Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
-Cảm nhận: bài thơ Ngắm trăng của Bác tuy giản dị nhưng hàm súc. Bác làm thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, Người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.
Chúc bạn học tốt!
Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Âý tin thắng trận Liên khu báo về
Bài thơ có hai phần. Hai câu đầu là cuộc trò chuyện của nhà thơ với vầng trăng về việc làm thơ. Hai câu sau ghi lại
việc tỉnh giấc mơ thu, đúng lúc tin thắng trận báo về từ Liên khu. Vấn đề đặt ra là Bác nói chuyện với trăng, rồi sau người đi ngủ và giật mình tỉnh dậy hay là Bác đang mơ chuyện trò với trăng rồi giật mình tỉnh dậy? Giải quyết điều này thỏa đáng, sẽ thấy được nét thú vị của hoàn cảnh thành thơ.Chúng tôi không cho rằng cuộc trò chuyện với trăng là cuộc trò chuyện được Bác tưởng tượng ra do Người với trăng vốn là bạn tâm giao. Giống như là Bác đã từng hình dung “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” thuở Người bị tù đầy. Cuộc trò chuyện này cần được hiểu là cuộc trò chuyện trong mơ. Và như thế, xem xét, bình giá bài thơ phải chú ý đến đặc điểm đầu tiên: bài thơ này được khởi làm từ trong mộng.Sau một ngày lo lắng việc quân Bác chợp ngủ và mơ thấy trăng đẩy cửa vào đòi thơ. Nguyên văn là trăng đẩy cửa hỏi thơ đã làm xong chưa. Với tư cách là một người bạn thân quen, Bác đã không khách khí, không rào đón, mà trả lời rất thật : Bận rộn việc quân chưa làm thơ được. Cần lưu ý câu trả lời này ở chỗ không phải là không có thơ, cũng không hẹn là hôm sau sẽ làm.Như vậy, hai câu thơ trên ghi lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện của Bác với vầng trăng ở trong giấc mơ của Người. Một vài người bình bài thơ đã đúng khi nói rằng trăng đã theo Bác vào trong cả giấc mơ. Lại càng đúng hơn khi nói rằng,cả trong giấc mơ, Ngươì cũng không quên lo nghĩ về việc quân, việc nước. Cả đến trong giấc mơ, Người cũng không một phút giây sao nhãng việc cứu nước, cứu dân.Nhưng nếu làm thơ trong mơ thì tuy khác thường, độc đáo nhưng chắc chắn Bác không phải là người thứ nhất, càng không phải là người duy nhất.Tính chất độc đáo của hoàn cảnh thành thơ bài Báo tiệp ở chỗ từ bắt đầu hình thành đến hoàn thiện một bài thơ là một sự thống nhất, liền mạch. Nó là sự tiếp nối tự nhiên từ tĩnh (giấc mơ) đến động (tỉnh mộng đón tin thắng
trận), từ mộng đến thực, từ mơ màng đến tỉnh thức.Trong giấc mộng, Người trả lời trăng là việc quân bận rộn nên chưa làm thơ. Câu chuyện đang ở đấy thì Sơn lâu
chung hưởng kinh thu mộng - bỗng có một tiếng chuông vọng từ lầu núi làm kinh thu mộng. Đây là câu thơ chuyển tiếp từ mộng sang thực, từ mơ đến tỉnh. Và câu kết Chính thị liên khu báo tiệp thì là câu thơ kết thúc trạng thái mộng,
chuyển hẳn sang trạng thái thực, kết thúc trạng thái mơ, chuyển sang trạng thái tỉnh thức.Những người bình thơ đã băn khoăn không biết tiếng chuông là chuông chùa, chuông nhà thờ hay chuông điện thoại. Mặt khác, nguyên văn bài thơ lại viết rõ ràng rằng sơn lâu (lầu núi). Lầu núi là lầu nào xây trên núi? Xung quanh chiến khu hồi ấy lấy đâu ra nhà lầu? Cái lán của Bác ở có thể thi vị hóa thành sơn lâu - lầu núi được không? Lại còn chữ kinh thu mộng nữa. Giấc mộng mùa thu là giấc mộng của ai? Của Bác? Của núi rừng? Hay của cả hai?Trước hết cần phải thấy rằng, Bác làm thơ chữ Hán, cho nên một số thi liệu của thơ chữ Hán như sơn lâu, chung hưởng, thu mộng, thu địch, tửu vị tàn có tính ước lệ, không nên hiểu theo nghĩa đen một cách rành rẽ. Mặt khác, như đã nói ở trên, khi câu chuyện của Bác với trăng trong giấc mộng bị gián đoạn thì cái cảm nhận “sơn lâu chung hưởng” kia cũng là cảm nhận đang từ cõi mộng về cõi thực, đang từ mơ màng trở về tỉnh thức cho nên nó lãng đãng nửa thực nửa hư. Không nên hiểu là “tiếng chuông điện thoại”, “tiếng kẻng chòi canh” hay “tiếng chuông lầu trên núi”. Đây chỉ là một tiếng như là tiếng chuông, một tiếng gây tác động mạnh, làm tỉnh giấc mơ gặp gỡ, trò chuyện cùng trăng mà thôi. Thu mộng có thể hiểu là giấc mộng mùa thu của núi rừng. Nhưng chắc chắn sẽ có giấc mộng của nhân vật trữ tình là Bác.Trở lại với toàn bài thơ, ta thấy hiếm khi người đọc có thể theo dõi và nhận thức toàn bộ quá trình hình thành và
hoàn chỉnh một bài thơ, thấy được sự kì diệu từ không đến có xảy ra như thế nào.Cái hay của bài thơ, cái độc đáo của nó chính là có một sự liền mạch, thống nhất từ khi hình thành cho đến khi hoàn chỉnh. Từ giấc mơ đến hiện thực, từ mơ màng đến tỉnh thức. Trong mơ thì “quân vụ nhưng mang vị tố thi”. Nhưng khi tỉnh thì “Chính thị liên khu báo tiệp thì”. Trong mơ thì chưa có thơ. Nhưng khi tỉnh thức thì đúng là lúc Tin thắng trận liên khu báo về. Tin thắng trận là tứ của bài thơ, là câu thơ làm hoàn chỉnh bài thơ. Tin thắng trận là nguồn cảm hứng lớn để Bác hoàn thành bài thơ mà trăng đang đòi hỏi trong mơ. Vì vậy mà Tin thắng trận(Báo tiệp) được Bác lấy để đặt tên cho cả bài. Đây cũng là kiểu cảm xúc thành thơ mà sau này chúng ta sẽ còn bắt gặp duy nhất một lần nữa ở bài thơ vui vô đề của Bác : Bỗng nghe vần thắng vút lên cao.Trong những lời bình cho bài thơ này, người ta chú ý nhiều đến sự nhân hóa và tưởng tượng của Bác, đến mối
quan hệ gắn bó, thân thiết giữa Bác với trăng. Hầu như ít người chú ý đầy đủ đến cảnh trăng đẩy cửa sổ hỏi thơ xong chưa và câu trả lời của Bác : việc quân đang bận chưa làm thơ được, đều là hỏi và đáp ở trong mơ. Và cũng ít chú ý đến câu thơ “Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” là câu thơ trong trạng thái chập chờn đang từ mộng về thực, đang từ ngủ sang thức và đặc điểm thi liệu cổ có tính ước lệ trong thơ chữ Hán của Bác. Tin thắng trận báo về như là một kết quả tất yếu được chuẩn bị, được xuất phát từ “quân vụ nhưng mang”. “Chính thị liên khu báo tiệp thì”- Tin thắng trận từ chiến khu báo về đúng thời điểm tỉnh hẳn giấc mơ. Và bài thơ được viết xong. Đây chính là điểm độc đáo nhất của hoàn cảnh thành thơ bài Báo tiệp.
Bài thơ Vọng Nguyệt ( ngắm trăng )
Trong tù ko rượu cx ko hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Ng ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ .
Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.
_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
==>Trong tù không rượu cũng không hoa
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng.
_Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.
Mong giúp ích cho bn
-Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
-Cảm nhận: bài thơ Ngắm trăng của Bác tuy giản dị nhưng hàm súc. Bác làm thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, Người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo!
Hình ảnh đêm trăng sáng luôn là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ , nhưng có lẽ cảnh đêm trăng gây ấn tượng với người đọc nhất là những bài thơ đêm trăng của tác giả Hồ Chí Minh . Qua sự sáng tạo về thơ văn của Bác , hình ảnh cảnh đêm tranh bình dị hiện lên với vẻ đẹp huyền ảo và tràn đầy sức sống mà không nhà thơ nào có được . Đêm trăng qua bài thơ Bác viết tạo cảm giác sức sống đang trỗi dậy tràn ngập đất trời ; cảnh quan đẹp , khoáng đạt ,thơ mộng đến lạ kỳ . Những bài thơ trăng Bác viết gợi cho người đọc nhiều cảm xúc về những bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh và sống động ,đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và sâu đậm của Bác .
phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh: cảnh khuya và rằm tháng trăng.
Tham Khảo:
“Cảnh khuya” được Bác viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Bài thơ đã thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan tỏa bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Có thể thấy được cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng như âm thanh của tiếng hát sâu lắng. Bác đã vận dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
“Bài ca Côn Sơn” đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tai.
Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đóa hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Chữ “lồng” được điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong “Chinh phụ ngâm”:
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng…”
Trong câu có tiểu đối “trăng lồng cổ thụ/bóng lồng hoa” tạo sự cân xứng trong bức tranh về “trăng”, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ…”
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Đã từng có rất nhiều đêm Bác không ngủ được:
“Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Như vậy, Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác.Khi đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
Tham khảo:
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác gia Hồ Chí Minh.
