K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai bán cầu: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng.

- Sau ngày 21 – 3 đến trước ngày 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Nam ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).

- Sau ngày 23 – 9 đến trước ngày 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Bắc ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).

- Ngày 21 – 3 và 23 – 9, thời gian ngày = đêm.

10 tháng 1 2023

- Ở Xích đạo, quanh năm có ngày, đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo về hai cực, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch.

- Các ngày đặc biệt

+ Vào ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía gần Mặt Trời, nên có diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài, vì vậy có ngày dài hơn đêm. Càng đi về phía cực Bắc thì ngày càng dài, đêm càng ngắn. Đặc biệt, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc thì ngày kéo dài 24 giờ (gọi là ngày địa cực). Ở bán cầu Nam, hiện tượng này diễn ra ngược lại.

+ Vào ngày 22-12, bán cầu Bắc ngả về phía xa Mặt Trời nên có diện tích được chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn, vì vậy có ngày ngắn hơn đêm. Càng đi về phía cực Bắc thì ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ (gọi là đêm địa cực). Ở bán cầu Nam, hiện tượng này diễn ra ngược lại.

+ Ngày 21-3 và 23-9, tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo, cả hai bán cầu hướng về phía Mặt Trời với khoảng cách bằng nhau nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu bằng nhau, vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn Trái Đất.

- Giải thích: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tuỳ vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà độ dài ngày, đêm thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.

3 tháng 2 2023

- Thời gian mùa ở Bán Cầu Bắc là

+ Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân)

- Đối với vùng ôn đới có 4 mùa rõ rệt, vùng nhiệt đới có 2 mùa không rõ rệt và cùng hàn đới chỉ có mùa lạnh kéo dài.

3 tháng 2 2023

- Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.

- Các hoạt động động đất, núi lửa lớn dưới đáy biển tạo nên một dạng sóng dài đặc biệt, lan truyền theo phương ngang, với tốc độ lớn, vào đến bờ có thể cao trên 20 m, gọi là sóng thần.

10 tháng 1 2023

- Thời gian bắt đầu và kết thúc bốn mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch

 

+ Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

- Sự thay đổi thời tiết trong bốn mùa ở bán cầu Bắc và ngược lại ở bán cầu Nam

+ Mùa xuân: đêm càng ngắn lại, ngày càng dài ra.

+ Mùa hạ: đêm ngắn, ngày dài.

+ Mùa thu: đêm càng dài ra, ngày càng ngắn lại.

+ Mùa đông: đêm dài, ngày ngắn.

- Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. Nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều này làm cho thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu đều thay đổi quanh năm.

21 tháng 11 2021

Tham khảo

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu. ...

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngàyđêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

* Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

 - Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

 - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

 - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).

 - Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

* Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương. Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.

 

7 tháng 11 2023

- Hiện tượng thủy triều:

+ Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

+ Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.

+ Thủy triều lên xuống với biên độ thay đổi theo không gian và thời gian.

- Ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng:

+ Khi dao động thủy triều có biên độ lớn nhất: trăng tròn hoặc không trăng.

+ Khi dao động thủy triều có biên độ nhỏ nhất: trăng khuyết.

3 tháng 2 2023

- Hiện tượng phơn (gió phơn) là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao bị chặn lại ở sườn núi đón gió, nhiệt độ giảm, gây mưa; sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng, trở thành gió khô nóng.

- Nhiệt độ không khí ở sườn đón gió giảm theo độ cao (cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC), lượng mưa lớn; nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tăng dần khi di chuyển từ đỉnh núi xuống chân núi (cứ 100m, nhiệt độ tăng 1oC), ít mưa (lượng mưa rất nhỏ).

3 tháng 2 2023

- Càng vào sâu trong nội địa, biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ càng lớn (Va-len-xi-a 90C; Vac-xa-va 230C; Cuôc-xcơ 290C).

- Nguyên nhân: Lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh, còn đại dương thì ngược lại. Vì vậy, nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

3 tháng 2 2023

- Đối tượng: Phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ.

- Hình thức: các điểm chấm (mỗi điểm chấm tương ứng với 1 số lượng của đối tượng nhất định).

- Khả năng thể hiện: chủ yếu thể hiện về số lượng của đối tượng.