Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các thành tựu văn hóa tiêu biểu ở các quốc gia Đông Nam Á:
- Tín ngưỡng – tôn giáo:
+ Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang, Cam-pu-chia, các vương quốc của người Thái, người Miến Điện.
+ Nhiều ngôi chùa được xây dựng bên cạnh việc thờ phụng mà còn trở thành những trung tâm văn hóa thời bấy giờ.
+ Hồi giáo cũng được du nhập vào Đông Nam Á vào thế kỉ XII – XIII.
- Chữ viết – văn học:
+ Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn.
+ Chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV.
+ Trên cơ sở cải tiến chữ Hán (Trung Quốc), người Việt đã tạo ra chữ Nôm.
+ Bên cạnh văn học dân gian, dòng văn học viết xuất hiện và phát triển nhanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Sách của các ông vua” của In-đô-nê-xi-a, “Truyện sử Mã Lai” của Ma-lai-xi-a,…
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, tháp,… được xây dựng: khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma), chùa Vàng (Thái Lan),…
+ Nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng thần, Phật, phù điêu,… thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và sự sáng tạo của các nghệ nhân Đông Nam Á.
Nhận xét:
+ Các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa.
+ Các nước này đều có những nét tương đồng nhất định về văn hóa.
- Tín ngưỡng – tôn giáo:
+ Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang, Cam-pu-chia, các vương quốc của người Thái, người Miến Điện.
+ Nhiều ngôi chùa được xây dựng bên cạnh việc thờ phụng mà còn trở thành những trung tâm văn hóa thời bấy giờ.
+ Hồi giáo cũng được du nhập vào Đông Nam Á vào thế kỉ XII – XIII.
- Chữ viết – văn học:
+ Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn.
+ Chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV.
+ Trên cơ sở cải tiến chữ Hán (Trung Quốc), người Việt đã tạo ra chữ Nôm.
+ Bên cạnh văn học dân gian, dòng văn học viết xuất hiện và phát triển nhanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Sách của các ông vua” của In-đô-nê-xi-a, “Truyện sử Mã Lai” của Ma-lai-xi-a,…
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, tháp,… được xây dựng: khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma), chùa Vàng (Thái Lan),…
+ Nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng thần, Phật, phù điêu,… thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và sự sáng tạo của các nghệ nhân Đông Nam Á.
* Một số thành tựu văn hóa Ấn Độ:
- Tôn giáo: đạo Hindu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.
- Chữ viết:
+ Phổ biến nhất là chữ Phạn.
+ Chữ Phạn là nguồn gốc của chữ Hindu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
- Văn học – nghệ thuật:
+ Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,…
+ Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo.
+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo.
* Nhận xét: Thời kì này, các thành tựu văn hóa Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng, được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX
- Tư tưởng – tôn giáo:
+ Nho giáo: hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.
+ Phật giáo: phát triển và thịnh hành nhất dưới thời Đường, nhiều chùa chiền, tượng phật được xây dựng.
- Sử học, văn học:
+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư,…
+ Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Thể thơ nổi tiếng nhất đó chính là thơ “Đường luật”.
+ Tiểu thuyết chương hồi: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),…
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Nhiều cung điện cổ kính như Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.
+ Nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,…
- Khoa học kĩ thuật:
+ Tứ đại phát minh: thuốc súng, kỹ thuật in, la bàn và giấy.
+ Các ngành khoa học khác: Cửu chương toán thuật, phép tính lịch, thuật phẫu thuật và châm cứu trong y học.
- Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, em ấn tượng với thành tựu về Văn học. Vì:
+ Nền văn học Trung Quốc rất phong phú, đa dạng về thể loại, ví dụ: thơ Đường luật, kịch, tiểu thuyết chương hồi…
+ Trung Quốc có nhiều tác phẩm văn học đồ sộ, vang danh qua nhiều thế hệ, như: Tam quốc diễn (nghĩa của La Quán Trung); Hồng Lâu Mộng (của Tào Tuyết Cần)… Những tác phẩm này trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều bộ phim mà hiện nay chúng ta vẫn xem, chẳng hạn như phim Tây Du Kí…
+ Văn hóa Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn tới nền văn học của Việt Nam thời trung đại.
tham khảo
Nhận xét về thành tựu văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX:
- Văn hóa Ấn Độ thời kì Mô-gôn đạt được nhiều thành tựu so với thế giới đương thời.