- Giới thiệu về bài thơ Cảnh .
2. Thân bài
- Vẻ đẹp thiên nhiên (hai câu đầu).
- Bức tranh thiên nhiên hiện lên là một bức tranh động chứ không phải tĩnh do âm thanh và hình ảnh :
+ Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào. Tiếng suối ấy ngọt ngào như tiếng ca của một cô gái giũa đất trời thiên nhiên.
-> Trước kia trong thơ trung đại thiên nhiên được lấy làm chuẩn mực để nói về vẻ đẹp của con người (biện pháp ước lệ tượng trưng); còn trong thơ Bác con người làm chuẩn mực để chỉ cái đẹp của thiên nhiên (Tiếng suối như tiếng hát).
+ Trăng mang ánh sáng huyền ảo, lung linh chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu. Ánh trăng bao trùm lên mọi cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây ấy lại bao bọc lấy những dặm hoa. -> Điệp từ “lồng” nhấn mạnh vào sự tỏa, xuyên suốt của ánh sáng trăng khuya.
=> Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm khi vừa có âm thanh, có hình sắc.
- Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng
Đối ngược lại với thiên nhiên lung linh kia là tâm trạng của nhà thơ. Đó là một tâm trạng đầy bất trắc, âu lo vì nước nhà.
- Bác không ngủ:
+ Để ngắm thiên nhiên thơ mộng. Trong hoàn cảnh lúc đất nước ta đang gồng mình chống quân giặc. Trái ngược với sự khốc liệt thì vào ban đêm thiên nhiên lại yên bình và thơ mộng đến lạ thường. Điều đó khiến cho thi sĩ không thể không cất lên những vẫn thơ.
+ Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc, bác lo cho dân tộc ta nên mới thao thức, không ngủ được.
=> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc, một tâm hồn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu.
- Nghệ thuật:
+ thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi…
3. Kết bài
- Nội dung của bài thơ
- Cảm nghĩ của bản thân
Bài làm
MB: Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ đi trước. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà vẫn được trân trọng và phát triển.
LĐ 1: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; là nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình yêu cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho Tổ quốc. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm tuy đơn giản, gần gũi nhưng nó lại nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
LĐ 2: Thế nào là yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, cùng nhau chống lại kẻ thù.
Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.
Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ, giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết nữa.
LĐ 3: Phản đề: Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.
LĐ 4: Liện hệ bản thân: Là học sinh, được coi những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.
KB: Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để xây dựng và cống hiến cho đất nước.
Ai về Quảng Ngãi mà xem
Bãi tơ vàng óng đồng ken lúa vàng
Xóm thôn sực nức mùi đàng
Nhắp chè Tam Bảo luận bàn văn chương
2 Ai về núi Ấn sông Trà
Có thương cô bậu ghé nhà mà thăm
3 Ai về Quảng Ngãi
Cho tôi gởi ít tiền
Mua giùm miếng quế lâu niên
Đem về trị bệnh khỏi phiền bà con
4 Ai đi bờ đắp một mình
Phất phơ chéo áo giống hình vợ tôi
5 Ai về Cổ Lũy cô thôn
Nước sông Trà Khúc sóng dồn lăn tăn
6 Ai về quê ấy Nghĩa An
Ghé thăm phong cảnh chùa Hang, Bàn Cờ
7 Ai về Cà Đó
Chịu khó xách ky
Tay cầm đôi đũa
Lưng đi lòm khòm
8 Ai về Long Phụng thì về
Có sông tắm mát giếng kề một bên
9 Ai về Cổ lũy, xóm câu
Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng
10 Ai về Quảng Ngãi, Ba Tơ
Rừng thiêng nhớ buổi dựng cờ đánh Tây
11 Ai về Sơn Tịnh quê ta
Đừng quên chiến thắng Ba Gia lẫy lừng
12 Ai kêu ai hú bên sông
