Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian | Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” | Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” | |
Ý kiến | Đề cao trí tuệ của nhân dân | - Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình - Ý kiến 2: Qua hình ảnh sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc | Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc |
Lí lẽ và bằng chứng | - Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. + Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời - Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ + Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí - Lí lẽ 3: người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình. + Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng” | + Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục + Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất. Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen Bằng chứng 1.2.3: Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở + Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài + Lí lẽ 2: Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn + Bằng chứng 2.1: Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó + Bằng chứng 2.2: “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng
| - Chi tiết chiếc lá cuối cùng + Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh - Kết thúc bất ngờ + Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng + Người kể chuyện không nói hộ ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn, lại cố ý bỏ qua không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào |
Mục đích viết | Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh | bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen | Bình luận về sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng |
Nội dung chính | Khẳng định trí thông minh của nhân dân | Khẳng định sự đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen | Khẳng định sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng và kết thúc bất ngờ |
- Mục đích của văn bản: hướng dẫn cách gọt củ hoa thủy tiên
- Cách triển khai thông tin chính của văn bản: theo trật tự thời gian (trật tự thực hiện các thao tác của hoạt động)
- Cách triển khai thông tin chính và mục đích của văn bản có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau, cách triển khai thông tin theo thời gian giúp làm rõ quá trình gọt củ hoa thủy tiên (mục đích của văn bản)
- Dấu hiệu xác định: tác giả lần lượt trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của từng công đoạn bằng các từ “trước tiên”, “đầu tiên”, trước khi”...
Ý kiến lớn (Về nhân vật em bé thông minh) : Nhân vật thông minh thể hiện trí tuệ dân gian.
Ý kiến nhỏ 1: Thử thách đầu tiên đề cao sự thông minh trong ứng xử mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
Ý kiến nhỏ 2: Thử thách hai và ba khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian.
Ý kiến nhỏ 3: Nhấn mạnh, nâng tầm trí tuệ dân gian.
Thông tin trong văn bản được triển khai theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc và luật lệ của trò chơi qua việc trình bày thứ tự các bước cần thực hiện.
- Theo em, trong văn bản, đoạn văn thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết" là đoạn từ "Tại sao chúng ta lại đồng thời... đe dọa lớn lao tiềm ẩn."
- Em xác định như vậy vì ở đoạn văn này vừa nói đến "sự biến đổi cực đoan của thời tiết", vừa cho thấy nhân quả của nó.
a. Văn bản trên thuộc thể loại thơ ngụ ngôn. Dựa vào những dấu hiệu:
+ Văn bản được kể lại một cách ngắn gọn, hàm súc.
+ Viết bằng văn vần
+ Đưa ra bài học về cách sống, cách sinh hoạt.
+ Nhân vật: là loài vật kiến, ve sầu,..
b. Tóm tắt:
Mùa đông đến, ve sầu không có nơi trú rét, không có thức ăn phải đến nhà kiến xin vay. Kiến hỏi ve suốt mùa hè đã làm gì. Ve nói suốt mùa hè ve ca hát còn Kiến thì bảo để kiến múa cho ve xem.
c. Nhận xét:
- Ve là một kẻ đam mê ca hát, lười biếng, không chịu làm lụng, chỉ ham mê vui ca.
- Kiến: là một người chăm chỉ, cần mẫn, khôn khéo và thông minh.
d.
Chủ đề: bài học về sự tiết kiệm, chăm chỉ
Thông điệp: Chúng ta phải biết tiết kiệm dành dụm cho tương lai, phòng khi gặp khó khăn, ốm yếu bệnh tật.