K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Dựa vào văn bản có thể hiểu: “chất làm gỉ” là chất làm cho các vật, nhất là kim loại, bị hoen gỉ, mục nát, hư hỏng, trở nên vô dụng, …

- Ý tưởng “chất làm gỉ” ấy có cơ sở khoa học: “gỉ sắt là sản phẩm được tạo ra trên bề mặt của kim loại hay hợp kim do tác động của khí quyển hay môi trường chứa oxi hoặc khí đốt nóng trong không khí. Gỉ làm giảm chất lượng bề mặt và hao mòn kim loại …” (Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 2, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002).

- Đoạn văn nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng chất làm gỉ thể hiện rõ nhất ở đoạn viên trung sĩ giải thích cho ông đại tá ý tưởng khoa học của mình: “Phát minh này dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định. Nếu như đại tá nghiên cứu chúng, đại tá hẳn biết rằng các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định. Tôi đi tìm một nhân tố nào đó có khả năng phá hủy sự cân bằng của chúng. Có lẽ đại tá biết là tôi nghiên cứu vật lí và luyện kim … Trong đầu tôi nảy ra ỹ nghĩ là trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ: đó là hơi nước. Cần tìm ra phương pháp nào đó để gây ra ở thép một hiệu ứng “sốc thần kinh”. Khi đó, hơi nước sẽ tự làm công việc của nó.”.

 Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa nhân văn, muốn cho thế giới không có chiến tranh, tránh được các thảm họa do chiến tranh gây ra.

25 tháng 2 2023

Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa nhân văn, muốn cho thế giới không có chiến tranh, tránh được các thảm họa do chiến tranh gây ra.

14 tháng 12 2023

ANH VIÊN TRUNG SĨ đã nói về dự định chất làm gỉ để phá các vũ khí bằng thép để mang lại hào bình cho đất nc

 

Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ được tác giả thể hiện rõ ở lời đối thoại nói về ước mơ của viên trung sĩ qua các đoạn văn:

- “Tôi muốn sống không có chiến tranh…như vậy đó,”

- “Không, tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy…tan vụn ra thành bụi ngay”.

- “Đại tá hẳn nghĩ rằng tôi đánh lừa đại tá…thảm họa chiến tranh.”

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Mẫu 1: Như các bạn đã biết, truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm mà ở đó tác giả tưởng tượng hư cấu dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ. Văn bản Bạch tuộc nằm trong tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ là một trong những văn bản tiêu biểu cho thể loại này. Tuy nhiên khi đọc văn bản này vẫn còn điểm gây tranh cãi là sự việc và con người trong văn bản có thật hay không?

Văn bản Bạch tuộc kể lại câu chuyện là cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ của đại dương với các cảnh như tay bạch tuộc quấn chặt lấy tên thủy thủ, cảnh Nê- mô liên tiếp xông tới chặt đứt vòi bạch tuộc để giải cứu cho đồng đội của mình nhưng đã bị chúng tấn công bằng loại “mực” đen. Và kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển.

 

Đứng trước các sự việc diễn ra trong văn bản, có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực. Bản thân em cho rằng những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm kì dị như: con vật khổng lồ mắt màu xanh, thân hình thoi và đổi màu từ xám sang nâu đỏ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… là những chi tiết không có thật bởi trên thực tế con bạch tuộc rất nhỏ, những con tàu ngầm hiện đại cũng không lặn sâu như vậy. Còn những chi tiết sự hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại là có thật. Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực.

Trên đây là bài trình bày của em về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản Bạch tuộc đang được thảo luận. Trong bài em cũng đưa ra và giải thích về những điều có thật và không có thật đó.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Mẫu 2: “Hai vạn dặm dưới đáy biển” là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại nổi tiếng của tác giả Jules Gabriel Verne. Đến với cuốn tiểu thuyết này người đọc sẽ phải sửng sốt trước những kì quan dưới đáy biển mà tác giả miêu tả qua ô cửa phòng khách của thuyền trưởng Nê-mô trên chiếc tàu ngầm Nau-ti-lux. Cuốn sách không chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn dành cho mọi thế hệ người đọc. Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản "Bạch tuộc" (Véc-nơ) là không có thực, một số người lại cho là có thực, tạo nên nhiều ý kiến trái chiều.

Văn bản Bạch tuộc kể vè cuộc chiến giữa các thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc không có thật, một số người cho là có thực. Sự việc có thực đó là đoàn thủy thủ gặp những con bạch tuộc ở biển khơi. Không có thực là những chi tiết nhà văn đã tưởng tượng ra trận chiến ác liệt giữa đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… là những chi tiết không có thật

Sự việc và con người trong văn bản là do nhà văn tưởng tượng ra nhưng liên quan đến chuyện thực về những nguy hiểm trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại. Ngày nay mơ ước chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực.

Như vậy sự việc và con người được nói đến trong văn bản Bạch tuộc vừa có thực lại vừa do nhà văn tưởng tượng ra. Điều này làm nên những nét vô cùng đặc biệt trong văn bản “Bạch tuộc” nói riêng và cả tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” nói chung.

23 tháng 12 2023

Văn bản "Chất làm gỉ" kể về mong muốn chấm dứt chiến tranh của một viên trung sĩ trẻ. Một ngày nọ, viên trung sĩ được đại tá triệu tập đến để trao đổi về công việc. Khi được đại tá hỏi về mong muốn của mình, anh đã trả lời một cách thẳng thắn. Anh mong muốn chấm dứt chiến tranh. Không chỉ vậy, anh còn chia sẻ với đại tá về việc đang nghiên cứu một loại chất có thể biến những cỗ đại bác, xe tăng hay vũ khí thành gỉ sắt. Với mong muốn và suy nghĩ này, có thể thấy rằng, viên trung sĩ là một người yêu hòa bình, ghét chiến tranh. Anh rất điềm tĩnh đã thể hiện sự quyết tâm của mình bằng cách sử dụng chính loại chất làm gỉ đó ngay tại phòng làm việc của ngài đại tá khiến ông ta tức điên. Nhân vật viên trung sĩ đã góp phần thể hiện mong muốn của nhà văn về một cuộc sống không có chiến tranh.

 OK nha!!!

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

1. Truyện khoa học viễn tưởng

- Truyện khoa học viễn tưởng là một thể loại tiểu thuyết hư cấu mang các yếu tố khoa học, thường khám phá hoặc dự đoán những hệ quả, hậu quả tiềm tàng của những đổi mới trong khoa học, xã hội và công nghệ.

2. Tác giả

Ray Bradbury Douglas (22 tháng 8 năm 1920 — 5 tháng 6 năm 2012) là một nhà văn chuyên về sáng tác các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng, và bí ẩn người Mỹ. Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết 451 độ F (Fahrenheit 451, 1953) và tập hợp những câu chuyện khoa học viễn tưởng như The Martian Chronicles (1950) và Người minh họa (The Illustrated Man, 1951), Ray Bradbury là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ 20 và 21 của nước Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình.

13 tháng 4 2017

a, Bài văn Tấm gương ca ngợi tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá

b, Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa, vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh

Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi trung thực

c, Bố cục bài văn gồm ba phần: đoạn đầu là Mở bài, đoạn cuối là đoạn kết bài

Thân bài nói về các đức tính của tấm gương. Nội dung khẳng định tính trung thực. + Dẫn chứng: hai tấm gương tiêu biểu về Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, người đáng thương, nhưng nếu soi gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật

d, Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực, không thể bác bỏ

Hình ảnh tấm gương có sức kêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn