K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Mở bài:

Trong phần mở bài các em cần có các nội dung chủ yếu sau:

- Giới thiệu qua về tác giả.

- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm.

- Nội dung ý nghĩa của đoạn, câu thơ các em chuẩn bị phân tích (nếu đề cho ra đoạn, câu thơ)

- Bắt vào phần đề bài yêu cầu.

Lưu ý: Phần mở bài cần tự nhiên, đủ nội dung và sáng tạo.

2. Thân bài:

Đây là phần quan trọng nhất, khó nhất chính vì thế cũng chiếm nhiều điểm nhất và trong bài viết của các em cũng thể hiện lỗi “diễn xuôi” thơ nhiều hơn cả. Để khắc phục được tình trạng này trước khi làm bài các em nên lập dàn ý theo cách:

- Soi chiếu bài thơ, đoạn thơ, câu thơ của đề yêu cầu phân tích vào các đặc điểm đã nêu ở phần I. để rút ra điều các em cần cảm nhận từ yêu cầu của đề bài.

- Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên trình bày khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm, đặc biệt là các đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ.

- Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn đề đi sâu cảm nhận.

- Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn các em vừa phải khái quát được nội dung đoạn mình vừa viết, vừa phải liên hệ được với nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi chuyển đoạn mới phải có liên kết đoạn.

- Phần thân bài các em cần triển khai khoảng bốn đến 5 đoạn, dựa vào khả năng viết của mình, nhào nặn những nội dung cơ bản trong mỗi đoạn thành sản phẩm mang đậm cái tôi của chính mình trong bài viết.

3. Kết bài:

- Khái quát được nội dung đề yêu cầu.

- Từ những gì đã cảm nhận em rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc sống.

12 tháng 10 2020

Lãnh Hàn Thiên Y trả lời đúng nhưng hơn dài

14 tháng 2 2019

Bài tham khảo :

Mở bài:

    • – Giới thiệu về Bác Hồ và tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc dành cho Người: Bác là vị lãnh tụ dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của mỗi người Việt Nam. Nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới luôn dành cho Bác sự ngưỡng mộ và lòng tôn kính.
      • – Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.

Thân bài:

    • Chứng minh Bác giản dị qua các phương diện:
    • – Bác giản dị trong cách ăn:
    • + Bữa ăn chỉ có vài ba món rau, dưa, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào
    • + Dịp lễ tết, có món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng
    • +Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.
    • – Bác Hồ giản dị trong cách mặc:
    • + Bộ quần áo cũ sờn vai, đôi dép lốp đã mòn
    • + Được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại những chiến sĩ, đồng bào thiếu thốn.
    • – Giản dị trong cách ở:
    • + Ở nhà sàn, căn phòng bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp “nhà lá đơn sơ một góc vườn/gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”
    • + Những ngày ở Việt Bắc Bác sống trong hang đá, cuộc sống cháo bẹ, rau măng nhưng vẫn lạc quan.
    • + Khi đất nước thống nhất Người được đó về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ.
    • – Bác giản dị, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt. Bác tự trồng rau, nuôi cá, nếu có chi tiêu gì Bác cũng trích từ lương của mình.
    • – Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết:
    • + Khi sáng tác văn, thơ Bác đặt ra câu hỏi viết cho ai và viết như thế nào. Bác sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày rất gần gũi với người dân.
    • + Lúc người đọc Tuyên Ngôn ĐL, Người đã dừng lại và hỏi một câu rất thân tình “Tôi nói mọi người có nghe rõ không”

Kết bài:

  • – Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác
  • – Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.
8 tháng 5 2019

Bài văn có bố cục 3 phần:

- Phần 1 ( từ đầu đến lũ bán nước và cướp nước): Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

- Phần 2 (tiếp đến lòng nồng nàn yêu nước): Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

8 tháng 2 2021

Dàn ý:

*Mở bài:

- Rằm tháng giêng là 1 trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 sang Xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui tràn đầy trên khắp đất nước Việt Nam. Niềm vui tràn vào trong lòng mỗi con người, tràn cả vào hương vị mùa xuân, lại dâng thêm vào trong thơ Bác, hài hòa tuyệt đẹp cả về cảnh và tình.

Thân Bài:

- Trong ko khí mùa xuân trên dòng sông êm đềm, con thuyền chở những người chiến sĩ cứ thế trôi, hòa cùng ánh trăng lung linh dát vàng tạo nên 1 phong cảnh tuyệt đẹp.

- Ánh trăng hiền dịu cứ tỏa xuống như muốn tràn đầy con thuyền, càng nghĩ càng thấy đẹp. Nhưng vẻ đẹp của đêm trăng, của bài thơ đâu chỉ dừng lại ở đấy. Tác giả đã nắm bắt cái thời điểm đẹp nhất của đêm trăng để biểu thị cho niềm vui, sức sống dân tộc... tất cả đều tươi mới, y như mùa xuân.

