K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Vào một ngày nắng đẹp, tôi cùng đứa con ngao du trên bầu trời. Bay một lúc lâu, chúng tôi hạ cánh xuống khu vườn nhỏ nghỉ ngơi. Chợt con tôi hỏi: “Cha ơi! Cha đã đi rất nhiều nơi, có chuyện gì mà cha nhớ nhất”. Nghe con hỏi tôi liền nhớ lại câu chuyện Cây khế rồi kể cho con nghe.

“Hồi đó, cha còn rất trẻ. Với đôi mắt xanh biếc, chiếc mỏ đỏ chót và bộ lông đẹp, nhiều màu sắc cùng thân hình cường tráng, cha bay đi khắp nơi ngắm thế gian.

Một hôm, cha đậu xuống cây khế trồng trên một mảnh vườn nhỏ bên cạnh ngôi nhà rách nát. Nhìn những trái khế chín mọng, ngon lành, lúc đầu cha định ăn một quả thôi nhưng càng ăn càng thấy ngon. Cha ăn cho đến khi chỉ còn vài quả trên cây, bỗng có tiếng người nói: “Chim ơi! Nhà ta chỉ có cây khế này thôi, chim ăn hết thì vợ chồng ta lấy gì mà sống?” Lúc này, cha mới để ý thấy một chàng thanh niên gầy gò, xanh xao, mặc bộ quần áo rách rưới đang đứng dưới gốc cây khế. Thấy anh ta có vẻ nghèo khổ, nhất là khi nhìn căn nhà tồi tàn của vợ chồng anh ta thì cha thấy ái ngại quá. Thương họ, cha liền nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”, rồi cha bay đi.

Sáng hôm sau, cha đến đón anh ta theo lời hẹn. Trên đường, cha và anh ta nói chuyện rất vui vẻ. Cha được biết, trước đây gia đình anh ta rất giàu có. Nhưng khi cha mẹ mất đi, vợ chồng người anh đã chiếm hết gia tài, nhà cửa, ruộng vườn, chỉ để cho vợ chồng anh ta một căn nhà rách nát, một mảnh vườn nhỏ, trên mảnh vườn cằn cỗi đó chỉ có một cây khế. Hai vợ chồng anh ta phải làm lụng vất vả, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống. Vui chuyện, cuối cùng đã đến hòn đảo có một cái hang chứa đầy vàng. Cha hạ cánh xuống hòn đảo để anh ta vào hang lấy vàng. Cha thấy anh ta chỉ lấy vàng vào cái túi ba gang mà anh ta mang theo. Đưa anh ta về tới nhà, cha thầm nghĩ: “Người thanh niên này cũng hiền lành, thật thà”.

Năm sau, đến mùa khế chín, cha lại đến ăn khế. Có một người chạy ra, nhưng không phải là anh thanh niên lần trước mà là một người đàn ông mập mạp, hồng hào, chẳng có vẻ gì là thiếu ăn, thiếu mặc cả. Nghe hắn than thở cha cung nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”.

Sáng hôm sau, cha đưa hắn đi, nhưng hắn mang tận cái túi chừng mười hai gang. Đến hòn đảo, nhìn thấy cái hang chứa vàng đó, hắn ta hí hửng chạy vào lấy vàng. Đợi mãi vẫn chưa thấy hắn ra, nhìn biển thấy sắp có bão, cha vào hang giục hắn về nhưng hắn vẫn mê mải lấy vàng không chịu ra. Mãi lâu sau, hắn mới ì ạch kéo cái túi vàng nặng trịch ra, xung quanh người hắn cũng buộc toàn vàng, thế mà ra đến cửa hang rồi, hẳn ta vẫn còn cảm thấy tiếc rẻ. Hắn chậm chạp bước lên lưng cha, vàng nhiều, nặng quá, cha phải cố hết sức mới bay được. Đi đến giữa biển, đôi cánh của cha mỏi rã rời tường như không cắt lên được nữa, chợt giông tố nổi lên, sấm sét ầm ầm. Cha cố gắng bay, cha bảo hắn vứt bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Gió mạnh quá người cha nghiêng ngả, chao đảo làm hắn rơi xuống biển cùng với túi vàng cùa hắn. Thật đáng đời kẻ tham lam!

