Giữa dòng bàn bạc việc quân.
Không khó để cảm nhận được chỉ với hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác Hồ tinh tế miêu tả thật sự quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Trái ngược hoàn toàn với điều đó là khi Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh vô cùng đặc thù, cứ luôn luôn chơi vơi giữa dòng nước. Nguyên do mà họp trong buổi họp này có địa điểm họp như vậy để tráng sự truy lùng của quân địch. Thế rồi cũng chính ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như đang giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc nơi đây. Khi được đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Bác Hồ dường như luôn luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Khi mà công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Chính với điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng – Hồ Chí Minh
Hình ảnh con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về chính thắng lợi của cách mạng. Thực sự hình ảnh con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Đọc câu thơ này dường như cũng đã thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng, luôn luôn tin tưởng vào cách mạng.
Tóm lại bài thơ “Rằm tháng Giêng” được xem là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Thi phẩm này cũng vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng đã nói lên được tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt như thế.
Tham Khảo:
Bài cảnh khuya
Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu Việt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngưỡng mộ. Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhặt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa – hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn.
Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người.Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh!
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà . Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác “chưa ngủ” vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ, ở đó đã có sự kết hợp hài hoà giữa tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ, màu sắc cố điển hoà hợp với màu sắc hiện đại. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ với cảm hứng thiên nhiên chan hoà, với cảm hứng yêu nước. Do vậy, đọc thơ Người chúng ta càng thêm kính yêu và tự hào về Bác- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Bài Rằm tháng giêng
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh tụ vĩ đại, một người cha già đầy lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam. Với tâm hồn đầy nhạy cảm, cùng tài năng nghệ thuật độc đáo, Người con là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Hồ Chí Minh đã có rất nhiều những sáng tác có giá trị cao cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ. Nếu theo dõi toàn bộ sự nghiệp văn chương của người, ta có thể thấy ánh trăng xuất hiện khá nhiều trong các trang thơ của Bác. Hay nói cách khác, hình ảnh ánh trăng gợi cho Bác nhiều nguồn cảm hứng nghệ thuật và để lại dấu tích trong các áng thơ văn của Người với nhiều sắc thái, chiều kích khác nhau, để thể hiện những nguồn cảm hứng, tư tưởng riêng của Người. Và bài thơ Rằm tháng giêng là một bài thơ như thế. Rằm tháng giêng là bài thơ lấy cảm hứng thì ánh trăng rằm, qua bài thơ Người khắc hoạ thành công bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ dưới ánh trăng đêm, đồng thời qua đó lồng ghép những xúc cảm thẩm mĩ của mình một cách khéo léo. Điều đặc biệt, dưới ánh trăng Rằm ấy, hình ảnh của Hồ Chí Minh hiện lên không chỉ với tư cách của một người thi sĩ yêu đời, dạt dào cảm xúc, mà còn hiện lên với tư cách của một người chiến sĩ cách mạng nhiệt huyết, trung thành hết mực với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, của đất nước: Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã mở ra một không gian tuyệt mĩ, khoảnh khắc tươi đẹp của một đêm rằm mùa xuân. Không gian như được trải dài ra bát ngát, mênh mông theo không gian rộng lớn của đất trời “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”. Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm, mùa của trăm hoa, vạn vật đua nở, không chỉ khoảnh khắc ban ngày mới gợi lên những nguồn cảm hứng dạt dào. Mà ngay cả khoảnh khắc ban đêm, khi ánh trăng bao trùm lấy không gian thì cảnh sắc của đất trời lại hiện lên mới một hình dáng độc đáo, tươi đẹp hoàn toàn mới lạ. Và với con mắt đầy tinh tế, sự cảm nhận đầy nhạy cảm, Hồ Chí Minh đã thu trọn không gian này vào tầm mắt của mình. “Rằm” là khoảng thời gian trăng tròn nhất, sáng nhất trong một tháng. Ở đây hình ảnh ánh trăng mùa xuân hiện lên đầy sức gợi cảm, bởi nó gợi ra cho người đọc không chỉ có những liên tưởng về mặt thị giác mà còn kích thích cảm giác, đó chính là cảm giác muốn được chiêm ngưỡng, muốn được thưởng ngoạn. “Lồng lộng” gợi ra diện không gian rộng lớn mà ánh trăng bao phủ, đồng thời cũng gợi ra cái thăng hoa về cảm xúc của người thi nhân. Dưới ánh trăng Rằm sáng vằng vặng của đêm xuân, từng tia sáng chiếu xuống mặt đất đều tạo ra một sự rung động, giao hoà với mọi vật. Vì vậy từ lồng lộng ta còn hiểu như một sự tác động mạnh mẽ, làm cho hoạt động “soi” thêm sinh động, gợi cảm. “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”, nếu như ở câu thơ đầu có sự giao hoà giữa ánh sáng và bầu trời thì đến câu thơ này, sự giao hoà ấy được mở rộng, nhân rộng hơn. Dòng sông mùa xuân vốn trong xanh, tươi đẹp, nhưng dưới sự phản chiếu của ánh sáng trăng Rằm thì cái vẻ đẹp vốn có ấy được đẩy lên mức tuyệt mĩ. Dưới ngòi bút miêu tả của Hồ Chí Minh, dường như dòng nước với ánh trăng đã hoà quyện làm một, chúng giao thoa với nhau hài hoà, tinh tế. Do đó mà dòng sông xuân vốn tươi đẹp nay lại hoà thêm sắc trời xuân thì càng rực rỡ, độc đáo hơn. Đặc biệt, mối quan hệ của dòng sông và bầu trời là mối quan hệ hai chiều. Không chỉ ánh trăng làm cho mặt nước thêm đẹp mà chính mặt nước cũng tôn lên vẻ đẹp của ngày xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền Qua hai câu thơ này, ta có thể hiểu được vì sao Hồ Chí Minh lại có thể quan sát và cảm nhận tinh tế đến vậy vẻ đẹp của đêm trăng Rằm, bởi vị trí thưởng ngoạn của bác là ở giữa dòng, vị trí chính giữa của dòng sông, nơi có điều kiện quan sát toàn vẹn cảnh vật trên bầu trời cũng như dưới dòng sông xanh thẳm. Nhưng Bác ngồi thuyền trên sông không đơn thuần chỉ là ngắm cảnh mà “bàn việc quân”. Với địa vị là một người lãnh đạo, một vị lãnh tụ của phong trào cách mạng ta có thể hiểu địa điểm bàn bạc đặc biệt này. Vì là việc Cách mạng, việc của dân của nước nên không thể có bất kể sự sơ sót nào, bàn bạc trên sông là đảm bảo tính bí mật, thể hiện tính hệ trọng của việc nước. Trong không gian hội họp thường có không khí căng thẳng, trang nghiêm, nhưng dưới ngòi bút của Bác thì dường như không gian hội họp ấy dường như có chút lãng mạn, thi vị đầy chất thơ. Khi việc quân đã bàn bạc xong,con thuyền đưa những người chiến sĩ trở về thì cũng là lúc ánh trăng soi rọi làm sáng cả con thuyền “trăng ngân đầy thuyền”. Câu thơ thể hiện được sự giao hoà giữa lòng người và vũ trụ, như một sự đồng cảm, cổ vũ của thiên nhiên với con người, mang niềm tin vào vận nước nhất định sẽ thành công, sẽ thắng lợi. Rằm tháng giêng là một bài thơ hay và giàu sức biểu hiện. Qua đó Hồ Chí Minh không chỉ khắc hoạ được không gian hùng vĩ, tươi đẹp của cảnh sắc trong đêm rằm mùa xuân mà còn làm nổi bật lên hình ảnh của một người thi nhân tinh tế, một người chiến sĩ cách mạng một lòng vì dân,vì nước. Cùng với đó là nguồn cảm hứng lãng mạn đầy độc đáo, điều mà ta chưa từng thấy trong những áng văn viết về chính sự, vận nước trước đây.
Tình yêu quê hương trong hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.
Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.
- Cảm nhận về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá...
- Trình bày cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh của Lý Bạch .
- Hóa thân làm Cò mẹ (Dựa theo bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm).
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.
Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:
Cúi đầu nhớ cố hương
Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.
Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi
Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với
Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.
Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.
Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.
Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cùng vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăng như là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng tỏa sáng khắp nơi, một thứ ánh sáng lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhớ quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiết tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Đọc hai câu thơ này, cảm giác đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian lúc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:Cúi đầu nhớ cố hương
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiết về chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lại là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhìn khá độc đáo về thiên nhiên, từ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.
Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước chân thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêu quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.
1.Bác Hồ-vị cha già kính yêu trong lòng nhân dân Việt Nam và Người còn là tấm gương cho tất cả chúng ta. Không những vậy Bác còn là người chiến sĩ, nhà văn, nhà thơ. Đặc sắc nhất là thể loại Bác viết về trăng với nét đẹp độc đáo dạt dào tình cảm, ánh sáng, âm thanh... của tâm hồn thi sĩ.1 trong những bài đó là "Cảnh Khuya".
Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái.
Mở đầu bài thơ là âm thanh vang vọng núi rừng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tiếng suối hay tiếng người? Có lẽ là cả hai âm thanh này đã hòa quyện vào nhau chăng? Thật khó để có thể phân biệt được. Trường liên tưởng và sự so sánh của Bác thật đặc biệt mà cũng thật đúng, tạo nên hình ảnh thơ sinh động, làm sống động cả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Đây có thể coi là một bước tiến, đánh dấu sự chuyển mình của thơ ca hiện đại. Bác đã so sánh tiếng suối với tiếng hát một cách tinh tế, gợi cảm, hình ảnh so sánh này khiến cho âm thanh của tiếng suối xa càng trở nên gần gũi, thân mật với con người hơn.
Câu thứ hai tả trăng ngàn:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hai vế tiểu đối gợi lên cảnh đẹp hài hòa của cảnh vật thiên nhiên. Trăng được nhân hóa, rất thơ mộng “lồng” vào cổ thụ, bóng cổ thụ lại “lồng” vào hoa. Cảnh thiên nhiên trở nên hữu tình, huyền ảo. Chữ “lồng” được láy hai lần, chất thơ trữ tình mang hồn người, quyến rũ. Ánh trăng trải khắp núi rừng, dát vàng xuống rừng cây, “lồng” và trùm lên cổ thụ. Cảnh rừng có tầng cao, tầng thấp, có mảnh sáng, mảnh mờ. Nét vẽ tinh tế, gam màu nhẹ và tươi mát, sự phối sắc tài tình, mĩ cảm, hấp dẫn. Hai câu thơ Bác đầy âm thanh, nhạc điệu, trong thơ vừa có nhạc vừa có họa, rất thi vị, gợi cảm. Bác đã dành cho thiên nhiên, cây rừng trăm ngàn những tình cảm thiết tha nồng hậu. Hai câu thơ 3, 4 trong bài thơ tứ tuyệt được thi pháp cổ gọi là hai câu “chuyển” và “hợp”.
Hai chữ “chưa ngủ” nằm ở cuối câu, chuyển lên vị trí đầu câu, đó gọi là nghệ thuật liên hoàn làm cho thơ liền mạch, ý thơ phát triển mở rộng:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cho chúng ta hiểu rõ thêm được tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác nhưng cũng chính thiên nhiên lại khiến cho tâm hồn ấy trằn trọc chẳng thể nào ngủ nổi vì thiên nhiên mà nỗi lo cho đất nước càng dâng cao khiến cho vị lãnh tụ không thể nào chợp mắt.
Giữa vầng trăng sáng vằng vặc giữa cảnh khuya trong trẻo có một người đang thao thức không yên .Người hòa mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa, bớt đi sự vất vả mà hàng giờ hàng phút Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hòa giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.
Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thỏa sức ngắm trăng.
Bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hòa cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
Bài thơ được làm theo thể thơ tứ tuyệt Đường thi, bốn câu, mỗi câu bảy tiếng mang thanh điệu, vần điệu, bố cục tương tự những bài tứ tuyệt Đường thi và thơ ca trung đại Việt Nam mà chúng ta từng biết. Điều thú vị là tác giả - Hồ Chí Minh - đã sáng tạo khi ngắt nhịp ở câu 1 và câu 4. Trong các câu thơ làm theo luật thơ Đường, các nhà thơ thường ngắt nhịp 4/3. Cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước.