- Bên trong con thuyền chở đầy ánh trăng là hình ảnh những người chiến sĩ đang họp bàn việc quân, việc nước, gợi lên cho người đọc tình yêu quê hương sâu sắc, nỗi thán phục đối với những người cả đời tận tụy vì nước, vì dân.

- Tình yêu quê hương hòa cùng sự tươi mới của đất trời đã tạo nên 1 bức tranh thật đẹp, tạo nên 1 tác phẩm "nguyên tiêu" thật ấm áp, ngọt ngào.

Kết bài:

Bằng sự kết hợp tài hoa điêu luyện, thi sĩ Hồ Chí Minh đã mang đến cho ta thật nhiều cảm xúc khó quên, đã cho ta cảm nhận được tận tường vẻ đẹp của mùa xuân, sự ngọt ngào ko thể tả của tình yêu đất nước, con người. Qua đó cũng bồi đắp thêm cho ta 1 kho tàng tình cảm mà ít ai có thể mang lại.

16 tháng 8 2021

Tham khảo:

Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền dân tộc.“Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khẳng định rất rõ ràng về việc chủ quyền, đất nào thì vua ấy. Một sự độc lập và có chủ quyền riêng về chính trị, quân sự. Đó là sự thật hiển thiên không ai, không một thế lực nào được xâm phạm vào lãnh thổ chủ quyền của dân tộc ấy. Đó thể hiện một chân lí của cuộc đờiTrong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời.Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”  lời hỏi tội lũ giặc cớ sao sang xâm phạm, làm những điều xấu xa, phi nghĩa và sao lại dám trái với đạo trời, đã làm trái với những gì trời định.“Chúng mày nhất định phải tan vỡ” đó là lời cảnh báo trước những việc mà lũ giặc đã làm – gieo gió thì gặp bão. Điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu xa, lũ làm việc bất nhân, tàn bạo mà phải gánh chịu. Không chỉ vậy câu thơ còn khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cuối cùng mà còn tạo nên được niềm tin tất thắng mai sau.Nhận xét bố cục bài thơ: Bố cục chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu đã nêu ra chân lí khách quan về chủ quyền dân tộc và hai câu sau nếu ra vấn đề có tính hệ quả cho chân lí đã nêu.
16 tháng 8 2021

tham khảo :

Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền dân tộc.“Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khẳng định rất rõ ràng về việc chủ quyền, đất nào thì vua ấy. Một sự độc lập và có chủ quyền riêng về chính trị, quân sự. Đó là sự thật hiển thiên không ai, không một thế lực nào được xâm phạm vào lãnh thổ chủ quyền của dân tộc ấy. Đó thể hiện một chân lí của cuộc đờiTrong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời.Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”  lời hỏi tội lũ giặc cớ sao sang xâm phạm, làm những điều xấu xa, phi nghĩa và sao lại dám trái với đạo trời, đã làm trái với những gì trời định.“Chúng mày nhất định phải tan vỡ” đó là lời cảnh báo trước những việc mà lũ giặc đã làm – gieo gió thì gặp bão. Điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu xa, lũ làm việc bất nhân, tàn bạo mà phải gánh chịu. Không chỉ vậy câu thơ còn khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cuối cùng mà còn tạo nên được niềm tin tất thắng mai sau.Nhận xét bố cục bài thơ: Bố cục chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu đã nêu ra chân lí khách quan về chủ quyền dân tộc và hai câu sau nếu ra vấn đề có tính hệ quả cho chân lí đã nêu.

Dàn ý: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú(cảm động, buồn cười) em gặp ở trường

1. Mở Bài

- Thời gian, không gian kể chuyện cho bố mẹ nghe

- Giới thiệu câu chuyện mà mình định kể

2. Thân Bài

- Trình bày về thời gian, địa điểm của câu chuyện

- Giới thiệu những nhân vật xuất hiện trong câu chuyện

- Diễn biến câu chuyện

- Kết thúc câu chuyện

- Tâm trạng, cảm xúc của bố mẹ khi lắng nghe câu chuyện

3. Kết Bài

Cảm nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện với bố mẹ.

Hoc tot

9 tháng 11 2019

Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:

- Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc

+ Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở

+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)

- Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang

+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”

 

+ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

15 tháng 3 2017

a, Tìm hiểu đề và xác định ý

- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ

b, Lập dàn ý

- Nụ cười của mẹ hồi con còn thơ bé

- Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng ( học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác

- Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con

c, Viết bài

Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương và thật gần gũi

Thân bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ trong một số tình huống

Kết bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