Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhất định sẽ bùng nổ.
Ta kí Hiệp Định Sơ bộ với mục đích:
--Tránh được 1 cuộc chiến đấu bất lợi
--Đẩy quân đội Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta
--Có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp
*Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích, tạo nên căng thẳng giữa ta và Pháp. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ở miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.
- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): Đảng, Chính phủ chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.
BN tham khảo nha
Trước khi có Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) chủ trương của Đảng và chính phủ ta là chống Pháp và hòa với Tưởng, vì thế ta chủ trương tiến hành kháng hiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Đây là hành động quyết liệt thể hiện sự cảnh cáo đanh thép với kẻ xâm phạm nền độc lập dân tộc. Đối với quân Tưởng thì ta chủ trương nhân nhượng nhưng có nguyên tắc.
Sau Hiệp định sơ bộ, ta chủ trương nhân nhượng hòa hoãn với quân Pháp để tập trung, lợi dụng quân Pháp đánh đuổi quân Tưởng về nước. Cụ thể ta đã ký với Pháp hiệp định sơ bộ, tiếp đến là bản Tạm ước. Theo đó nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.
- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ờ miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.
- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng là hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.
- Biến điều khoản thay quân trong Hiệp định song phương Trùng Khánh giữa Pháp và Tưởng Giới Thạch thành thỏa thuận ba bên, gạt nhanh và không tốn sức 180.000 quân Tưởng cùng bè lũ tay sai của chúng ra khỏi Việt Nam, tránh cho nhân dân ta phải cùng một lúc chống hai kẻ thù hung ác.
- Tăng cường lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp, điều mà Đảng và Hồ Chủ tịch biết chắc là không tránh khỏi.
- Khẳng định và nêu bật lập trường chính nghĩa, thiện chí mong muốn hòa bình, hữu nghị của Chính phủ và nhân dân ta, đồng thời vạch trần dã tâm xâm lược, lật lọng, hiếu chiến lỗi thời của chính quyền thực dân Pháp.
-Thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng vững vàng, tầm nhìn chiến lược, nghệ thuật đàm phán có nguyên tắc và sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng ta trong những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn, gian khổ của chính quyền cách mạng, vừa phải chống cả thù trong lẫn giặc ngoài để giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ những thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945.
- Để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về những vấn đề chiến lược, sách lược như nhân nhượng có nguyên tắc, giành thắng lợi từng bước, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và tận dụng đúng thời cơ.
- Hiệp định sơ bộ còn được ví như bài học của Lê Nin và Đảng Bolsevich Nga trong việc ký kết hòa ước giữa nước Nga Xô-Viết với nước Đức tháng 3/1918.