2.Mở bài(dựa vào câu 1)
Trong niềm hân hoan chiến thắng sau chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, Hồ Chủ tịch đã viết nên bài thơ Nguyên tiêu, hay còn gọi là Rằm tháng giêng. Bài thơ thể hiện không khí tươi vui chiến thắng cùng niềm hạnh phúc khi sắc xuân đang ngập tràn trên đất nước ta. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tâm trạng phấn khởi của Người cũng như tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết khi mùa xuân đang tới.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Bức tranh đêm trăng đẹp được bác vẽ ra thật đẹp, lúc ấy đã về khuya, trời đã bắt đầu có những cơn gió nhẹ. Mặt trăng tròn, tỏa ánh sáng khắp nơi khiến nhân gian dòng sông trăng lấp lánh. Trăng soi màu trời, trăng soi tiếng hát, trăng soi cả những con người đang ngồi ngắm ánh trăng giữa đêm khuya với tâm trạng đầy những tâm sự. Bác sử dụng từ láy “lồng lộng” để nói về sắc thái ánh trăng đêm nay. Ánh trăng tỏa sáng như đang ấp ôm, xoa dịu những tâm hồn lo lắng nhạy cảm trước những quyết sách lớn đối với vận mệnh của đất nước.
Ánh trăng ngày xuân làm vạn vật cũng trở nên xuân. Sắc xuân từ ánh trăng chan hòa vào cảnh vật, vào thiên nhiên, vào cuộc sống:
“Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Các hình ảnh “sông xuân”, “nước xuân” và “trời xuân”. Các hình ảnh trên của mùa xuân như đang soi chiếu vào lẫn nhau, tôn lên nhau làm rạng rỡ thêm cho vẻ đẹp mùa xuân. Điệp từ “xuân” lặp lại ba lần như khẳng định cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong đêm rằm. Không gian ấy được mở ra theo chiều cao, chiều sâu và cả chiều rộng khiên bức tranh đêm nguyên tiêu không chỉ bó hẹp mà lại mở ra đến vô cùng vô tận.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Trên một chiếc thuyền thu nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ), Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thốn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang tỏa sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như trở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền trở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.
Thông qua bài thơ ngắn với chỉ 4 câu thơ, ta cảm nhận vẻ đẹp tuyệt diệu của vầng trăng vào Ngày rằm tháng giêng - ngày chiến thắng lịch sử của dân tộc. Bác Hồ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng mà còn gửi gắm vào đó niềm vui, cảm xúc của mình trong ngày vui trọng đại này. Ta thấy thêm kính yêu và trân trọng vị lãnh tụ của dân tộc!
Bạn tham khảo:
Bác Hồ vị lãnh tụ dân tộc con người giản dị và tài giỏi, bên cạnh đó Bác cũng là một thi sĩ với hồn thơ tài hoa. Bác để lại nhiều bài thơ giá trị cho nền thi ca nước nhà. “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm có giá trị và được nhiều người biết đến. Sau chiến dịch Việt Bắc 1947 quân ta dành ưu thế trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện như tiếp thêm tinh thần cho quân và dân ta, đồng thời thể hiện được tấm lòng của con người cách mạng vì nước vì dân của Bác Hồ.
Bản dịch:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Câu đầu tiên đó là ánh trăng đêm chiếu tỏa bao la trong đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng được dùng rất nhiều trong các bài thơ Bác, nếu để ý các bài thơ của Bác ánh trăng xuất hiện như người bạn tri kỷ.
Câu thơ tiếp:
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Từ “xuân” lặp lại tạo ra không gian tràn đầy sắc xuân. Sông, nước, ánh trăng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp làm cho không gian ngày xuân thêm rực rỡ.
Giữa dòng bàn bạc việc quân.
Sau khi Bác miêu cảnh thiên nhiên tựa như người thi sĩ ngắm trăng. Tuy nhiên 2 câu thơ sau cho thấy nỗi lòng của Bác, lo lắng cho tương lai cách mạng, Bác bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Bác như giao hòa với thiên nhiên tuyệt sắc. Người luôn hết lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn không quên thưởng thức thiên nhiên, thể hiện sự lạc quan của người cách mạng trong hoàn cảnh chiến tranh.
