K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2023

bạn đưa bài thơ (ngữ liệu) lên nhé.

2 tháng 2 2023

à ok

 

 

13 tháng 1 2020

đúng vì nó là như thế

24 tháng 3 2023

https://olm.vn/cau-hoi/giao-su-nguyen-dang-manh-nhan-xet-thu-bac-co-su-ket-hop-hai-hoa-giua-tinh-co-dien-va-tinh-hien-dai-em-hay-chi-vai-net-ve-tinh-te-va-tinh-hien-dai.7552198648104

24 tháng 3 2023

Cho thấy tinh thần lạc quan phong thái ung dung của Bác trong cuộc cách mạng ở Pác's Bó đầy gian khổ trong người làm cách mạng cuộc sống thiên nhiên là 1 hòa hợp lớn.Ý kiến trên là TRUE

5 tháng 5 2020

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của tác giả Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp hòa quyện giữa chất cổ điển và chất hiện đại đặc trưng trong thơ Bác. Thật vậy, bằng những vần thơ mềm mại, giàu cảm xúc mà vẫn mang chất chiến đấu của mình trong hoàn cảnh chiến khu Việt Bắc, bài thơ chính là phong thái lạc quan cùng tư thế chiến đấu của Bác trong hoàn cảnh chiến tranh. Chất cổ điển trong bài thơ thể hiện ở hình ảnh "sáng ra bờ suối, tối vào hang/ Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng". Bác giống như một thi nhân với thú vui gần gũi với nếp sống thiên nhiên, sống bên suối, trong hang. Thức ăn trong những năm tháng chiến đấu là cháo bẹ, rau măng không chỉ thể hiện được lối sống giản dị của Bác mà còn thể hiện được phong thái lạc quan của Bác, tinh thần chiến đấu của Bác. Cuộc sống dân dã và thức ăn bình dị như những thi nhân xưa làm nên chất cổ điển và lãng mạn trong thơ Bác. "Vẫn sẵn sàng" cho thấy phong thái lạc quan như chẳng hề thấy khổ của Bác mà vui vì được hòa mình vào với thiên nhiên. Tuy nhiên, chất hiện đại cũng hòa với chất cổ điển khi Bác sống hòa mình vào thiên nhiên nhưng chằng hề ẩn dật mà đời sống của Bác gắn liền với đời sống chiến đấu của nhân dân. Chất hiện đại thể hiện ở việc Bác làm việc trên những bàn đá chông chênh một cách vô cùng thoải mái, vô tư, chẳng ngại khó, ngại khó để phục vụ cho kháng chiến, cho nhân dân. Và quan trọng nhất, Bác thấy yêu cuộc đời cách mạng của mình và tự hào về cuộc kháng chiến của toàn dân "thật là sang". Tóm lại, chất hiện đại và chất cổ điển hòa quyện hài hòa trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó nói riêng và thơ Bác nói chung. 

Chúc bạn học tốt !

6 tháng 5 2020

thanks bạn nha mặc dù hơi dài :))

9 tháng 5 2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.

Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

Ngày 5-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).

Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.

Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.

Bài thơ được viết vào tháng 2/1941 tại hang Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nhan đề bài thơ: Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Tức cảnh sinh tình là ngắm cảnh mà có cảm xúc muốn làm thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ truyền thống: Thất ngôn tứ tuyệt. Kết cấu: Ba câu đầu là tả cảch sinh hoạt vật chất của Bác ở Pác Bó. Câu kết phát biểu cảm xúc và suy nghĩ của Người.

Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

27 tháng 3 2020

Màu sắc cổ điển.

"Thú lâm tuyền"

  • Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng
  • Câu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa. 
  • Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng. 
  • Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ.

Tinh thần thời đại.

  • Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để "lánh đục tìm trong" hay tự an ủi mình bằng lối sống" an bần lạc đạo" mà đến với thú lâm tuyền để "dịch
  • Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy " chông chênh" và 3 chữ " dịch sử đảng" toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ. 
  • Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng.