 

Con thấy đấy! Người em “ở hiền thì gặp lành”, còn người anh tham lam thì đã phải trả giá. Con hãy nhớ lấy bài học từ câu chuyện này nhé!

18 tháng 2 2022

refer

Hôm nọ, tôi bay ngang qua một khoảnh đất nhỏ và nhìn thấy một cây khế sai quả lắm. Trong lùm chi chít quả ơi là quả. Chẳng mấy chốc, cả bọn chúng tôi kéo đến để thưởng thức.

Từ xa, ánh sáng vàng của các quả khế căng bóng và mọng nước đã lấp lánh, trông thật hấp dẫn. Đến gần, mùi thơm mát dịu thoang thoảng xông lên mũi. Không cần chia, mỗi đứa chọn một cành tha hồ chén.

Một lúc sau, tôi nghe có tiếng khóc than, kể lể dưới gốc cây : “Trời ơi, sao tôi khổ thế này. Chim ơi, xin đừng ăn khế. Đó là nguồn sống duy nhất của tôi. Cha tôi mất, anh thì tham lam giành cả gia tài, chỉ chừa tôi khoảnh đất nhỏ có cây khế này thôi. Chim ăn hết, còn đâu là kế sinh nhai đây.” Động lòng trước hoàn cảnh đáng thương của người em, tôi bảo chàng chuẩn bị túi ba gang để tôi chở đi lấy vàng mà đền ơn.

Sớm hôm sau, bầu trời quang đãng, tôi đã trả ơn anh ta bằng một túi ba gang đầy vàng.

 

Năm tiếp theo, bọn tôi lại kéo đến tìm ăn khế ngọt. Tôi cũng nghe văng vẳng tiếng khóc lóc nhưng lần này thì thảm thiết hơn. Ngày hôm sau, tôi đưa người anh ra đảo lấy vàng. Chờ khá lâu, tôi hơi sốt ruột và nhận ra vẻ tham lam của anh chàng này. Trên đường bay về, tôi hỏi thì được biết anh ta may túi bảy gang, đồng thời còn mang theo đến ba túi. Vừa nặng lại thêm phần không ưa kẻ quá tham lam khi phát hiện rằng hắn đã đề nghị em mình đổi cả gia tài để hắn lấy cây khế. Tôi yêu cầu hắn bỏ hết đi mới về nhà được. Hắn giương mắt nhìn tôi và hỏi rằng chim Thần cũng biết nặng sao? Không thể nhịn nổi với cái giọng xấc xược ấy, tôi hất cả vàng và con người tham lam, ích kỉ ấy xuống biển.

Tiêu đời kẻ xảo trá, quỷ quyệt. Hắn đã tự chôn vùi mình trong cái lòng tham không đáy.

18 tháng 2 2022

Tham khảo:

Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:

Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho câyKhi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàngĐến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.

Nắm được dàn ý và các sự việc chính của câu chuyện cây khế, các em học sinh cùng lên ý tưởng chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thông qua các bài văn mẫu sau đây. Các em học sinh tham khảo, tìm ý xây dựng lời văn cho riêng mình và không sao chép toàn bộ bài viết.

18 tháng 2 2022

Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:

Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho câyKhi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàngĐến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.

Nắm được dàn ý và các sự việc chính của câu chuyện cây khế, các em học sinh cùng lên ý tưởng chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thông qua các bài văn mẫu sau đây. Các em học sinh tham khảo, tìm ý xây dựng lời văn cho riêng mình và không sao chép toàn bộ bài viết.

25 tháng 8 2023

Dàn ý để đóng vai con Chim Thần trong truyện cây khế có thể được xây dựng như sau:

I. Giới thiệu về truyện cây khế A. Tóm tắt nội dung truyện cây khế B. Giới thiệu về các nhân vật chính trong truyện

II. Giới thiệu về vai diễn con Chim Thần A. Vai trò và tầm quan trọng của con Chim Thần trong câu chuyện B. Đặc điểm và tính cách của con Chim Thần

III. Mô tả hành động và vai diễn của con Chim Thần trong truyện A. Cách con Chim Thần giúp đỡ nhân vật chính B. Những tình huống và sự kiện mà con Chim Thần tham gia

IV. Những cảm xúc và tác động của vai diễn đến con Chim Thần A. Sự thay đổi và phát triển của con Chim Thần qua các tình huống B. Cảm nhận và tác động của vai diễn đến con Chim Thần

V. Kết luận A. Tóm tắt vai diễn và đóng góp của con Chim Thần trong truyện cây khế B. Nhận xét về vai diễn và ý nghĩa của con Chim Thần trong truyện

Lưu ý: Dàn ý trên chỉ là một gợi ý và bạn có thể thay đổi và điều chỉnh tùy theo nhu cầu và quan điểm của mình.