Câu thơ cuối:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Con thuyền là ẩn dụ về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền chứa đầy ánh trăng báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn xa nữa. Câu thơ thể hiện được sự lạc quan, niềm tin về ngày chiến thắng của cách mạng.
Bài thơ Rằm tháng Giêng là một bài thơ hay của Bác, bài thơ miêu tả không gian thiên nhiên tuyệt đẹp trong mùa xuân. Bác và chiến sĩ bàn bạc việc quân ngay trên thuyền. Đồng thời thể hiện sự lạc quan vào tương lai của cách mạng.
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”
Chất “thép” và chất “tình” là hai yếu tố song song và hòa quyện trong hầu hết mọi sáng tác của Bác. Bên cạnh đó, “trăm ý đẹp” kia được toát lên từ tiếng lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu sắc. Nếu cần chọn một bài thơ tiêu biểu cho những đặc điểm này, bài “Rằm tháng Giêng” chắc hẳn rất xứng đáng! Bài thơ “Rằm tháng Giêng” hay “Nguyên tiêu” đã lấy chuyện trăng rằm để tế nhị thể hiện tâm hồn và tư tưởng của Hồ Chí Minh:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm Tháng Giêng
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị tài ba, nhà lãnh đạo cách mạng lỗi lạc, chủ tịch nước vĩ đại mà còn là nhà văn, nhà thơ tài năng của văn học Việt Nam. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh gắn liền với chặng đường hoạt động cách mạng. Do đó, bài thơ “Rằm tháng riêng” ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp cam go, khi đó Bác cùng các cán bộ đầu não thường xuyên họp bàn chuyện quốc gia vùng căn cứ địa Việt Bắc. Bài thơ đã lấy bối cảnh không gian đó làm nền tảng.
Bài thơ nhắc tới mốc thời gian “Rằm tháng Giêng”. Theo âm lịch đây là ngày 15 tháng 1, ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, hay còn gọi là tết Nguyên tiêu. Trăng vào ngày này không chỉ tròn sáng rõ mà còn làm sáng đẹp không gian thiên nhiên mùa xuân rực rỡ. Có lẽ chính cảnh tượng ấy đã gợi cảm hứng trữ tình cho tác giả. Bài thơ thể hiện rõ bức tranh thiên nhiên đêm trăng rằm ở rừng núi Việt Bắc đẹp kì vĩ và thơ mộng, đồng thời qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của nhà thơ.
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên”
(“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”)
Trước hết, Hồ Chí Minh đã khắc họa bức tranh thiên nhiên trời – trăng – sông nước thật kì vĩ và thơ mộng. Bức tranh có hai điểm nhấn rõ ràng là “kim dạ” và “xuân”. Tác giả đã đẩy tính từ “kim dạ” lên đầu câu thơ trước cả mốc thời gian “nguyên tiêu” và chủ thể “nguyệt” để nhấn mạnh vào không gian và hình ảnh. Ánh trăng sáng bàng bạc choáng lấy mọi thứ, soi sáng cho hàng loạt các hình ảnh sau đó. Tiếp theo, cả một trời xuân hiện ra liên tiếp thông qua điệp ngữ “xuân” và ngắt nhịp 2/2/2 của câu thơ dưới. Những hình ảnh “giang”, “thủy”, “thiên” lần lượt xuất hiện, mỗi một lần xuất hiện lại mở thêm chiều rộng, sâu và cao của không gian.
“Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”
(“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”)
Hai câu thơ sau của bài thơ thể hiện hình ảnh con người. Nhân vật trữ tình hay là chính tác giả đang trong hành động “đàm quân sự” trên một con thuyền nhỏ lênh đênh trên mặt hồ. Từ “mãn” trong câu thơ dưới cũng rất đáng chú ý. Từ “mãn” vừa khắc họa cảnh thực là trăng chiếu xuống như đầy ánh sáng trong khoang thuyền vừa gợi liên tưởng đến sự thỏa mãn ánh trăng trong lòng con người. Giữa cảnh “yên ba thâm xứ” bốn bề là nước và khói sóng cùng với ánh trăng sáng bàng nhàng phủ đầy không gian thật tuyệt! Tiếc rằng con người còn đang bận quá, con người còn lo việc nước nhà, không thể nào thảnh thơi mà thưởng thức cảnh đẹp. Đây chính là chất “thép” và chất “tình” mà ta đã nhắc đến lúc đầu chăng?