Tui đang vá áo cho chồng tui đây
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ gánh dây đi trồng
Đạp xe lấy nước tràn đồng
Lập lăng thờ mẹ ẳm bồng em xưa
13 Ai đi trên đập một mình
Phất phơ chéo áo giống hình phu quân
14 Ai về An Đại nhắn lại vài lời
Duyên nợ tại trời, bớt nhớ bớt thương
Giục mã đơn đường, dứt tình đi sợ tội
Tiếc công anh lặn lội nhiều ngày
Bảng có treo mược bảng, thơ có bày mược thơ
15 Ai đem con én qua sông
Cho nên con én ngồi buồn rỉa lông
Chim khôn quen lấy cái lồng
Cá khôn quen dịch vợ chồng quen hơi
Cá về biển Bắc nghỉ ngơi
Chim dựa gầm trời ngày tháng đinh ninh
Cách xa nhắn một chữ tình
Cảm thương cho bạn một mình bạn ơi
16 Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên
17 Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu
18 Anh ra đi lính cho làng
Nước mắt ròng ròng nhớ mẹ nhớ cha
Cực vì ông nớ trong tòa
Sức anh đi lính vậy mà phải đi
Ra đi tới rặng Trà Mi
Thấy kẻ thăm con người thăm cháu thiếp đi thăm chàng
Đi ra vừa tới ngoài Hàn
Thấy lính đi tập dư ngàn dư trăm
Thiếp thương chàng mới ghé qua thăm
Chàng qua nước bển biết mấy mươi năm chàng về
Thôi thôi em trở lộn về
Nuôi cha với mẹ trọn bề hiếu trung
19 Anh thương em đừng cho ai biết
Đừng cho ai biểu, đừng cho ai bày
Thâm thâm dìu dịu mỗi ngày mỗi thương
Nước mía trong nấu lọc thành đường
Anh thương em thì anh biết chớ thói thường biết đâu
20 Anh thương em đừng cho ai biết, đừng cho ai hay
Đừng cho ai biểu, đừng cho ai bày
Thâm thâm dìu dịu mỗi ngày mỗi thương
Nước dưới sông ai sá dễ đong lường
Bạn có thương ta bạn biết chớ thói thường có biết đâu
21 Anh sảy thì em lại cào
Lúa bắp mới đặng đầy bồ, đầy chum
22 Anh đi bỏ võng ai nằm
Bỏ dâu ai hái, bỏ tằm ai nuôi
23 Anh muốn chơi đờn bản năm dây
Nhà em cũng có năm cây đờn cò
Đờn kêu tiếng nhỏ tiếng to
Đờn bài Lưu thủy xang hò thì xang
Đờn kêu tích tịch tình tang
Đờn kêu cho thấu tai chàng chàng ơi
Đêm năm canh lặng gió thanh trời
Đó anh khoan giấc ngủ đặng nghe lời em phân
24 Anh ra đi đi lính cho làng
Thượng văn hạ võ làm quan triều đình
Ra đi có tướng có binh
Lên lưng con tuấn mã ra kinh một hồi
Phò vua một dạ trên ngôi
Em tưởng anh có ngãi em ngồi em trông
Hay đâu anh bạc ngãi vong ân
Liệng ra biển Bắc trôi lần biển Đông
Bấy lâu tưởng ngãi vợ chồng
Hay đâu tác nước biển Đông một mình
25 Anh về trồng trúc ngay hàng
Trồng tre ra trái đây nàng theo không
26 Anh thương em xách rượu qua cầu
Đứt dây rượu đổ
Trầu sổ trầu trôi
Cái lá trôi xuống
Cái cuống trôi lên
Làm người chẳng sự sao nên
Anh thương em đỡ đỡ thương bền đặng lâu
27 Anh nói với em không thiệt không thà
Đùng đình ra trái nửa già nửa non
Anh nói với em anh chưa vợ chưa con
Con đâu mà khóc đầu non tè tè
Thôi thôi anh trở lộn về
Trước nuôi cha mẹ sau trọn bề gia phong
28 Anh thương em thì đừng có luân con mắt, đừng có quẹt ngón
tay
Người ta đông như hội cứ thẳng ngay mà nhìn
Miếng trầu miếng thuốc em không xin
Thuốc anh anh hút đừng đưa, đừng mời
Miệng thế gian họ đồn thổi anh ơi
Cứ giả lơ làm lảng như hồi chưa quen
29 Anh ơi giữ đạo tam cang
Dù sanh dù tử cũng giữ cho toàn trước sau
Anh ơi đừng có ham giàu
Tỉ như con chim kêu núi Bắc, con cá sầu biển Đông
Có duyên thì vợ thì chồng
Không duyên ở vậy lập vườn hồng trồng hoa
Hỡi người bạn cũ gần xa
Ham nơi phú quý bỏ nghĩa ta sao đành
30 Anh gặp em đây như vợ gặp chồng
Thác như đòn gánh gãy giữa đồng gặp tre
Anh gặp em đây như chén gặp ve
Thác như bình tích gặp chè Ô Long
31 Anh đi đâu bỏ quạt lăn châu
Bỏ thương bỏ nhớ bỏ sầu lại đây
Anh đi đâu bỏ cửa bỏ nhà
Bỏ ba cây kiểng cho gà nó bươi
32 Anh có vợ trước anh có con trước
Em lấy chồng sau em có con sau
Lúa đen trổ trước phơi màu
Trì trì trổ muộn hai màu giống nhau
33 Anh với em như quế với gừng
