Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sơ đồ tư duy văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ đại:
Sơ đồ tư duy văn minh thời Phục hưng
(*) Giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn
- Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, ở làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.
- Các đền tháp tại Mỹ Sơn được xây dựng và tu bổ liên tục từ thế kỉ IV – XIII, để thờ thần Shiva (một trong ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo) và các vị thần - vua của người Chăm-pa. Ban đầu, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được làm từ gỗ. Tuy nhiên, do hỏa hoạn nên các ngôi đền bị thiêu trụi. Từ khoảng thế kỉ VII trở đi, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng vật liệu bền vững như: gạch, đá…
- Từ cuối thế kỉ XIII, do nhiều nguyên nhân, thánh địa Mỹ Sơn bị bỏ hoang. Tới năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện ra sự tồn tại của khu di tích Mỹ Sơn. Từ đó, nhiều đoàn chuyên gia đã tới Mỹ Sơn để khai quật, nghiên cứu. Ở thời điểm đầu thế kỷ XX, tại Mỹ Sơn có hơn 70 đền tháp, tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh tàn phá nên hiện nay ở Mỹ Sơn chỉ còn khoảng 20 công trình cùng những mảng tường hoặc các dấu tích của nền móng cũ.
- Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).
- Cấu trúc mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính:
+ Đế tháp: tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật. Xung quanh đế được trang trí các hoa văn: con thú, hình người cầu nguyện…
+ Thân tháp: tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với thần linh.
+ Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao càng thu hẹp. Ðỉnh tháp là khối đá nhọn có bốn cạnh, phần dưới trang trí những cánh sen – tượng trưng cho núi Kailasa - nơi cư ngụ của thần Shiva.
- Những công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn đã thể hiện đôi bàn tay tài hoa, khối óc tinh tế của cư dân Chăm-pa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới, bức tượng này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam Tứ Xuyên (Trung Quốc). Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1996. Chiều cao 71 mét, bức tượng đã mô tả Phật Di Lặc đang ngồi và hai tay đặt lên gối. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, bức tượng này vẫn giữ sức hút đặc biệt với người dân và khách du lịch, hàng năm khách du lịch đến tham quan rất đông, đây là một bức tượng lạc giữa bức tranh thiên nhiên tạo nên một khung cảnh khó quên đối với những ai từng đặt chân tới.
Một số thành tựu của văn minh Hy lạp - La mã cổ đại :
Chữ viết :
- Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ và từ đó người Hy Lạp đã sáng tạo ra mẫu tự La-tin
- Người La Mã dùng chữ để viết số, gọi là số La Mã
Văn học :
- Văn học ở Hy Lạp-La Mã rất phong phú và đa dạng khi có những thể loại văn học như: thần thoại, sử thi, thơ , kịch ,..
- Một số nhà sử học tiêu biểu như :
+ Hê-rô-đốt với tác phẩm Historiai
+ Tu-xi-đít với tác phẩm chiến tranh Pê-lô-pô-nê
+...
- Nổi tiếng nhất là nhà sử học Pô-li-biu-xơ
Kiến trúc, điêu khắc
- Người Hy Lạp và La Mã đã tạo nên nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như :
+ Tòa thành acropolis (Athens)
+ Đền thờ thần Athena (Delphi)
+ Đền thờ thần Zeus
+ Nhà hát lớn Ephesus
+ Nhà hát cổ Segesta
+...
Thành tựu | Nội dung |
Chữ viết | - Xây dựng bảng 24 chữ cái. - Người La Mã đã dựa trên cơ sở chữ viết Hi Lạp xây dựng chữ La-tinh |
Văn học | - Đặt nền móng cho văn học phương Tây. - Các tác phẩm: Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê, Vua Ơ-cơ-líp,… |
Kiến trúc, điêu khắc và hội họa | Đạt được những thành tựu quan trọng trên cả 3 lĩnh vực: điêu khắc, kiến trúc và hội họa. Một số công trình: đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, … |
Khoa học, kĩ thuật | Nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go,… |
Tư tưởng | Là quê hương của triết học phương Tây với các nhà triết học tiêu biểu như: Ta-lét, Hê-ra-clit,… |
Tôn giáo | Thờ đa thần, thường xuyên hiến tế, cầu nguyện và tổ chức lễ hội tôn vinh các vị thần |
Thể thao | - Quan trọng trong đời sống, lễ hội và văn hóa Hy Lạp-La Mã cổ đại. - Nhiều sự kiện và môn thể thao của Hy Lạp-La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng thể thao sau này. |
Bức tranh nàng Mona Lisa:
Đây là một bức chân dung nổi tiếng mà gần như ai trong chúng ta đã một lần nghe qua, bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên một tấm gỗ dương bởi bàn tay tài hoa của Leona đờ Vanhxi trong thời kì Phục hưng vào thế kỉ 16. Hiện nay tác phẩm này đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre tại Pa-ri (Pháp).Người phụ nữ trong bức tranh mặc trang phục thời trang của Florence, ngồi khoanh tay thanh lịch và tao nhã trong khung cảnh do Da Vinci tưởng tượng. Cô nhìn thẳng vào khán giả với một nụ cười nhẹ cùng với đôi mắt sâu thẳm. Nhà phê bình nghệ thuật Vasari đã mô tả đây là nụ cười bí ẩn “phi nhân thế”. Mona Lisa đại diện cho vẻ đẹp điển hình của một người phụ nữ thanh lịch và trang nghiêm, với sự khôn ngoan, tự tin.