- Đây là thời kì phát triển rực rỡ của văn hào và thi ca Ấn Độ
- Chú trọng giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc bằng cách cho chép lại các bộ sử thi cổ đại hay xây dựng thư viện.
- Nghệ thuật kiến trúc và hội họa đạt được nhiều thành tựu và mang phong cách nghệ thuật độc đáo của thời kì Mô-gôn
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á :
-Tín ngưỡng : Xây chùa thờ Phật
-Tôn giáo : Đạo Phật và đạo Hồi
-Chữ viết :
+ Chữ Thái, chữ Lào ra đời trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn Độ
+ Chữ Nôm của người Việt ra đời trên cơ sở chữ Hán của người Trung Quốc
-Văn học : Văn học dân gian, văn học viết phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng.
-Kiến trúc : Đền Ăng-Co (Campuchia), chùa Vàng (Mianma), chùa Vàng (Thái Lan), Thạt Luổng (Lào)
-Điêu khắc : tượng Thần, Phật, phù điêu.
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo | - Phật giáo: vương quốc Pagan, Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái, Cambodia - Hồi giáo: thế kỉ XIII được du nhập vào Đông Nam Á |
Chữ viết | Xuất hiện sớm, nhiều nước có chữ viết riêng. |
Văn, sử học | Đám cưới Arjuna Wijaya (Java), Đại Việt sử ký (Đại Việt), sử thi Nagarakretagama (Majapahit)… |
Nghệ thuật | - Kiến trúc: kinh đô chùa Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long - Điêu khắc: điêu khắc đá của Campuchia, vẽ bích họa ở chùa Pa-gan |
* Nhận xét:
- Tại Đông Nam Á, các tôn giáo ngoại lai: Phật giáo, Hồi giáo phát triển mạnh mẽ.
- Sự xuất hiện sớm của chữ viết đã tạo cơ sở cho sự phát triển văn học, sử học...
- Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này phát triển rực rỡ với nhiều công trình lớn và được bảo tồn đến tận ngày nay.
a. Tư tưởng - tôn giáo:
- Tín ngưỡng thờ thần vẫn phổ biến trong nhân dân
- Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều được coi trọng
- Đặc biệt thời kì này đánh dấu sự ra đời của Phật giáo dân tộc với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm yên Tử do Trần Nhân Tông sáng lậpb. Giáo dục và khoa học kĩ thuật:
- Giáo dục:
+ Năm 1253, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân.
+ Trường tư cũng được mở nhiều ở làng, xã
- Khoa học - kĩ thuật:
+ Về sử học, Lê Văn Hưu biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt
+ Về Quân sự nổi tiếng có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn
+ Về y học có Thiền sư Tuệ Tĩnh - là người đầu tiên xây dựng nền y học truyền thống của người Việt
+ Thiên văn học có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán
c. Văn học và nghệ thuật:
- Văn học: Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông bạch Đằng của Trương Hán Siêu…
- Nghệ thuật:
+ Các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng khá nhiều như: tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc…
+ Các tác phẩm điêu khắc bằng đá, chạm khắc gỗ được coi là kiệt tác nghệ thuật dân tộc
+ Hát chèo, múa rối nước phổ biến, nhiều nhặc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm phổ biến vào thời kì nàyLĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo | - Phật giáo: cơ sở thống nhất các bộ tộc lào, ảnh hưởng mạnh đến đời sống văn hóa, xã hội Lào. |
Văn học | Kho tàng truyện cổ tích, truyền thuyết,… |
Chữ viết | Thế kỉ XIII, chữ Lào ra đời với các nét chữ cong |
Phong tục | Xứ sở của hội hè, người Lào thích ca hát nhảy múa (hát Lăm, múa Lăm-vông) |
Nhận xét:
- Kế thừa những di sản văn hóa cổ đại, đến thời trung đại, trên cơ sở những điều kiện kinh tế xã hội mới và sự giao lưu văn học với bên ngoài, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo ra những thành tựu văn hóa rất rực rỡ và độc đáo, trong đó nổi bật nhất là các mặt tư tưởng, văn học, sử học, nghệ thuật và một số lĩnh vực khoa học kĩ thuật
- Những thành tựu lớn lao trên tất cả các lĩnh vực đã làm cho Trung Quốc trở thành một trung tâm văn minh quan trọng ở Viễn Đông và trên thế giới.