Dẫu xa nhân nghĩa xin đừng tiếng chi
Anh về cuốc đất trồng cau
Cho em trồng ké giây trầu một bên
Bao giờ trầu nọ lớn lên
Cau kia có trái thì nên vợ chồng
34 Anh chẻ tre bện sáo ngăn sông
Kịp khi đó vợ đây chồng kết đôi
Anh chẻ tre bện sáo cho dày
Ngăn sông Trà Khúc chờ ngày gặp em
35 Anh thương em anh để đó đã
Chèo ghe ra giã mua bộ chén chung
Chén lớn sơn đỏ, chén nhỏ sơn vàng
Rượu lưu ly chiết để hai hàng
Cha với mẹ nhận lễ, thiếp với chàng gầy duyên
36 Anh có thương em thì anh để đó đã
Đi lên chợ giã mua bộ chén chung
Chén lớn sơn đỏ, chén nhỏ bịt vàng
Rượu lưu ly thiếp để hai hàng
Cha với mẹ uống trước thiếp với chàng uống sau
37 Anh thương em không lẽ anh thương thầm
Thương thì rượu quế trầu mâm tới nhà
38 Anh về mỗi bước mỗi biên
Bước bao nhiêu bước dạ anh phiền bấy nhiêu
39 Anh về dưới nớ em ở lại trên ni
Dặn em hai chữ nhớ ghi vào lòng
Thương nhau nước đục cũng trong
Ghét nhau nước chảy giữa dòng cũng dơ
Mực sa xuống giấy thành thơ
Đừng nghi mà tội đừng ngờ mà oan
Kề tai nghe tiếng anh than
Trước sao sau vậy giữ đàng thủy chung
40 Anh về bán ruộng cây da
Bán đôi trâu già mới cưới đặng em
41 Anh về bán cái nồi rang
Bán đôi đũa bếp cưới nàng còn dư
42 Anh về tìm vảy con cá trê
Tìm gan con tôm sú tìm mề con lươn
Bao giờ bún nọ có xương
Dây tơ hồng có rễ thiếp mới thương đặng chàng
43 Anh đi đường ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
44 Anh đi ba bữa anh về
Rừng sâu nước độc chớ hề ở lâu
45 Anh đi em mới trồng hoa
Anh về hoa nở được ba trăm nhành
Một nhành là chín búp xanh
Bán ba đồng một để dành một nơi
Tiếng anh ăn học một đời
Cậy anh tính thử vốn lời bao nhiêu
46 Anh có vợ trước lâm đàng cực khổ
Em có chồng sau đặng chữ thanh nhàn
Ra đi cáng võng nghinh ngang
Nghiêng mình xuống cáng chào chàng, cảm ơn
Con chim huỳnh nó đậu cành sơn
Ở sao cho trọn nghĩa thì hơn bạc vàng
47 Anh có vợ trước lâm đàng cực khổ
Em có chồng sau đặng chỗ giàu sang
Ra đi quân lính hai hàng
Nghiêng mình xuống võng chào chàng buổi xưa
Chào rồi thiếp đón chàng đưa
Đây em đà trọn nghĩa sao anh chưa trọn tình
48 Anh trách con chim bạc con chim không bạc
Lồng kia rách nát lưới nọ rã rời
Lồng treo một nơi sào dựng một ngả
Con chim chết trong lòng bụng dạ thảo ngay
49 Anh gặp em đây con bóng vừa trưa
Nghĩa đà hết nghĩa tình chưa phỉ tình
50 Anh xách bầu rượu tới đó
Thôi anh chịu khó xách về
Giàu nghèo em chẳng dám chê
Để em nuôi từ mẫu cho trọn bề hiếu trung
51 Anh đi lên
Em gởi thơ lên
Anh đi xuống
Em gởi thơ xuống
Đương ăn đương uống
Ngừng đũa coi thơ
Coi được nửa tờ
Ruông ruống nước mắt
Thiếp Bắc chàng Nam
Em cam bụng chịu
52 Anh đưa em về từ thuở mười ba
Công việc cửa nhà giao hết cho em
Bây giờ tuổi tác hom hem
Anh đi theo nẫu tòm ten sao đành
53 Anh đốn thì anh lấy
Máu ai thâm thịt nấy, tội gì em lo
Hổ phụ sinh hổ tử
Long mẫu xuất long nhi
Qua với em rủi có điều chi
Chín trăng anh không bỏ nữ nhi một mình
54 Anh thương em anh mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm không đau
Cảm thương chỗ đất không đau
Anh về bữa trước bữa sau em xa rồi
55 Anh với em cùng ở một làng
Bởi anh chậm bước nên đôi đàng cách xa
Bây giờ trách mẹ hờn cha
Trách trong căn số sinh ra lỗi giờ
Trách cùng bà Nguyệt ông Tơ
Xe Nam xe Bắc sao hai đứa mình không xe
56 Anh biểu em về dọn dẹp trong nhà
Mượn gấm cùng phản lót ra ba bốn từng
Họ hàng anh không để đi chưn
Đi xe cùng kiệu, trắp bưng không thiếu gì
Em ơi em chớ có đòi chi
Để qua về qua định liệu qua đi cho nàng
Qua đi cho em một quả hột xoàng
Cây trâm hột ngọc dây loan đủ rồi
Kiềng đồng, kiềng bạc, cà rá đủ đôi
Bông tai vàng nở, lược đồi mồi huyên thiên
Ăn rồi các họ đi liền
Những ngựa cùng ché theo liền một trăm
