K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2019

Đáp án C

Câu 51. Hai tác phẩm “Dư địa chí” và “Hồng Đức bản đồ” là của lĩnh vực khoa học nào sâu đây?A. Địa lýB. Lịch sửC. Toán họcD. Quân sựCâu 52. Hai câu ca dao từ thời Lê Sơ: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông/ Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn an” cho chúng ta biết điều gì?A. Kinh tế nông nghiệp phát tiểnB. Sự phát triển giáo dục, thi cửC. Vua Lê minh oan cho Nguyễn TrãiD. Sự hưng khởi của các đô thịCâu 53. Đứng...
Đọc tiếp

Câu 51. Hai tác phẩm “Dư địa chí” và “Hồng Đức bản đồ” là của lĩnh vực khoa học nào sâu đây?

A. Địa lý

B. Lịch sử

C. Toán học

D. Quân sự

Câu 52. Hai câu ca dao từ thời Lê Sơ: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông/ Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn an” cho chúng ta biết điều gì?

A. Kinh tế nông nghiệp phát tiển

B. Sự phát triển giáo dục, thi cử

C. Vua Lê minh oan cho Nguyễn Trãi

D. Sự hưng khởi của các đô thị

Câu 53. Đứng đầu bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. Vua Hùng, vua Thục

B. Vua nghưu, vua Thuấn

C. Vua Đinh, vua Trần

D. Vua Lý, vua Nguyễn

Câu 54. Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc có các tầng lớp nào sau đây?

A. Vua, quý tộc, nông dân tự do và nô tì

B. Chủ nô, thương nhân và thợ thủ công

C. Lãnh chúa, nông nê và thương nhân

D. Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba

Câu 55. Thời Lý – Trần, có câu “Kẻ nào mổ trộm trâu thì bị xử 80 trượng…Nhà láng giềng không tố cáo bị xử 80 trượng” nói lên điều gì?

A. Bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp

B. Khuyến khích người đi học, đi thi

C. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa

D. Sự hưng khởi của các đô thị lớn

Câu 56. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc đưa nước ta bước vào thời kì độc lập?

A. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.

B. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905.

C. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô

D. Chiến thắng Bạch Đằng của Lê Hoàn.

Câu 57. Bộ máy nhà nước thời Đinh- Tiền Lê phân chia thành

A. 3 ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban.

B. Tể tướng,ngự sử đài và hàn lâm viện

C. Thái sư, ngự sử đài và hàn lâm viện

D. Đại hành khiển và một số đại thần.

Câu 58. Chiến thắng quân xâm lược Thanh của Quang Trung – Nguyễn Huệ năm 1789 có ý nghĩa nào sau đây?

A. Bảo vệ nền độc lập của dân tộc

B. Mở ra thời kỳ độc lập lâu dài

C. Thống nhất đất nước về lãnh thổ

D. Xoá bỏ tình trạng cát cứ lâu dài

Câu 59. Những chính sách văn hóa mà chính quyền đô hộ phương Bắc thực hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc nhằm mục đích gì?

A. Nô dịch và đồng hoá nhân dân ta

B. Phát triển ngôn ngữ cho nhân dân ta

C. Phát triển văn tự cho nhân dân ta

D. Mở mang dân trí cho nhân dân ta

Câu 60. Năm 1527, nhận thấy sự suy sụp và bất lực của triều đình nhà Lê, Mạc Đăng Dung đã

A. bắt ép vua Lê nhường ngôi, lập ra nhà Mạc.

B. ra sức giúp vua Lê để củng cố lại triều đình.

C. tiến hành một số cải cách tiến bộ giúp vua Lê

D. huy động nông dân khởi nghĩa lật đổ nhà Lê 

0
13 tháng 8 2019

Đáp án A

24 tháng 7 2018

- Qua các thời kì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ nhìn chung giáo dục phát triển.

- Thời Lý, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành (1075)

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và nhân tài cho cả nước.

- Thời Lê sơ quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia Tiến sĩ. Hàng loạt trí thức được đào tạo góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

12 tháng 4 2017

Tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý. Trần, Hồ, Lê sơ:

- Thời Đinh, Tiền Lê :

+ Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

+ Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đã đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

- Thời Lý, Trần, Hồ :

+ Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức đế phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử đã được các triều đại coi trọng.

+ Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long. Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

+ Dưới triều Trần, giáo dục ngày càng mở rộng. Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

+ Dưới triều Hồ đã ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

- Thời Lê sơ : phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

+ Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

+ Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

+ Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

+ Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

- Tác dụng : Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.



Câu 61. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:A. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.B. Lí, Trần, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.C. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ.D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ.Câu 62. Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc, mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất? A. giữa nhân dân ta với chính quyền đô...
Đọc tiếp

Câu 61. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:

A. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.

B. Lí, Trần, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.

C. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ.

D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ.

Câu 62. Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc, mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?

A. giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

B. giữa nông dân với địa chủ phong kiến phương Bắc

C. giữa vua, quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.

D. giữa vua, quan lai với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Câu 63.  Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?

A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.

C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá ở nước ta.

D. Xây dựng chính quyền phong kiến ở nước ta

Câu 64. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý – Trần, Lê Sơ nhằm mục đích

A. bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến

B. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội

C. bảo vệ đất đai và lãnh thổ của Tổ quốc.

D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân 

2
TL
28 tháng 2 2022

61A 62A 63A 64A

28 tháng 2 2022

ảo quá toàn A

Câu 61Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:

A. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.

B. Lí, Trần, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.

C. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ.

D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ.

Câu 62. Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc, mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?

A. giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

B. giữa nông dân với địa chủ phong kiến phương Bắc

C. giữa vua, quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.

D. giữa vua, quan lai với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Câu 63.  Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?

A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.

C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá ở nước ta.

D. Xây dựng chính quyền phong kiến ở nước ta

Câu 64. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý – Trần, Lê Sơ nhằm mục đích

A. bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến

B. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội

C. bảo vệ đất đai và lãnh thổ của Tổ quốc.

D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân 

8 tháng 5 2019

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý – Trần

Để học tốt Lịch Sử 10 | Giải bài tập Lịch Sử 10

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông

Để học tốt Lịch Sử 10 | Giải bài tập Lịch Sử 10

Đánh giá cải cách hành chính của Lê Thánh Tông

- Đây là cuộc cải cách hành chính toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương

- Cải cách nhằm tăng cường quyền lực của nhà vua

- Chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời vua Lê Thánh Tông đạt mức độ cao và hoàn thiện.

12 tháng 4 2017

Nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông:

- Đây là cuộc cải cách lớn nhằm xây dựng một bộ máy hành chính hoàn thiện, đầy đủ từ trên xuống dưới.

- Cải cách được thực hiện theo hướng tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước. Tăng cường các cơ quan chuyên môn và sự giám sát hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

- Quan lại làm việc trong bộ máy hành chính chủ yếu được tuyển chọn bằng con đường thi cử.

- Cuộc cải cách đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.


1 tháng 6 2019

Chọn A