Bài "Ngắm trăng".

Màu sắc cổ điển.

  • Phân tích đề tài "Vọng nguyệt" và thi liệu cổ: "rượu, hoa, trăng"
  • Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ. 

Tình thần thời đại:

  • Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
  • Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ. 

Học tốt

Bạn kham khảo gợi ý của bài nhé:

Viết một bài văn nghị luận về tác phẩm với những yêu cầu cụ thể sau:

  • Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về nội dung cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, thể thơ các thủ pháp tu từ...) trong hai bài thơ. 
  • Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả)

Yêu cầu về kiến thức

a. Giới thiệu vấn đề nghị luận 

  • Giới thiệu về tác giả Hồ chính Minh và hai bài thơ "Tức cảnh Pác Bó", "Ngắm trăng". 
  • Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận.

b. Chứng minh màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại ở hai bài thơ.

Bài Tức cảnh Pác Bó

Màu sắc cổ điển.

"Thú lâm tuyền"

  • Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng. 
  • Câu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa. 
  • Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng. 
  • Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ. 

Tinh thần thời đại.

  • Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để "lánh đục tìm trong" hay tự an ủi mình bằng lối sống" an bần lạc đạo" mà đến với thú lâm tuyền để "dịch sử Đảng" tức là làm cách mạng. Nhân vật trữ tình mang dáng vè một ẩn sĩ song thự chất vẫn là người chiến sĩ. 
  • Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy " chông chênh" và 3 chữ " dịch sử đảng" toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ. 
  • Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng. 

Bài "Ngắm trăng".

Màu sắc cổ điển.

  • Phân tích đề tài "Vọng nguyệt" và thi liệu cổ: "rượu, hoa, trăng" 
  • Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ. 

Tình thần thời đại:

  • Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù. 
  • Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ
  • # học tốt #
4 tháng 11 2016

Kết quả hình ảnh cho chứng minh bài thơ tức cảnh pác bó "Hồ Chí Minh" được kết hợp giữa tính cổ điển và hiện thực

12 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và nét hiện đại. Màu săc cổ điển trong thơ Người được thể hiện qua nhiều phương diện. Trước hết đó là thể thơ cổ điển, nhất là thể thơ tứ tuyệt. Vọng nguyệt là 1 tác phẩm tiêu biểu của Bác và cũng được viết theo thể thơ này. Đề tài của thơ Bác cũng mang đậm tính cổ điển, chủ yếu là thiên nhiên, đặc biệt là trăng. Phải chăng tâm hồn Á Đông phù hợp với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, kín đáo của ánh trăng mà thơ Bác cũng đầy trăng? "Nguyên tiêu", "Vọng nguyệt", "Cảnh khuya",.. là những bài thơ iêu biểu. Bút pháp miêu tả quan sát từ cao đến xa với cái nhìn bao quát, toàn cảnh hay bút pháp chấm phá. 'Đi đường" là tác phẩm được miêu tả quan sát trong cái nhìn từ cao đến xa. Cổ điển còn thể hiện qua hình ảnh của nhân vật trữ tình, luôn mang phong thái của nhà hiền triết phương Đông, thưởng ngoạn thiên nhiên. Trong tâm hồn cổ điển ấy luôn chan chứa 1 tinh thần hiện đại. Nhân vật trữ tình luôn mang trong mình cốt cách của 1 chiến sĩ Cách mạng vĩ đại với thái độ ung dung, tự tại. Cảnh vật trong thơ Bác không tĩnh mà luôn vận động, một sự vận động khỏe khoắn hướng tới ánh sáng và tương lai. Bài thơ 'tức cảnh Pác Bó" đã làm nổi bật tư thế của 1 nhà Cách mạng với phong thái ung dung, tự tại, gắn bó với cuộc sống thiên nhiên. 

-câu nghi vấn: Phải chăng tâm hồn Á Đông phù hợp với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, kín đáo của ánh trăng mà thơ Bác cũng đầy trăng?