K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2020

- Đó là: Nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm. những hậu quả tiêu cực nhiều mặt của sự dốt nát, kém hiểu biết, thiếu giáo dục. Họ muốn giải phóng, nhưng họ chưa biết làm cách nào để đạt được mục đích.

- Theo Người: ''Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thì độc lập tự do không có ích gì''. Và khi chúng ta đói nghèo, thiếu hiểu biết thì sẽ chẳng đuổi được giặc ngoại xâm mà bảo vệ tổ quốc. Khi nước ta còn là thuộc địa, các nước chiếm đóng ta thi hành chính sách ngu dân để dễ dàng cai trị. Thuở ấy, nếu ta không có gắng xóa mù chữ, cố gắng thoát khỏi đói nghèo thì làm sao nước ta được như ngày hôm nay?

4 tháng 3 2020

giặc đói ,giặc dốt là những loại giặc như giặc ngoại xâm.Trong thời kì kháng chiến,giặc ngoại xâm gây chiến tranh với đất nước ta,khiến thiệt hại về người và của khá nhiều nên hình thành giặc đói,giặc dốt.Khắp nơi,người người nghèo khổ,vườn tược,ruộng nương bị bom mìn tàn phá nên lương thực không được nhiều,thức ăn không có nên nhiều người trở nên nghèo đói,và cứ thế nhân dân đói càng nhiều,và lan rộng => hình thành giặc đói.Không có ăn thì làm sao nhân dân nghĩ đến việc có tiền cho đi học vì vậy,trở nên mù chữ,không biết chữ,dễ bị lừa gạt và tất nhiên số giặc đói và dốt ngang nhau.Bị giặc ngoại xâm đàn áp,đấu tranh lại còn phải chịu ảnh hưởng lớn của hai loại giặc đói và dốt vì thế có thể nói đây là ba loại giặc nguy hiểm nhất đối với đất nước ta lúc bấy giờ.TÌnh cảnh đất nước lúc này đang trong hoàn cảnh nghìn cân treo sợi tóc.Vậy nên chủ tịch hồ chí minh nói : giặc đói,giặc dốt là bạn đồng hành của giặc ngoại xâm

p/s: do e ko có hiểu biết về lịch sử cho nắm nên hiểu đâu ns thế th ,mong có thể giúp fan jack + army suga !

30 tháng 12 2018

sasao hok ai trả lời câu hỏi của tui hét zậy trời!!!!

THẤT VỌNG.

mọi người giúp e câu này với e đang cần gấp lắm Bài 1 :(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình , với mái trường cũ thân thương của mình , để các em nhỏ sẽ không còn '' khát '' sách đọc . Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' , đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có...
Đọc tiếp

mọi người giúp e câu này với e đang cần gấp lắm 

Bài 1 :

(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình , với mái trường cũ thân thương của mình , để các em nhỏ sẽ không còn '' khát '' sách đọc . Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' , đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố . 

(2) Anh Nguyễn Quang Thạch , người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh . Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ât Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015 . Anh là cử nhân tiếng Anh , đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế . Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học , dòng họ...để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017 , giúp hơn 10 triệu nông thôn có sách đọc . 

(...) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí , xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng . Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mini rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức . Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách , với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng , giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn , đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách / năm.''

Câu Hỏi : theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch : hiện nay , trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách / năm . Từ thực trạng này , anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' do anh khởi xướng . Trả lời trong khoảng 5-7 dòng 

Bài 2 : cho 2 đoạn thơ sau 

Ngày xưa , Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là '' lúc bình thời , khoan sức cho dân để kế sâu rễ , bền gốc '' . Nguyễn Trãi chê Hồ Qúy Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc , mà không biết lấy sức dân làm trọng . Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn , đều rất coi trọng sức dân để giữ nước , chống giặc . 

Ngày nay , Hồ Chủ Tịch kêu gọi : '' Diệt giặc đói , diệt giặc dốt , diệt giặc ngoại xâm '' . Người nói : phải '' dựa vào lực lượng của dân , tinh thần của dân '' . Khác với người xưa , Hồ Chủ Tịch chỉ rõ : Làm những việc đó là '' để mưu cầu hạnh phúc cho dân '' 

Câu Hỏi : tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo , Nguyễn Trãi , Hồ Qúy Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào ? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng .

2
12 tháng 9 2016

giúp mình với mọi người 

14 tháng 9 2016

 

Câu 1. Cần nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

-     Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.

-    Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.

 

1 tháng 7 2018

Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.

●   Khi nghe tin đột ngột, "cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin"

●   Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra. Ông đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội.

●   Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ …

●   Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù".

●   Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh "cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên", đi khắp nơi khoe việc nhà mình bị thằng giặc nó đốt.

Qua đó thể hiện tấm lòng yêu làng tha thiết của ông Hai, tình yêu ấy thiêng liêng, sâu nặng biết bao nhiêu. Tình yêu quê hương làng xóm gắn bó với tình yêu Tổ quốc.