Tóm lại, bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh tuy viết ở thể thất ngôn tứ tuyệt nhưng lại có rất nhiều sự phá cách trong gieo vần, ngắt nhịp và ngôn từ. Qua đó, người đọc thấy được tài năng thi phú bên cạnh tình yêu thiên nhiên, tấm lòng vì dân vì nước của tác giả.
Bài làm
Bác Hồ là một lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng là một thi nhân toàn tài của dân tộc. Trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác sống ở chiến khu Việt Bắc. Dù bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể làm ra nhiều bài thơ, trong đó có tuyệt tác về cảnh trăng xuân "Nguyên tiêu". Bài thơ Nguyên tiêu là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy dược một cảnh trăng xuân đẹp diệu kì và giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Hai câu thơ đầu là một bức tranh xuân của trời đất, của rừng núi ở chiến khu Việt Bắc.
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên."
Vào đêm Tết Nguyên tiêu, ánh trăng sáng nhất, tròn và đầy đặn nhất. Trăng tròn vành vạnh sáng tỏ một vùng trời bao la. Ánh trăng rọi sắc sáng xuống mặt sông trải dài vô tận. Ánh trăng xuân, trời xuân, sông xuân, nước xuân hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh bồng lai thiên cảnh. " Như thể cả vũ trụ này mọi thứ đều đẹp, mọi thứ đều xuân." Một không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân.
Bác đã miêu tả một cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Với nghệ thuật điêp ngữ "xuân", bức tranh trở nên hữu tình và thơ mộng, tràn đầy sức sống. Có thể thấy Bác rất yêu chuộng thiên nhiên, đặc biệt là ánh trăng. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ để giải tỏa nỗi ưu phiền, làm quên đi sự vất vã và khó khăn của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.
Khi mới đọc hai câu thơ đầu, ta cứ tưởng Bác đang an nhàn ngắm trăng, thả tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên. Nhưng đến câu thứ ba thì thật bất ngờ vì hiện ra hình ảnh Bác trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:
"Yên ba thâm xứ đàm quân sự,"
Một hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh gây nên. Vì thế nước đang rất nguy ngập nên Bác phải bàn việc quân trên một chiếc thuyền nhỏ gần như ở giữa dòng sông (thâm xứ) trong màn đêm thanh tĩnh. Nhưng trước tình cảnh hiểm nghèo như thế, Bác lại có tâm trí để vẽ nên một bức tranh thủy mặc, cho thấy trong con người chiến sĩ kiên cường ấy vẫn có tâm hồn của một thi sĩ cách mạng rung cảm trước thiên nhiên:
"Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền."
Khuya về, chiếc thuyền lướt trên dòng sông trăng. Ánh trăng xuân lai láng lòng thuyền. Một không gian của cảnh trời nước bao la cũng như ngập tràn ánh trăng. Như một hình ảnh tươi sáng báo trước sự tất thắng của cuộc kháng chiến, một phần quà xứng đáng của đất mẹ cho người chiến sĩ lạc quan, yêu thiên nhiên và luôn hết lòng vì nước vì dân. Câu thơ đã tỏa sáng tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ.
Qua cách làm thơ tài tình của tác giả, hai câu thơ cuối trở nên lung linh, tuyệt đẹp, qua đó khẳng định giá trị của bài thơ. Giọng thơ trẻ trung, yêu đời. Nghệ thuật thơ vửa cổ điển vừa hiện đại - Bác làm theo thể thơ cổ nhưng xen vào đó là từ ngữ, cảm xúc của mình. Bác quả là một thi sĩ toàn tài của nhân loại.
Ánh trăng rất đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là phong thái ung dung, lạc quan của Bác. BÁc luôn lo cho vận mệnh của dân tộc, đất nước nhưng vẫn dành thời gian để hòa nhập với thiên nhiên. Một tinh thần lạc quan cách mạng đáng phải kính phục và học tập.
# Chúc bạn học tốt #