K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bởi vì đây là ngày giỗ tổ Vua Hùng

Ngày này có ý nghĩa như một ngày tưởng nhớ đến những người đã có công lập ra Văn Lang-nhà nước đầu tiên của VN

31 tháng 7 2023

Truyền thống "uống nước nhớ nguồn"

1) Năm 1976

2) Ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Hiện giờ thì khang trang, vững chắc

3) - Đà Nẵng có cảng trên sông Hàn và cảng biến Tiên Sa thuận tiện cho tàu thuyền cập bến.

- Dọc các phố gần bến cảng, các ngân hàng, khách sạn, tiệm ăn,... có rất nhiều. - Đà Nẵng có nhiều cảnh đẹp thu hút nhiều khách du lịch như bãi biển Mĩ Khê,....

4) Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân, ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế. 

5) Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì khu vực có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang , có các dãy núi chạy hướng Tây Đông ăn lan ra sát biển chia cắt đại hình thành các mảnh nhỏ.

6) Thừa Thiên - Huế

7) Duyên hải Miền Trung 

Mấy cái này có trong SKG, mình nghĩ bạn để ở lớp nên lấy từ SGK ra nhé

  
23 tháng 4 2022

mik để quên ở lp nên ko bít mới hỏi 

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

+ Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

*Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức ở Đền Hùng và vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.

- Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,..

9 tháng 8 2023

Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.

Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.

Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.

Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.

Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Câu ca dao trên nói về lễ hội đền Hùng.

- Chia sẻ hiểu biết về Lễ hội đền Hùng:

+ Lễ hội Đền Hùng diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3).

+ Đây là lễ hội mang tính chất quốc gia, nhằm suy tôn và tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

+ Lễ hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. 

Câu ca dao này nói về lễ hội đền Hùng

Nhắc nhở người dân luôn nhớ về công ơn của các vua Hùng

25 tháng 12 2022

Chiến thắng Bạch Đằng giúp nước ta thoát khỏi 1049 năm Bắc thuộc bạn nhé!

29 tháng 12 2022

chiến thắng bạch đằng có nghĩa là chấm dứt hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập

 

23 tháng 12 2021

Tham khao

-Nước Văn Lang đời khoảng năm 700 trước công nguyên (TCN). -Ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay.

Những tục lệ của người Lạc Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay là:

Ở vùng núi cao, người dân vẫn sinh sống trong các ngôi nhà sàn để tránh thú dữ. Đồng thời, họ vẫn còn dữ các tục lệ thờ thần mặt trời, thần đất. Phụ nữ của các dân tộc vẫn còn đeo các đồ trang sức bằng đá, bằng đồng… Ở các hội làng, hội xã vẫn còn nhiều sử dụng nhiều trò chơi dân gian ngày xưa như đấu vật, đua thuyền, nhảy múa….
23 tháng 12 2021

Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN và nằm ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông cả

 

Những tục lệ của người Lạc Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay là:

 

Ở vùng núi cao, người dân vẫn sinh sống trong các ngôi nhà sàn để tránh thú dữ. Đồng thời, họ vẫn còn dữ các tục lệ thờ thần mặt trời, thần đất.Phụ nữ của các dân tộc vẫn còn đeo các đồ trang sức bằng đá, bằng đồng…Ở các hội làng, hội xã vẫn còn nhiều sử dụng nh

26 tháng 11 2023

- Thực hiện nhiệm vụ 1:
    + Tư vấn: bạn Lan và bố mẹ nên chuẩn bị các trang phục giữ ấm cơ thể, ví dụ như: áo phao, áo bông, áo nỉ, áo len; quần dài, quần len,… giày, mũ, tất, găng tay, khăn quàng,…
     + Giải thích: kì nghỉ Tết Nguyên đán (cuối tháng 1 - đầu tháng 1 âm lịch) đang là mùa đông, khí hậu ở Sa-pa lúc này rất lạnh (nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ C, thậm chí xuống dưới 0 độ C và có tuyết rơi => đây là ngưỡng nhiệt độ rét đậm, rét hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người).