7 tháng 2 2017

a, Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình việt gian theo tây:

- Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc thì “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân… không thể không tin”

- Ông đi về nhà, mặt cúi xuống đất, về tới nhà ông vật ra giường… nguyền rủa bọn phản bội”

- Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ…

- Ông quyết định theo kháng chiến, theo cách mạng vì “làng yêu thì yêu thật nhưng làng theo Việt gian thì phải thù”

- Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai được hồi sinh “cái mặt tươi vui rạng rỡ hẳn lên”

→ Ông Hai từ việc đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tới khi nghe tin cải chính

b, Tin làng chợ Dầu theo giặc khiến ông khổ tâm, vì ông yêu làng của mình, tự hào và chung

- Tự hào, tin tưởng, hãnh diện bao nhiêu thì khi nghe tin ông thấy đau đớn, xót xa, nhục nhã ê chề tới đó

- Ông không dám đối diện với mọi người, thấy ai xúm lại ông nghĩ ngay tới việc họ mang chuyện làng ông Việt gian ra bàn bạc

TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID Nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói :” Chống dịch như chống giặc”. Vì thế mà những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống “giặc” đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt. Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, từ trong nước...
Đọc tiếp

TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID

Nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói :” Chống dịch như chống giặc”. Vì thế mà những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống “giặc” đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt. 

Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, từ trong nước đến đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn hướng về đất nước với tinh thần đoàn kết. Nổi bật trong cuộc chiến ấy là những chiến sĩ công an, quân đội, những bác sĩ, y tá đã quên ăn, quên ngủ, chấp nhận vất vả và hy sinh sự an toàn của bản thân vì sức khỏe và sự bình yên của nhân dân, đất nước. Hơn bao giờ hết, trong mỗi thời khắc “sống còn ấy” dòng máu Lạc Hồng lại chảy trong huyết quản mỗi con người Việt Nam.

Ngày nay, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” được thể hiện rõ trong thời kỳ cả nước chống “giặc” Covid-19. Những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trong cuộc chiến chống Covid-19 đã tiếp tục lan tỏa tinh thần ấy. Chỉ sau một tuần phát động sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc chiến chống Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có rất nhiều tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp tham gia ủng hộ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng bằng tiền mặt hoặc hiện vật, là hàng nghìn phần quà là khẩu trang y tế, nước súc miệng diệt khuẩn, những suất cơm cho những người phải cách ly, những người ở tuyến đầu chống dịch, là những cây ATM gạo miễn phí…

                         (Theo Đặng Quang Định, thiduakhenthuong.org.vn)

1.  Xác định câu chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)

2.  Theo văn bản, tình yêu nước của người Việt trong đại dịch covid biểu hiện qua những phẩm chất nào? (0,5 điểm)

3.  Tìm 1 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên. Căn cứ vào đâu em xác định như vậy. chuyển lời dẫn vừa tìm được thành lời dẫn gián tiếp. (1,0 điểm)

4.  Từ “giặc” trong văn bản trên được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Qua từ “giặc”, tác giả cho thấy điều gì? (1,0 điểm)

1
16 tháng 7 2021

1, Câu chủ đề: Tinh thần yêu nước trong mùa dịch

2. Phẩm chất: yêu nước, yêu thương con người, tấm lòng cao đẹp, lòng hảo tâm, vị tha...

3. -Lời dẫn trực tiếp: " Chống dịch như chống giặc", vì đặt trong dấu ngoặc kép

-Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói rằng chống dịch như chống giặc.

4. -Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

=>Qua từ "giặc", tác giả muốn ví đại dich Covid 19 này như giặc ngoại xâm. Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, phải chiến đấu hàng ngàn năm để bảo vệ nền độc lập, hoà bình cho dân tộc.Ngày nay, tuy đất nước đang phát triển thì bây giờ bị lây lan nguồn dịch này,căn bệnh quái ác đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trên thế giới. Vì vậy, chúng ta càng phải cùng nhau đứng lên bảo vệ người dân, bảo vệ đất nước thoát khỏi căn bệnh dịch lớn này. Hãy thực hiện tốt các chỉ thị để cuộc sống trở về nhịp điệu thường ngày của nó!

Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kỳ, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi...
Đọc tiếp

Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kỳ, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú ! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

                                     ( Chuyện người con gái Nam Xương -Nguyễn Dữ)

a.    Lời thoại trong đoạn trích trên là lời nói của ai với ai ? Nói trong hoàn cảnh nào 

1
27 tháng 9 2021

a. Của Vũ Nương nói với Trương Sinh. Trong hoàn cảnh Trương Sinh chuẩn bị đi lính.

“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kỳ, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi...
Đọc tiếp

“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kỳ, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú ! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

                                     ( Chuyện người con gái Nam Xương -Nguyễn Dữ)

a.    Lời thoại trong đoạn trích trên là lời nói của ai với ai ? Nói trong hoàn cảnh nào ? Từ lời nói đó em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?

b.    Giải nghĩa từ phong hầu, áo gấm 

c.     Dựa vào văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu để làm sáng tỏ chủ đề sau: “Vũ Nương là một người vợ rất mực thủy chung, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình” trong đoạn có sử dụng một câu ghép và phép thế để liên kết- chỉ rõ.

0