K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2017

Tây Nguyên có thể phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp (trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn,...), công nghiệp (khai thác quặng bô xít; thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm ,sản,...) dịch vụ (xuất khẩu nông, lâm sản, du lịch,..).

29 tháng 10 2021

Tây Nguyên có thể phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp (trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn,...), công nghiệp (khai thác quặng bô xít; thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm ,sản,...) dịch vụ (xuất khẩu nông, lâm sản, du lịch,..).

6 tháng 6 2017

Trả lời:

- Các vùng đất Bazan tập trung chủ yếu trên các cao nguyên : Kom Tum , Play Ki, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

- Các mỏ Bô xít: phân bố ở Đông Nam Kom Tum, Đông bắc Gia Lai, ở phía nam Đăk Nông, và Lâm Đồng.

6 tháng 6 2017

- Từ Tây Nguyên, có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận (chảy về Đông Nam Bộ có sông Đồng Nai, chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ có sông Ba; chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia có sông Xê-xan, Xê-rê-pôk).

- Tây Nguyên có nhiều tài nguyên thiên nhiên:

+ Đất badan: 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước), thích hợp với việc trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông, chè, dâu tằm.

+ Rừng: gần 3 triệu ha (chiếm 25% diện tích rừng cả nước).

+ Khí hậu: cận xích đạo, khí hậu cao nguyên mát mẻ thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp.

+ Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn (chiếm khảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước).

+ Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn.

+ Tài nguyên du lịch sinh thái: khí hậu mát mẻ, nhiều nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp (Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang, vườn quồc gia Yok Đôn,...).

4 tháng 6 2019

Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển:

- Cát Bà : nông – lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, dịch vụ biển

- Côn Đảo: nông – lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, dịch vụ biển

- Phú Quốc: nông – lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, dịch vụ biển

19 tháng 5 2019

- Khai thác , nuôi trồng và chế biến hải sản:

      + Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng (hơn 1 triệu km2).Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Biển nước ta có hơn 2.000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế (cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,...), hơn 100 loài tôm , một số loài có giá trị xuất khẩu cao: (tôm he, tôm hùm, tôm rồng). Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,…Tống trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4 triệu tấn , cho phép khai thác khoảng 1,9 triệu tấn.

      + Dọc bờ biển có nhiều bãi biển , đầm phá, cánh rừng ngập mặn,... thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ

- Du lịch biến - đảo:

      + Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc và Nam có 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng.

      + Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú; vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Khai thác và chế biến khoáng sản biển:

      + Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ

      + Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở dảo Vân Hải (Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa).

      + Vùng thềm lục địa nước ta có các tích tụ dầu khí, với trữ lượng lớn

- Giao thông vận tải biền:

      + Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

      + Ven biển có nhiều vũng, vịnh, có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng

7 tháng 10 2019

- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền:

      + Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.

      + Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.

- Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển, vì:

      + Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác.

      + Nguồn thuỷ sản phong phú.

      + Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).

27 tháng 8 2018

- Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không ngừng giảm: thấp hơn khu vực dịch vụ (từ năm 1992), rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng (từ nám 1994) và đến năm 2002 chỉ còn hơn 20%, chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng đã táng lên nhanh nhất, chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển.

- Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90. Nhưng sau đó, tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu nhất do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào cuối năm 1997, các hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm.

29 tháng 10 2021

* Nhận xét:

- Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa:

+ Nông –lâm-ngư nghiệp giảm nhanh từ 38,7% (1990) xuống 23% (2002), giảm 15,7%.

+ Công nghiệp –xây dựng tăng nhanh từ 22,7% (1990) lên 38,5% (2002), tăng 15,8%.

+ Dịch vụ luôn đạt tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu (trừ năm 1991) và có sự biến động: giai đoạn đầu (1990 -1995) khá nhanh từ 38,6% lên 44%; giai đoạn sau lại giảm liên tục xuống còn 38,5% (năm 2002).

* Xu hướng thay đổi tỉ trọng thành phần thể hiện rõ nhất ở khu vực công nghiệp – xây dựng

4 tháng 12 2019

- Tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước:

      + Tây Nguyên: 1995: 100%; 2000: 158,3%; 2002: 191,7%

      + Cả nước: 1995: 100%; 2000: 191,8%; 2002: 252,5%

- Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên:

      + Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước (gần 0,9% năm 2002).

      + Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá nhanh.

24 tháng 11 2017

- Các cảng biển: Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang.

- Các bãi tôm, cá:

      + Các bãi cá: Bạch Long Vĩ, Thanh Hóa – Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình – Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận – Bình Thuận.

      + Các bãi tôm: Bạch Long Vĩ, Thanh Hóa – Nghệ An, Quảng Bình ,Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng, Bình Định - Phú Yên, Khánh Hòa - Ninh Thuận – Bình Thuận.

- Các cơ sở sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh.

- Các bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng:

      + Bắc Trung Bộ: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô.

      + Duyên hải Nam Trung Bộ: Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lẵng, Nha Trang, Mũi Né.

- Nhận xét: ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác hải sản, sản xuất muối, du lịch, tham quan, nghĩ dưỡng.