16 tháng 12 2020

Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:

 

–   Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.

Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.

Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.

Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.

Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.

Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều  tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.

   

Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:

–    Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

 

Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.

Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.

10 tháng 3 2022

TK

Một ngày nọ, khi đang đi chơi, tôi phát hiện một cây khế ngọt rất sai quả. Sà xuống ăn thử, thấy trái ngọt lại mọng nước, nên hôm nào tôi cũng đến ăn. Một hôm, tôi nhìn thấy người trồng cây tiến lại gần với vẻ e dè. Sau một hồi lấy hết can đảm, anh ta bắt đầu tâm sự với tôi. Thì ra anh ta có một người anh trai tham lam. Sau khi cha mất đã cướp hết tài sản, chỉ cho anh ta một túp lều nhỏ và cây khế này. Chăm bón mãi mới đến mùa quả để bán lấy tiền. Nghe kể, tôi thương lắm, lại áy náy vì đã khiến nhà anh ta thiếu nguồn thu nhập. Thế là tôi đã chở anh ta ra đảo của mình để nhặt vàng về trang trải cuộc sống. Sau lần đó, gia đình anh ta trở nên sung túc, mà tôi cũng được thỏa thích ăn những quả khế ngon lành.

Mấy hôm sau, chủ cây khế lại đổi thành anh trai tham lam. Lúc đầu, tôi không mấy để tâm vì thấy vợ chồng anh ta rất lười biếng, chẳng chịu ra chăm cây. Nhưng thấy anh ta kể lể công chăm cây suốt mấy ngày liền, tôi đành anh ta ra đảo giấu vàng. Nào ngờ, hắn mang theo cái túi những mười hai gang, rồi còn nhét vàng vào túi áo nên nặng lắm. Tôi mãi mới bay lên được, thì lại gặp gió bão, rớt xuống biển. May là tôi vùng cánh bay lên trời lại còn tên tham lam kia thì bị nước biển nhấn chìm.

10 tháng 3 2022

à ngày sửa ngày xưa xong hết

2. Bài làm :

 Tôi là một con cua nhỏ sống ở một cái giếng cũ lâu năm. Chung quanh tôi có rất nhiều bạn bè : Anh nhái, cô ốc,...Trong đó còn có cả một anh ếch ộp nữa. Anh ếch nhà ta trời sinh ra đã được ở trong giếng này nên cũng không hiểu mấy bên ngoài, còn chúng tôi cũng vừa mới định cư ở đây nên cũng biết chút ít. Ếch thì suốt ngày ngồi dưới đáy kêu ồm ộp, mỗi lần như thế, chúng tôi lại giật thót lên. Thế là Ếch tưởng mình như chúa tể, lại nhìn lên trời chỉ qua miệng giếng nên coi trời bằng cái vung. Anh Ếch bảo chúng tôi chẳng làm ăn được cái tích sự gì, cứ nghe thấy tiếng anh ta là sợ. Một năm, trời mưa to, nước trong giếng nơi chúng tôi ở dềnh lên mỗi lúc một cao, rồi tràn cả ra ngoài, anh Ếch cũng được nước đưa ra ngoài luôn. Ra ngoài, anh ta cứ nghênh nga nghênh ngang vừa đi vừa kêu. Ếch cứ như vậy nên cũng không để ý gì xung quanh. Bỗng một con trâu lớn đi qua. Chúng tôi định cất tiếng bảo Ếch cẩn thận nhưng thôi rồi, con trâu kia đã dẵm anh ta bẹp dí. 

