K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2019

A. Mở đoạn: giới thiệu khái quát về Nguyễn Đình Chiểu , và hai câu thơ.

B. Thân đoạn:

* Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn cuả dân tộc, mãi mãi xứng đáng là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam thế kỷ XI X , để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương có giá trị, nhất là truyện Lục Vân Tiên ...

- Lục Vân Tiên là người anh hùng lý tưởng của nhà thơ mù yêu nước. Chiến công đánh cướp của chàng mãi là bài ca hùng tráng của người anh hùng trong xã hội loạn lạc .Vân Tiên đã thể hiện một cách ứng xử vô cùng cao thượng và hào hiệp. Người đẹp băn khoăn về chuyện” báo đức thù công “ thì Vân Tiên ‘liền cười “ rồi đĩnh đạc nói :

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng “.

* Ý nghĩa của hai câu thơ :

Hai câu thơ tác giả thể hiện một quan niệm đạo lý người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán .

B. Kết đoạn: Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao tinh thần nhân nghĩa , ca ngợi lý tưởng anh hùng vị nghĩa cao đẹp. Quan niệm đó gắn với đạo lý làm người, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được...

2 tháng 12 2017

Đáp án D

Thấy việc nghĩa không làm thì không phải là người anh hùng.

23 tháng 9 2021

??????????????????

27 tháng 10 2021

bài văn nha mng

27 tháng 10 2021

Tham khảo!

Nấu hàng ngàn suất cơm tặng người nghèo mỗi ngày

Trưa ngày 10/4, dưới cái nắng gắt giữa mùa khô, tại quán cơm chay Bình An, số 49, đường Ngô Quyền, Quận 10, những người chạy xe ôm, bán vé số dạo, người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn một bên đường theo từng vạch kẻ sẵn với khoảng cách 2m chờ đến lượt vào nhận cơm miễn phí. Bên trong quán, có khoảng gần chục người đang làm việc tất bật. Người lo nấu cơm, thức ăn; người cho cơm, thức ăn, canh vào hộp; người bỏ hộp cơm vào bịch bóng và chuyển ra bàn phát cơm; người bê từng thùng nước suối đóng chai ra bàn phát cơm; người đứng phát cơm tận tay người đến nhận. Cạnh đó là chiếc bàn để những bịch sữa phát thêm cho người già, trẻ em nhằm cung cấp thêm nguồn năng lượng chống chọi với dịch bệnh.

Bên cạnh quán cơm là con hẻm 51, tại đây một số người dân thấy việc làm nhân văn của chủ quán cơm đã cùng chung tay tham gia hỗ trợ như nhặt rau, củ, rửa, thái thức ăn… rồi chuyển vào bên trong bếp nấu ăn của quán để đầu bếp chế biến thức ăn với tinh thần tự nguyện.

Chị Võ Thị Thùy Trang, chủ quán cơm chay Bình An chia sẻ: Trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19, ban đầu, hai vợ chồng dự tính vừa nấu cơm bán, vừa phát cơm miễn phí từ 50 - 100 phần cho người nghèo nhằm chia sẻ một phần khó khăn với họ. Tuy nhiên, khi có sự đóng góp của các mạnh thường quân, hai vợ chồng quyết định không kinh doanh từ ngày 1/4 để nấu cơm phát cho người nghèo. Hiện nay, đối tượng được phát cơm không chỉ dừng ở người bán vé số, ve chai mà những ai cần thì vợ chồng đều phát, mỗi ngày phát gần 4.500 suất, gồm 1 hộp cơm, 1 chai nước suối, 1 quả chuối, người già và trẻ em còn nhận thêm bịch sữa.

Chị Nguyễn Thị Chu My, chủ cửa hàng kinh doanh Hoàng Long, số 165 - 167, đường Trường Chinh, Phường 12, quận Tân Bình trao tặng quà hỗ trợ người khó khăn.

Chị Võ Thị Thùy Trang cho biết thêm: Ngoài nấu cơm phát miễn phí, vợ chồng còn ghi phiếu phát gạo cho người nghèo tại Quận 10, Phú Nhuận, cũng như gửi tặng gạo đến trại mồ côi, mái ấm nhà mở, chùa để phát gạo cho người nghèo. Dù việc làm của vợ chồng là rất đáng trân trọng, thế nhưng khi được hỏi về việc làm của mình, chị Võ Thị Thùy Trang khiêm tốn nói: “Thật sự, với 2 vợ chồng thì không đủ sức và nguồn tài chính để làm, vì mỗi ngày chi 50 - 60 triệu đồng. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, bà con trong hẻm 51 đường Ngô Quyền, chính quyền địa phương đến phụ giúp nên mới làm nổi. Vì vậy, vợ chồng rất biết ơn các mạnh thường quân, người dân trong hẻm 51, địa phương đã hỗ trợ”.

Cầm trên tay hộp cơm vừa nhận từ quán cơm đi ra, chú La Kim Oai, ở trọ Phường 15, Quận 8, TPHCM bộc bạch: “Tôi chạy xe ôm, từ ngày có dịch Covid-19 đến nay không chạy được vì không có khách. Hôm rồi chở khách đi qua khu vực này thấy chủ quán phát cơm miễn phí nên ghé vào xếp hàng nhận. Cho nên, hàng ngày, tôi đều tới đây nhận cơm miễn phí về ăn. Đây là việc làm tốt giúp cho những người nghèo, người lao động tự do vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19”.

  
22 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Chuyện về lòng nhân ái: 

Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, tôi may mắn được đi, gặp và chứng kiến nhiều câu chuyên khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp vẫn luôn tồn tại âm thầm khắp nơi trên đất nước này. Hành trình ấy tôi xin được đặt tên “Cảm ơn những anh hùng thầm lặng”.

Có mặt tại Lai Châu trong những ngày cuộc sống người dân dần trở lại bình thường, tôi được giới thiệu đến một nông trường cách xa trung tâm thành phố gần 10 km để gặp một anh nông dân chất phác, anh tên Trường. Anh Trường là người trong suốt những tuần lễ căng thẳng của dịch bệnh, đã quyên góp nông sản mình thu hoạch đem tặng được cho các y bác sĩ và các gia đình khó khăn đang cách ly, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.

“Vào giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, khi nghe tin các y bác sỹ và những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện tỉnh Lai Châu cần những phần nông sản để có bữa ăn đủ dinh dưỡng mỗi ngày, em mới chợt nhận ra là mình cũng có thể góp sức một chút gì đó. Cảm giác chạy xe mỗi sáng sớm để gửi tặng nông sản mình trồng được cho bệnh viện khó diễn tả lắm, nó khiến em thấy vui vui trong lòng cả ngày”, anh cười kể về những ngày vừa qua.

Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc như vậy đó. Nó luôn sẵn có trong mỗi người chúng ta, cứ cho đi và đừng nghĩ gì xa xôi, tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp. 

22 tháng 12 2021

ủa tui quên lập dàn ý á huhu quên xíuu

 

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Ta thấy ở Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống cùa người phụ nữ Việt Nam. Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng (phép nối), thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, nàng bị Trương Sinh gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. (câu ghép) Trương Sinh quả thực đã hồ đồ, cả ghen, không cho vợ được thanh minh. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, vì mất danh dự, Vũ Nương hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ bằng những lời than thấu tận trời xanh: Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Phải chăng đó chính là tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót?