K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2018

Phía Tây Bắc của Nam Á ít chịu ảnh hưởng của biển, không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu. thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô, nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha.

3 tháng 1 2019

Câu 2

Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng nhiều biện pháp như:

- Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất: xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống tự động tưới xoay tròn và tưới phun sương, trồng cây trong nhà kính...

- Ven bờ ruộng, trồng cây chắn gió và giữ nước cho cây trồng.

- Sản xuất chuyên môn hóa với quy mô lớn.

- Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi.

3 tháng 1 2019

Câu 1

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được thể hiện như sau:

- Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:

+ So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).

- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

7 tháng 12 2017

Nam Á là một trong những khu vực đông dân trên Thế giới nhưng phân bố không đều. Chủ yếu do lượng mưa phân bố không đều và do ảnh hưởng của địa hình:
-Nam Á là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa khá nhiều nhưng phân bố không đều.Những nơi mưa nhiều là đồng bằng sông Hằng (phía Nam dãy Hi ma lay a); phía Đông của dãy Gat Đông và phía tây của dãy Gat Tây.Những khu vực này dân cư tập trung rất dày đặc do có mưa nhiều, lại là địa hình bằng phẳng nên rất thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, dân cư tập trung đông.
Vào sâu trong sơn nguyên Đê can lượng mưa giảm mạnh, Trên sơn nguyên có địa hình bằng phẳng, khá thích hợp cho các cây công nghiệp nên dân cư cũng tập trung khá đông
Khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp nhất do chịu ảnh hượng của chí tuyến Bắc nên hình thành hoang mạc Tha. Đây là khu vực có mưa ít nhất, dân cư cũng thưa thớt thớt nhất
Những khu vực thuận lợi trồng cây lương thực (Đồng bằng sông Ấn) sẽ có MDDS cao hơn so với những khu vực trồng cây công nghiệp...

8 tháng 12 2017

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…).

Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.

Trong khi đó, trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…

– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, thị trường tiêu thụ rộng lớn…

Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).

– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lâu đời. Nên từ rất lâu, người dân đã khai hoang và định cư tại khu vực này.

7 tháng 12 2017

Nam Á là một trong những khu vực đông dân trên Thế giới nhưng phân bố không đều. Chủ yếu do lượng mưa phân bố không đều và do ảnh hưởng của địa hình:
-Nam Á là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa khá nhiều nhưng phân bố không đều.Những nơi mưa nhiều là đồng bằng sông Hằng (phía Nam dãy Hi ma lay a); phía Đông của dãy Gat Đông và phía tây của dãy Gat Tây.Những khu vực này dân cư tập trung rất dày đặc do có mưa nhiều, lại là địa hình bằng phẳng nên rất thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, dân cư tập trung đông.
Vào sâu trong sơn nguyên Đê can lượng mưa giảm mạnh, Trên sơn nguyên có địa hình bằng phẳng, khá thích hợp cho các cây công nghiệp nên dân cư cũng tập trung khá đông
Khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp nhất do chịu ảnh hượng của chí tuyến Bắc nên hình thành hoang mạc Tha. Đây là khu vực có mưa ít nhất, dân cư cũng thưa thớt thớt nhất
Những khu vực thuận lợi trồng cây lương thực (Đồng bằng sông Ấn) sẽ có MDDS cao hơn so với những khu vực trồng cây công nghiệp...

8 tháng 12 2017

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…).

Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.

Trong khi đó, trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…

– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, thị trường tiêu thụ rộng lớn…

Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).

– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lâu đời. Nên từ rất lâu, người dân đã khai hoang và định cư tại khu vực này.

3 tháng 10 2016

3.

- Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng tại vì do châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo nên có nhiều đới khí hậu khác nhau (5 đới).

+ Ở mỗi đới khí hậu lại phân hoá thành nhiều kiểu địa hình khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp.

- Có hai kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á: Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 

3 tháng 10 2016

2.  ( Câu này mình rút gọn lại )

- Có nhiều hệ thống sông lớn. 
- Phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp. 
- Bắc Á: sông đổ vào Bắc Băng Dương. 
- Đông Á, Nam Á: sông đổi vào TBD và AĐD. 
- Sông ngòi châu Á có giá trị KT lớn: GTVT, thuỷ điện... 