 Chuyện đã xảy ra lâu rồi, chúng tôi rất thương tiếc cái chết của anh. Nhưng đó lại là một bài học đắt giá : Đừng bao giờ chủ quan, kiêu ngạo, hãy cố gắng mở rộng hiểu biết của mình để không nhận lại hậu quả đáng tiếc cho chính mình.

  Xin lỗi mik không làm được câu 1, chỉ làm được câu 2 thôi. Mik không chép mạng đâu nha, tự nghĩ đó ~

~Hok tốt~

~~~Leo~~~

19 tháng 2 2016

giờ mới học đến bài đó à

19 tháng 2 2016

giúp mình đi bài này mk học r nhưng cô bảo làm để ôn

 

23 tháng 10 2017

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

23 tháng 10 2017

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

22 tháng 3 2022

refer

Tôi là một người dân chài vùng biển, năm nay cũng gần sáu mươi tuổi, tôi sống cùng lão chồng già của mình. Gia đình tuy không khá giả nhưng đầm ấm. Ngày ngày, tôi ở nhà chăm lợn, trồng rau, vá lưới, chồng ra biển đánh cá hòng kiếm bữa cơm, có khi nhiều thì đem bán lấy tiền đong gạo. Cuộc sống cứ thế qua ngày, chẳng giàu sang, phú quý nhưng bình yên bên những người hàng xóm.

 

Một hôm, khi tôi đang ngồi vá lưới trước sân nhà, thì lão già đi thả về, trông lão có vẻ hồ hởi, vui mừng lắm. Nhìn lão, tôi hỏi:

-Hôm nay có gì vui mà ông phấn khởi thế ?

Tôi vừa dứt lời, lão kể:

- Hôm nay tôi gặp chuyện kì lạ lắm bà ạ. Cả buổi sáng tôi quăng chài kéo lưới nhưng không bắt được bất cứ con cá nào, tôi chán nản quyết quăng mẻ cuối thì giăng được một con cá vàng. Kì lạ thay, khi tôi gỡ cá vàng ra khỏi lưới, thì nó cất tiếng van xin thảm thiết:

- Ông lão ơi, ông lão, ông thương tình mà tha cho tôi để tôi được trở về với chốn biển cả. Tôi hứa sẽ đền lại cho lão xứng đáng, ông muốn gì tôi cũng sẽ đáp ứng lão. Xin hãy ban ơn, ban phước mà tha cho tôi.

Nghe nó nói vậy, tôi vừa ngạc nhiên vừa xúc động. Rồi không do dự, tôi quyết định thả nó ra mà không cần chút báo đáp nào. Lòng tôi thấy vui mừng và an nhiên vô cùng.

Nghe lão kể chuyện, lòng tôi cứ nôn nao khó tả. Cái lão già khốn kiếp này thật là ngu ngốc mà. Lòng tham nổi lên, tôi không kiềm chế được mà mắng lão tới tấp:

- Ông không thấy mình khốn khổ lắm à, nhà cửa thì rách nát, đến cái máng lợn ăn cũng sứt mẻ, khổ cực. Ít ra cũng nên đòi hỏi chút báo đáp, ân huệ chứ. Lão mới có chừng ấy tuổi mà lẩm cẩm thế à, miếng ăn tới nơi còn không biết tận dụng. Ông hãy mau ra biển mà xin cái máng lợn ăn mới đi, tôi chịu không nổi cái sự ngốc nghếch của ông rồi đấy.

 

Nghe xong lời quát, lão rơm rớm nước mắt, bần thần ra biển xin cá vàng. Tôi ở nhà mong đợi, bởi tôi nghĩ nếu cá vàng đã nói thế thì chắc chắn là có phép lạ, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của vợ chồng tôi.

Đang chăm chú nghĩ thì bỗng có luồng sáng xuất hiện, một cái máng lợn mới thấy thế cho cái máng lợn cũ hiện ra. Lúc ấy chồng tôi cũng vừa về, lão lật đật chạy vào xem cái máng lợn mới, ra vẻ hài lòng, thích thú. Lúc này, tôi lại nghĩ nếu con cá vàng có phép thuật lớn như vậy, mình không thể sống trong căn nhà nghèo khổ, rách nát này được. Đây là cơ hội đổi đời. Tôi bèn nói với chồng:

- Ông mau mau ra xin con cá ấy một ngôi nhà thật mới thật đẹp và lộng lẫy đi. Chẳng lẽ cứ sống cực khổ như thế này mãi.

Lão chồng tôi nghe xong, giật mình bảo:

-Thôi bà ạ, cá vàng hứa trả ơn ta nó cũng trả rồi, mình cũng sống thế này bao năm có quản gì mà bà lo lắng.

Tôi mắng lão:

- Ông không biết nắm bắt cơ hội à, nhanh nhanh đi đi, đừng vòng vo chi thêm nữa, ý tôi đã quyết.

Thế là ông chồng tôi lại nhanh chóng ra biển. Tôi ở nhà mong đợi điều kỳ diệu sắp đến, vài phút sau, căn nhà tồi tàn cũ nát được khoác lên một vẻ mới khang trang, xa hoa, lộng lẫy. Tiện nghi đầy đủ, giàn hoa trước cổng vô cùng xinh đẹp, chưa bao giờ tôi được sống trong một căn nhà tuyệt vời như thế này. Tôi say sưa hưởng thụ tất cả những gì trước mắt mình mà không màng lo nghĩ tới xung quanh. Nhưng trong phút chốc, lòng tham của tôi lại nổi lên, tôi không thể ngừng ước muốn những thứ lớn lao hơn nữa. Tôi muốn mình được cung phụng, được có kẻ hầu người hạ, được là một nữ hoàng khiến bao kẻ phải sụp lạy, cúi đầu. Lúc này đây, trong tôi chỉ còn lại lòng tham và sự ích kỷ, dường như những phù phiếm xa hoa đã cướp mất đi lý trí của tôi, khiến tôi quên đi người chồng tình nghĩa bấy lâu cùng mình chung sống, một người như tôi sao lại lấy cái gã nghèo hèn, bẩn thỉu kia làm chồng cơ chứ?

 

Rồi tôi nhìn lão chồng tôi đầy không bỉ mà nói:

-Lão kia, ông hãy ra nói với cá vàng hãy để ta được làm nhất phẩm phu nhân. Nhanh lên, đừng để ta tức điên lên nữa.!

Ông chồng nhìn tôi bằng ánh mắt đầy phẫn nộ và tràn trề thất vọng: - Bà điên rồi sao? Sống trong nhung lụa thế chưa thoả mãn bà sao? Tại sao lại có suy nghĩ điên rồ như thế chứ?

Tôi nghe xong không nuốt cơn tức, lên giọng:

-Nhanh đi đi, đừng lắm lời.

Rồi lão ngậm ngùi một mình ra biển gọi cá vàng. Được cá vàng chấp thuận lời đề nghị, tôi trở thành một nhân phẩm phu nhân như ý. Bộ quần áo sang trọng, đôi hài đắt tiền, vàng bạc đeo lên người không biết bao nhiêu cho kể. Tôi sung sướng hết thảy, bao nô nhân hầu hạ cứ bận rộn khắp nhà, ai cũng phải nghiêng mình cúi đầu, thật hả hê, hãnh diện. Lão chồng cũng nhìn tôi thụp lạy:

- Kính thưa nhất phẩm phu nhân, chắc hẳn người đã hài lòng rồi nhỉ? Không để lão ta nói thêm câu nào, cơn giận sôi lên, tôi sai bọn gia nhân đẩy lao ra chuồng ngựa dọn dẹp. Từ đấy, tôi sống trong sự giàu sang phú quý, còn lão chồng bị tôi đày đọa như một người ở trong chính ngôi nhà này. Với tôi, đó là sự trừng phạt đích đáng cho tội ngu dốt và nhu nhược của lão.

Sau một thời gian, chán cảnh làm phu nhân, tôi bèn sai người gọi lão tới và ra lệnh:

- Lão già kia, giờ ta muốn trở thành nữ hoàng của vương quốc để cai trị một cõi này. Ngươi mau ra biển và bảo với con cá vàng kia đi, không thì đừng trách ta độc ác.

Lão chồng nghe xong thì tay chay bủn rủn. Lão hét lên trong tuyệt vọng:

- Mụ điên thật rồi! Đừng tác oai, tác quái thêm nữa, tỉnh táo lại đi!

