K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2019

Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và cả tương lai.

Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.

Xét về khía cạnh kinh tế, Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch…

Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt có 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điềm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi tài sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1-4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4-1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 cả nước.Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn, nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long được UNESCO xếp hạng.Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước… các di tích lịch sử và văn hóa như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm… đều được phân bố ở vùng ven biển.

Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đaị như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm, trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.

Xét về mặt an ninh quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.

Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa...

Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

30 tháng 5 2019

Đông Nam Á mở rộng 4,5 triệu km vuông gồm 11 quốc gia Việt Nam Lào Thái Lan Campuchia Indonesia Philippines Malaysia Myanmar điện Đông Timor và Brunei và Singapore

Trước những năm 1945 ở Đông Nam Á Đều trở thành thuộc địa của thực dân Âu Mỹ trừ Thái Lan

Trong chiến tranh thế giới thứ 2 các nước ở Đông Nam Á bị biến trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật

lợi dụng Nhật đầu hàng phe đồng minh một số nước ở Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh giành chính quyền như Indonesia Việt Nam Lào từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1945 nhưng nhưng ngay sau đó các nước thực dân Âu Mỹ lại quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á nhân dân các nước lại phải đấu tranh kháng chiến chống thực dân đấu tranh kiên cường và gian khổ năm 1954 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp của ba nước Việt Nam Lào Campuchia kết thúc thắng lợi chấm Vân Hà công nhận Cộng hòa Indonesia năm 1949 ngày 15 tháng 8 năm 1950 nước cộng hòa Indonesia ra đời trong bối cảnh Trung đó các nước thực dân phải công nhận độc lập của Philippines ngày mùng 4 tháng 7 năm 1946 hiện vào ngày mùng 4 tháng 1 năm 1948 mãi vào ngày 31 tháng 8 năm 1957 chỉ của Singapore ngày mùng 3 tháng 6 năm 1959 như vậy từ giữa những năm 50 của thế kỷ 20 ở Đông Nam Á giành được độc lập

nước Việt Nam Lào Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ năm 1975 mới kết thúc hoàn toàn

riêng Bruneiđến năm 1987 mới tuyên bố là một quốc gia độc lập

Đông Timor ra đời sau cuộc trư ra đời sau cuộc trưng cầu dân ý ở Indonesia và 4 năm 1999 đến ngày 20 tháng 5 năm 2002 Đông Timor trở thành quốc gia độc lập

sau khi giành được độc lập đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước ở Đông Nam Á đã chủ trương thành lập tổ chức liên minh khu vực em cùng nhau hợp tác phát triển đồng thời hạn chế sự can thiệp của các nước bên ngoài đối với khu vực nhất là trong bối cảnh cuộc chiến tranh của Mỹ diễn ra ở Đông Dương ngày càng phức tạp thậm chí có nguy cơ thất bại

ngày mùng 8 tháng 8 năm 67 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( gọi tắt theo tiếng Anh là Asean) ra đời tại Băng Cốc Thái Lan gồm 5 nước Philippines Malaysia Singapore Thái Lan Indonesia

mục tiêu của tổ chức Asean là phát triển kinh tế văn hóa xã hội trên nỗ lực chung của các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực

sự hình thành của tổ chức Asean

trong thời kỳ từ năm 1967 đến năm 1975 ASEAN là một tổ chức non trẻ sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo chưa có chỗ đứng trên trường quốc tế. sự khởi sắc của Asean được đánh dấu trong hội nghị cấp cao diễn ra tại Bali Indonesia tháng 2 năm 1976, với việc ký hiệp ước hợp tác và thân thiện của Đông Nam Á( gọi là hiệp ước Bali). hiệp ước Bali đánh dấu nguyên tắc cơ bản giữa các nước thành viên Như: tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác cùng phát triển có hiệu quả

trong thời kỳ này quan hệ giữa các nước Đông Dương và Asean bước đầu được cải thiện hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ và đã có những chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cao cấp

26 tháng 4 2019

1. Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.

- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

2. Ý nghĩa lịch sử:

*Đối với Việt Nam:

- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.

- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

*Đối với thế giới:

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

- Là một sự kiện có “tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.



\

27 tháng 4 2019

bạn có thể trả lời thêm ý sau được không?

8 tháng 3 2021

NX: là thực dân rất gian xảo và nhiều mưu mô. mặc dù đã kí rất nhiều hiệp ước nhưng chúng đều không thực hiện, phá lệ, coi chúng ta như nô lệ, tay sai để chúng đàn áp, cưỡng bức.

Lời kêu gọi giúp em hiểu thêm:

- lúc đó dân tộc VN ta rất cần sự giúp đỡ, hộ trợ

- nhân dân ta lên đoàn kết để đánh đuổi giặc ngoại xâm

- nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí dân tộc

 Good luck~

24 tháng 10 2019

Trần Thị Minh Hằng giúp e vs