No nê hể hả thì nằm
Kẻ nằm lên võng người nằm kiệu mây
Bà con cô bác sum vầy
Xôm xôm bước tới đà đầy chật sân
Sui gia đây đó xa gần
Kẻ thời cột ngựa, người lần hiên mai
Thầy hương, bá hộ, tú tài
Thầy chánh, thầy phó, thầy cai những là
Một trăm hai họ đàn bà
Bà chánh, bà phó, bà già bước vô
Những còn ông chú, bà cô
Ông cậu, bà bác lô nhô hai hàng
Lẽ gì em lên em chào hết các quan
Em chào luôn tiếng nữa họ hàng bên qua
Lẽ gì trầu rượu em bưng ra
Trước em chào hai họ, sau em ra em nhận vàng
Hai bên xứng mặt giàu sang
Cha với mẹ đứng đó thiếp với chàng hòa duyên
57 Anh với em gá nghĩa tam tùng
Lạy cha cùng mẹ định dùm con thơ
Mau mau trời đã đến giờ
Những xe cùng ngựa đứng chờ ngoài sân
Cuối đầu mà lạy mẫu thân
Bước lên võng lược thẳng đàng theo anh
58 Anh về chẳng biết lấy gì đưa
Bánh trâm, bánh lạc, bánh lá dừa đưa anh
59 Anh đà biết ngõ em chưa
Ngõ em ngõ ngói mà chưa chạm rồng
Hai bên lê với lựu trổ bông
Anh có vợ năm trước em có chồng năm sau
Bây giờ hai đứa bằng nhau
Miễn là có phước chớ trước với sau làm gì
60 Anh đừng ham đờn bản năm giây
Nhà em cũng có năm cây đờn cò
Đờn kêu tiếng nhỏ tiếng to
Đờn kêu lưu thủy là hò xừ xang
Đờn kêu cho thấu tai chàng
Chàng ơi bớt ngủ nghe lời em phân
61 Anh về giữ dạ trung trinh
Gửi thư con ngư rước, gửi lời con nhạn đưa
Lời nguyền phơi nắng dầm mưa
Bát nước dư thiếp uống, bát cơm thừa chàng ăn
Em nguyền cùng anh ba bốn con trăng
Anh về giữ dạ đừng có nhíu nhăng nơi nào
62 Anh với em cùng ở một làng
Bởi anh chậm bước nên nàng đi xa
Bây giờ em không trách mẹ hờn cha
Trách rằng căn số sinh ra lỗi giờ
Trách cùng bà Nguyệt ông Tơ
Xui đường cho thiếp, bỏ bơ vơ duyên chàng
63 Anh gặp em đây muốn kết chỉ xe dây
Nhớ lời thề sơn minh hải thệ
Chiếc kim xuyến em còn dành để
Khăn vuông hường anh còn thế lại đây
Chàng thấy đó thì tường tâm sự
Lời giao ước của kia còn giữ
Duyên Châu Trần nghĩa nọ còn ghi
Anh nguyền với em thiên chiếu địa tri
Thôi thì thôi gặp nàng có thuở
Biển dầu cạn lòng Kiều còn nhớ
Non dầu mòn tình Trọng chớ quên
64 Anh về không lẽ em đi theo
Ruột đau từng đoạn bộ lông nheo ướt dầm
Ra đi không phép lẽ em dám cầm
Ra về tới ngõ châu dầm lệ rơi
65 Anh thương em thì đừng có luân con mắt, đừng có bắt cái tay
Người ta đông như hội ngó ngay chứ đừng nhìn
Anh thương em để dạ làm tin
Miếng trầu miếng thuốc giữ gìn anh ăn
Trầu em, em để trong khăn
Thuốc anh, anh hút đừng quăng, đừng dồi
Miệng thế gian quá lắm anh ơi
Chồng em hay đặng, vậy thời em nói sao
66 Anh đi mười một năm Thân
Ở nhà em đợi đã gần ba năm
Dầu mà nơi tử nơi sanh
Thì em cũng đợi nơi anh trở về
Ở nhà không dám ngoa nguê
Áo em năm nút chưa hề hở bâu
69 Anh về sao đặng mà về
Nhân nghĩa lời thề bỏ lại cho ai
Ra về đường liễu dặm mai
Khuyên anh ở lại khéo phai lời nguyền
70 Áo vàng đừng để sứt khuy
Cải lời cha mẹ làm chi tội trời
71 Áo anh cởi mãi không ra
Lời thề năm ấy anh đà bỏ quên
72 Áo thay tay chờ ngày giao bạn
Miệng kêu ới chàng cho xứng trượng phu
Đó bạn hò nhu ta cũng hò nhu
Ai mà hò hoán, hò thù mặc ai
73 Ăn tiêu nhớ tỏi ngậm ngùi
Tay bưng đĩa thịt nhớ mùi nước mắm ngon
Em tưởng anh lòng dạ sắt son
Hay đâu anh có vợ con ở nhà
Anh đến đây cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Kết nghĩa cũng đặng sợ con vợ già nó ghen
74 Ăn tiêu nhớ tỏi ngậm ngùi
Ngồi trong đám hẹ nhớ mùi hành hương
Ăn chanh nhớ tới mùi hường
Bưng chén cơm tấm nhớ dĩa muối gừng còn cay
75 Ăn chanh chép miệng chua chua
Anh đưa em đến chợ Chùa xa xa
Mảng lo cha yếu mẹ già
Đặt lưng xuống đất con nhạn đà trở canh
76 Ân tình chưa đặng bao lâu
Tằm sao nở bỏ nghĩa dâu hỡi tằm
1. Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
2. Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.
Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
3. Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
4. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
5. Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng,
6. Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
7. Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương.
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
8. Ra đi anh nhớ Nghệ An,
Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam đàn thơm tương.
9. "Yến sào Vinh Sơn
Cửu khổng cửa Ròn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu quán Hàn...
Rượu dâu Thuận Lý..."
10. Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần phải có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức tuyệt vời cao cả? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, Hổ Chủ tịch đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Cô đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
giai thich cau noi co tai ma khong co duc la nguoi vo dung
Cậu nói của HỒ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp.
Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.
Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.
Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi củà người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn cố tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tàj thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.
Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.
Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người.
Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mong ước.
2 ,
Nhắc đến M. Gorki ta không chỉ nhắc đến sự vĩ đại của một nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa mà còn nhớ đến một tấm gương sáng chói trong việc tự học thành tài. Trên con đường tự học đầy gian khổ của nhà văn, sách là người bạn lớn thân thiết và gắn bó. Nhà văn từng nói: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới". Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.
Sách là kiến thức của con người đã được tích luỹ, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều có ích. Sách là những suy nghĩ, những ước mơ, hoài bão, những tình cảm mà con người muốn được cùng chia sẻ. Sách thật sự kỳ diệu và từ xa xưa, con người đã biết đến sự kỳ diệu đó.
Khi nền văn hoá chưa tiến bộ, máy in chưa ra đời, thậm chí cả giấy bút cũng chưa có, con người đã nghĩ ra một điều gì đó tương tự như "sách". Người Ai Cập cổ đại cũng dùng đất sét để ghi những lưu trữ cần thiết. Người Trung Quốc thì dùng mực viết lên các thẻ tre. Người Pháp thì lại dùng các tấm da dê... Đó chính là những hình thức đầu tiên của sách. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của sách, họ cần sách để giữ lại những kinh nghiệm sống, những câu chuyện lịch sử... để truyền lại cho đời sau.
Ngày nay, khi nghề in đã vô cùng phát triển, hàng ngàn cuốn sách ra đời nhưng con người vẫn không mất đi hứng thú khi lật lại những trang sách cổ. Họ tìm tòi ý nghĩa của các hình vẽ, các loại chữ cổ để biết được thêm về đời sống ngày xưa. Bây giờ, ngôn ngữ của các nước khác nhau đều được mọi người biết đến, yêu thích và học hỏi; thì các cuốn sách lại càng được quý trọng. Không phải vì ngẫu nhiên mà một quyển sách lại được dịch ra nhiều thứ tiếng, đó là để mọi người hiểu nhau hơn, biết đến các tập tục, các kinh nghiệm... của nước bạn. Dường như sách đã vượt qua mọi không gian, mọi thời gian gắn kết mọi người với nhau.
Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới! Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tận. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.
Trên thực tế, có những trang sách được cả triệu triệu người biết đến. Đó là những trang sách của Galilê giúp con người hiểu biết thêm về trái đất. Sách của Đácuyn càng làm rõ hơn về các loài sinh vật, sách của Êđixơn nói vể các hiện tượng vậy lý, về bóng đèn, đầu xe hoả... mà sau này ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Sách của Mác, Lênin đã giúp cho con người nhận thức được tầm quan trọng của tự do, đã phần nào đóng góp trong những cuộc cách mạng nổ ra giành lại hòa bình dân tộc. Ta đọc thơ V. Hugô, Lý Bạch. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du... để biết được cuộc sống xưa kia và tâm tư tình cảm của tác giả. Đọc truyện cổ Grim, truyện cổ tích Anđécxen, truyện ngụ ngôn La Phôngten để thấy được cách suy nghĩ của con người đổng thời rút ra bài học quý giá.
Học sinh ngày nay, bạn đồng hành đi học là sách vật lý, sách văn học, sách toán, sách kỹ thuật... đủ để cho thấy sách không thể thiếu trong đời sống. Sách cho con người tri thức, sách là hành trang cho con người bước vào đời. Có sách vật lý thì học sinh mới biết đến Galilê, Ampe, biết được vận tốc, gia tốc, có sách địa lý mới biết được các nước trên thế giới. Có sách lịch sử mới biết được nguồn gốc con người... Niềm vui khi được đi học của mỗi học sinh đã cho thấy sách đã mở rộng những chân trời mới mà ai cũng muốn được khám phá.