Tôi không hề bận tâm đến những lời lão nói, sai người đuổi lao ra biển. Một lúc sau, từ ngôi nhà tráng lệ đã trở thành một cung điện nguy nga, tôi một bước lên ngôi nữ hoàng, tổ chức tiệc tùng ăn chơi trong cùng điện. Bao binh lính, thị vệ vây quanh, cuộc sống nữ hoàng quả thật rất sung sướng, chưa bao giờ tôi trải qua cảm giác này, tôi lấy làm tự đắc lắm.

Nhưng rồi cũng nhanh chóng chán nản, tôi ôm mộng trở thành một Long Vương ngự trị dưới Long Cung để con cá vàng kia hầu hạ. Tôi gọi lão chồng già ngu muội tới và ra lệnh cho lão ra biển nói với cá vàng lời đề nghị đó. Khi lão vừa ra đi, trong lòng tôi chắc mẩm sẽ được toại nguyện, đầu suy nghĩ nhiều cách để hành hạ con cá vàng kia và lão già. Nhưng không ngờ, vừa hay trong chớp mắt tất cả đã biến mất, trước mắt tôi giờ chỉ còn chiếc máng lợn sứt mẻ và ngôi nhà tồi tàn. Tôi thét lên trong vô vọng, tất cả đã mất hết, bao nhiêu của cải, quyền lực chẳng còn gì cả. Nước mắt giàn giụa, tiếc nuối, đau lòng, hối hận khôn xiết. Tôi bần thần chán nản, lặng lẽ bên xó bếp. Lão chồng tôi cũng vừa về tới, thấy cảnh này lão chỉ lắc đầu ngán ngẩm mà không nói gì.

 

Một hồi lâu, lão nhìn tôi ân cần bảo:

-Thôi bà ạ, nghèo thì mình sống theo cách của người nghèo, cố gắng rồi mọi chuyện cũng qua. Tôi tựa đầu vào vai lão mà khóc sụt sùi, lão chưa bao giờ ruồng bỏ tôi cả, dù cho tôi có tàn nhẫn đến thế nào cuối cùng lão vẫn là người bên cạnh động viên , bảo vệ tôi. Tôi thật sự thấy có lỗi và buồn vô tận, chỉ vì sự ích kỉ và lòng tham, chưa bao giờ thoả mãn với những gì mình đang có mà cuối cùng phải nhận lấy kết cục bi thảm. Đó là một bài học trong đời, sau cùng, tôi hiểu được rằng, những của cải do chính bàn tay và lao động của mình làm ra mới bền vững và tồn tại mãi, điều mà mình xứng đáng có được phải xuất phát từ tấm lòng của một người thiện lương.

22 tháng 3 2022

tham khảo 

Vợ chồng tôi sinh sống ngay trên bờ biển. Suốt ngày tôi đi đánh cá còn bà lão ở nhà kéo sợi. Cuộc sông của chúng tôi tuy nghèo nhưng hạnh phúc. Tôi chẳng ước ao gì hơn khi gần cuối đời được sống thanh thản. Song sự đời đâu chiều theo ý muốn của con người dù họ đã cam chịu. Có một chuyện xảy ra khiến cho đến bây giờ tôi vân còn nhớ mãi.

Hôm đó tôi ra biển đánh cá, vợ tôi ở nhà kéo sợi như thường lệ. Tôi thả lưới lần đầu tiên chỉ thấy rong biển, lần thứ hai trong lưới chỉ có một con cá vàng. Tôi định bắt con cá thì… lạ chưa, cá cất tiếng kêu vang:

- Ông lão ơi! Ông sinh phúc thả tôi xuống biển, tôi sẽ đền ơn ông, ông muốn gì cũng được!

Tôi rất ngạc nhiên, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến nay tôi chưa bao giờ thấy một con cá nào biết nói như vậy, song tôi vẫn thả nó xuống biển và nói:

- Trời phù hộ cho người, ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì!

Về nhà tôi đem chuyện đó kể cho vợ tôi nghe, không ngờ bà lão mắng:

- Đồ ngốc, sao không bắt con cá vàng đền cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à? Cái máng nhà ta gần vỡ rồi!