Khi nghiên cứu sự vi phạm về chất lượng của nền kinh tế và nền sản xuất ở các nước đang phát triển, tôi nhận ra rằng nguyên nhân chính là ở các nước này, nhân quyền chưa được tôn trọng. Có rất nhiều sự việc cho thấy điều ấy. Tại sao có hiện tượng bỏ melamine vào sữa, tại sao có hiện tượng nhiễm độc thực phẩm? Bởi vì con người không được giáo dục về nhân quyền, bởi vì con người chưa được tôn trọng. Hiện nay, chúng ta vi phạm những lợi ích của nông thôn, nông dân để đổi lấy một sự nghiệp công nghiệp hoá không có thành tựu. Về cơ bản, người tạo ra toàn bộ vinh quang cho hoạt động xuất khẩu của người Việt vẫn là người nông dân và người công nhân bán chuyên nghiệp có nguồn gốc nông dân, đó là những lực lượng cửu vạn trùng trùng điệp điệp. Và chính cuộc di dân vĩ đại đến các xí nghiệp ấy đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu mà chúng ta kể thành tích là xuất siêu. Bây giờ thử tìm xem liệu có người đô thị nào chấp nhận đi làm thợ may xuất khẩu đế lấy 700 – 800 nghìn/tháng không? Không có. Giai cấp công nhân quốc doanh mà chúng ta vẫn tự hào không tạo ra bất kỳ sản phẩm gì để xuất khẩu, còn giai cấp công nhân tạo ra thành tựu đổi mới, tạo ra thành tích xuất khẩu là giai cấp công nhân cửu vạn, đó là giai cấp hình thành bằng sự tàn phá cơ cấu xã hội nông thôn. Chúng ta thử nghĩ xem, trong điều kiện khủng hoảng, người nông dân không kiếm được công việc ở các đô thị công nghiệp nữa thì họ biết về đâu? Họ không thể quay trở về các sân golf được. Phải nói thật rằng đấy là một tình cảnh đáng khóc. Nhìn sang nước Nhật, chúng ta có thể thấy thái độ đối với con người của họ rất khác. Người Nhật không có những dòng di cư ngược như vậy, người Nhật chín chắn đến mức họ tạo ra giai cấp công nhân gắn bó với xí nghiệp đến mức thoái hoá. Con người lưu luyến công ty đến mức mấy thế hệ như vậy thì tức là chất lượng nhân văn trong chính sách xây dựng các công ty phải rất lớn. Tuy sự gắn bó mấy thế hệ ấy là tiền đề của sự thoái hoá năng lực sáng tạo và họ buộc phải cải cách lại một chút, nhưng về mặt công nghệ con người là họ đúng.
Khi không tôn trọng nhân quyền và không giáo dục con người về nhân quyền thì người ta không thể sản xuất ra hàng hoá có chất lượng để phục vụ con người. Đã đến lúc chúng ta phải nhận thấy sự thiếu nhân quyền ảnh hưởng đến chất lượng của nền kinh tế và nền sản xuất như thế nào. Vì thế, học người Nhật, chúng ta còn phải học thái độ tôn trọng con người, tôn trọng nhân dân của họ. Điều này thể hiện rõ trong chính sách ưu tiên chất lượng hàng nội địa của Nhật Bản. Hàng nội địa Nhật Bản bao giờ cũng tốt hơn hàng xuất khẩu. Người Nhật ở nước ngoài thường về nước để mua đồ dùng. Thái độ, chính sách tôn trọng quyền ưu tiên của người sản xuất như vậy chúng ta không có. Người làm ra sản phẩm phải được ăn cái ngon nhất, dùng cái tốt nhất. Vì con người không quen sử dụng cái tốt nhất thì không thể sản xuất ra cái tốt nhất được. Trong lúc ô tô lắp ráp trong nước không bán được, chúng ta vẫn nhập khẩu những xe tốt cùng hãng ở nước ngoài về. Bởi vì Toyota xuất Mỹ khác Toyota xuất Châu Âu, Toyota xuất Châu Âu thì khác Toyota xuất Bắc Á, cuối cùng mới là Toyota xuất khẩu khu vực Đông Nam Á.

Chỉ nguyên một chính sách sai là tạo ra một dòng nhập khẩu, tức là tạo ra lỗ hổng để nhập siêu. Cho nên khắc phục nhập siêu không phải là kìm hãm hàng nhập khẩu, mà là ưu tiên những hàng hoá chất lượng được bán với giá hợp lý trong thị trường nội địa. Chú trọng xây dựng thị trường nội địa, chú trọng xây dựng nền kinh tế bản thể để tạo ra sự ổn định của đời sống xã hội chính một trong những cách thức quan trọng nhất tạo ra tiền đề căn bản để con người được tôn trọng.

Kết luận

Giai đoạn từ năm 2009 trở đi được coi là một giai đoạn nhiều thử thách đối với Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước những khó khăn thách thức của khủng hoảng, của hội nhập quốc tế mà chúng ta không có một bộ máy đủ chuyên nghiệp, không có một tổ hợp kiến thức đủ chuyên nghiệp, không có một sự chuyển động linh hoạt đủ chuyên nghiệp thì chúng ta không thể ứng phó được, không thể thành công được. Cần phải nhận thức được đòi hỏi ấy. Để làm được điều đó, chúng ta không có cách nào khác ngoài một sự cải cách, đổi thay quyết liệt.
Chúng ta cần học hỏi những bí quyết, những bài học mà các quốc gia phát triển đi trước đã làm. Nhật Bản là một tấm gương, chúng ta học Nhật Bản để phát triển, và hơn thế, xây dựng mối quan hệ tốt với Nhật Bản chính là một trong những yếu tố giúp chúng ta cân bằng với các quan hệ quốc tế quan trọng và khó khăn khác trong khu vực.

3 tháng 8 2019

Đối với bài tập này yêu cầu vẽ biểu đồ chỉ có 1 đối tượng và 1 đơn vị nên chúng ta sẽ vẽ biểu đồ cột đơn nhé.

Sau khi vẽ xong chúng ta sẽ quan sát vào biểu đồ và nhận xét xem độ che phủ rừng của nước ta từ năm 1993 đến 2014 tăng hay giảm (tăng, giảm bao nhiêu %) hay có biến động gì không. Từ đó đưa ra giải thích phù hợp.

Chúc em học tốt!

17 tháng 10 2017

Tham khảo xem nhé : Bài 2 : Khí hậu Châu Á | Học trực tuyến

15 tháng 10 2019

* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
-Đới khí hậu cực và cận cực
-Đới khí hậu ôn đới
-Đới khí hậu cận nhiệt
-Đới khí hậu nhiệt đới
-Đới khí hậu xích đạo
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
-Khí hậu gió mùa:
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.
* Giải thích:
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

27 tháng 4 2017

a) Năng suất cao su của Ấn Độ

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng cao su Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2010

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 – 2010:

- Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Ấn Độ đều có tốc độ tăng trưởng liên tục:

+ Diện tích cao su tăng 65,1%.

+ Năng suất cao su tăng 75,7%.

+ Sản lượng cao su tăng 190,2%.

- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Ấn Độ không đều nhau. Sản lượng cao su có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là năng suất và có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là diện tích.

- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Ấn Độ không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).