Sách là ước mơ, là khát vọng của con người. Sách đã trả lời biết bao nhiêu câu hỏi: Ta là ai? Ta là gì? Ta có quan hệ gì với hàng triệu con người khác? Ta ước mơ gì? Ta có khát vọng gì? Sách nói lên mơ ước của con người, giúp người đọc hiểu được cái sai, cái đúng, biết được đâu là hạnh phúc, đâu là bất hạnh, chỉ dạy cho con người cách sống sao cho có nghĩa, dạy cho con người mơ ước đến những điều tốt đẹp hơn cho mình và cho cả cộng đồng.
Vậy là những cuốn sách đã rất có ích cho con người. Và điều mà M. Gorki muốn gửi gắm qua câu nói đó là hãy không ngừng đọc sách vì sách là kho báu vô cùng kỳ diệu của con người.
Trước khi đọc một cuôn sách ta phải quý trọng, nâng niu từng trang sách. Từ một cuốn sách bị quăn mép cho đến cả một tủ sách không bị quăn một cuốn nào đều là thái độ cùa người đọc với cuốn sách. Một con người mà không đọc sách hay không ham mê đọc sách là một điều không thể được, có những người biết đọc, biết viết thì lại không hề có hứng thú với những cuốn sách, còn những con người không biết đọc, biết viết thì lại nâng niu từng trang sách mà họ mơ ước sẽ đọc được. Đọc sách thì cũng phải biết tập trung, đừng đọc khi đầu còn đang suy nghĩ vẩn vơ về những thứ khác. Phải tập trung thì ta mới hiểu một cuốn sách. Đọc sách thì phải biết hành động theo sách chứ chỉ đọc thì hàng trăm, hàng nghìn cuốn cũng đều trở nên vô dụng. Ta thấy rằng đọc sách là một cách tự bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần cho mọi người. Nhưng cũng cần lưu ý đến cách chọn sách. Phải chọn những cuốn sách tốt, sách hay, chớ nên đọc những cuốn sách xấu.
Thế nào là sách tốt? Đó là một cuốn sách có thể giúp con người hiểu biết thật đúng đắn về cuộc sống để chúng ta hiểu biết mà có thái độ yêu ghét đúng đắn. Những cuốn sách đó phải khiến con người gần lại với nhau hơn. Chúng ươm mầm cho những tài năng tương lai. Chúng nuôi dưỡng, khích lệ những khát vọng vô cùng cao thượng. Sách còn khiến cho tâm hồn con người ngày càng phong phú và trong sáng như bầu trời xanh ngắt không gợn mây. Đó mới là sách tốt.
Còn sách xấu? Những cuốn sách này đã đưa ra những lời lẽ xảo trá để con người không thể biết được cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này nhưng lại bôi nhọ các dân tộc khác. Đó còn là những cuốn sách phản động, gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Để lừa bịp dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. Thừa cơ đó chúng có thể đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta. Vì vậy khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này.
Sách là kiến thức, đọc sách là một cách bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần, một việc mà ta nên làm. Nhưng không phải sách nào cũng đọc được, ta phải biết chọn sách cho phù hợp với mình, phải biết chọn sách tốt để đọc. Nếu chọn đúng loại sách, sách sẽ đem lại những điều ta cần biết, cần học hỏi, giúp ta sống đẹp hơn. Đọc sách là để rút ra những kinh nghiệm. Ngoài biết cách chọn sách, ta còn phải biết cách đọc. Vậy đọc như thế nào cho đúng? Đọc mà khòng biết vận dụng thì cũng chẳng có ích gì. Vì thế không chỉ đọc, ta còn phải biết ứng dụng những điều đó vào cuộc sống hàng ngày. Như thế đọc sách mới có ý nghĩa.
Lênin nói: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Sách đã trở thành vô cùng quan trọng đối với con người. Không có sách thì con người sẽ không có kiến thức, văn minh nhân loại sẽ lụi tàn. Sách có giá trị to lớn và gắn liền với sự phát triển của đời sống hàng ngày.
3 , Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
"Cha sinh mẹ dưỡng", nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đà phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm được. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng. Nóc nhà che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội "trọng nam khinh nữ" xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay cũng vô cùng quan trọng.
Công lao sinh dưỡng của mẹ lại càng to lớn: "Nghĩa mẹ như mức trong nguồn chảy ra". Đây là một hình ảnh so sánh rất đẹp, rất hay. Bởi lẽ, nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hy sinh của mẹ dành cho con.
Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng: Nuôi con cho được vuông tròn / Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong”. Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ: "Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: Chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ; Chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ "hiếu", dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao từ mấy nghìn năm trước nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
thanks