Tôi nghĩ cũng phải, liền di ra biển, biển gợn sóng êm ả. Tôi cất tiếng gọi, cá vang bơi lên hoi:

- Ông lão ơi, ông cần gì thế?

Tôi chào và nói:

- Vợ tôi muốn một cái máng mới, cái máng nhà tôi đã sứt mẻ cả rồi. Cá trả lời:

- Ông lão cứ về đi, đừng băn khoăn gì cả. Tôi sẽ giúp ông, ông sẽ có một cái máng mới.

Tôi về đến nhà, vợ tôi đã có cái máng mới thật, nhưng vừa trông thấy mặt tôi, mụ đã quát to:

- Đồ ngu, đòi một cái máng thật à? Một cái máng thì thấm vào dâu, đi tìm con cá đòi mọt cái nhà to và đẹp.

Thế rồi mụ càu nhàu, té tát mãi, không chịu được tôi đành đi ra biển. Biển xanh dã nổi sóng. Tôi cất tiếng gọi cá, cá bơi lên hỏi:

- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi cúi đầu và nói:

- Cá ơi, giúp tôi với! Mụ vợ mắng tôi nhiều hơn, chẳng để tôi yên chút nào. Mụ đòi mọt tòa nhà đẹp.

Cá vàng đáp ngay:

- Ông lão đừng băn khoăn quá! Cứ về đi! Ông sẽ có một tòa nhà to và đẹp.

Trở về nhà, tôi đã thấy mụ vợ ngồi chễm chệ trong căn nhà mới như lời hứa của cá vàng.

Nhưng cũng ngay lập tức, mụ nổi trận lôi đình bắt tôi quay trở lại đòi cho mụ được lam nhất phẩm phu nhân.

“Mụ thì làm sao có thể thành nhất phẩm phu nhân được kia chứ”, tôi thầm nghĩ. Nhưng vốn đã quen chịu đựng, tôi vẫn đi ra biển. Không ngờ theo yêu cầu của tôi, cá vàng đã làm cho mụ được như ý.

Khổ nỗi tôi bị đuổi ra khỏi tòa dinh thự trở thành người quét chuồng ngựa cho vợ từ ngày mụ chán làm Nhất phẩm phu nhân mà đòi tôi xin ca bằng được cho mụ làm Nữ hoàng.

Được ít tuần làm Nữ hoàng thấy chán, mụ lại gọi tôi đến và bảo:

- Mày đi tìm con cá vàng và bảo nó là tao không muốn làm Nữ hoàng nữa, tao muốn làm Long Vương ngự trên biển, để bắt con cá vàng hầu hạ theo ý muốn của tao!

Lúc này tôi đã ở vào thế không dám trái ý. Tôi đành lủi thủi đi ra bờ biển. Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Tôi run run gọi con cá vàng. Con cá bơi lên hoi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?

Tôi cúi đầu chào con cá và nói:

- Cá ơi giúp tôi với! Thương tôi với. Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ ấy không muốn là Nữ hoàng nữa, mụ ấy muốn làm Long Vương để bắt cá vàng phải hầu hạ làm theo ý muốn của mụ.

Vừa nghe nói, cá vàng lặng lẽ lặn mất tăm. Tôi chờ mãi vẫn chẳng thấy cá vàng trở lại. Đợi mãi, đợi mai, tôi đành phải quay về, trong lòng vô cùng lo lắng khi nghi đến sự giận dữ còn đáng sợ hơn bão biển.

Nhưng lạ chưa, về đến nơi, tất cả lâu đài nguy nga tôi đã cầu xin cá vàng đều biển mất. Trước mắt tôi là túp lều trành nát khi xưa và mụ vợ đang ngồi quay sợi bên cái mắng lợn ăn sứt mẻ.

Tội chợt bừng tỉnh. Chỉ tại mụ vợ tham lam vô độ còn tôi thì từ ông chồng nhu nhược thành kẻ nổ lệ mới nên cơ sự này.

Nhìn thấy tôi, mụ vợ tôi chẳng nói gì, cứ cúi đầu kéo sợi. Tôi cầu trời cho mụ trở lại hiền lành như cũ, dể tôi trở lại làm chồng và vợ chồng tôi lại được sống thanh thản như xưa.