Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nội dung thể hiện trên bản đồ là bản đồ Việt Nam.
2. Các kí hiệu được sử dụng trong bản đồ dùng để biểu thị: Thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, Biên giới quốc gia, Biên giới tỉnh và thành phố, Hồ, Sông, Thành phố, Đảo, Quần đảo.
Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội.
Các thành phố trực thuộc trung ương là: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ, Huế (từ cuối năm 2023).
Tham khảo:
- Một số dân tộc: Kinhm Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,...
- Khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km²: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn
- Khu vực có mật độ dân số trên 200 người/km²: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh
- Nhận xét về sự phân bố dân cư: Dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đều. Nơi có địa hình thấp dân cư tập trung đông đúc, ở các vùng núi cao dân cư thưa thớt.
Tham khảo:
- Nội dung của lược đồ là trận Chi Lăng - Xương Giang (năm 1427) của quân Lam Sơn.
- Các kí hiệu được sử dụng trong lược đồ bao gồm:
- Các địa điểm nghĩa quân Lam Sơn tấn công quân Minh là: Pha Lũy, Ải Lưu, Cần Trạm, Phố Cát, Xương Giang.
- Biểu đồ bao gồm các yếu tố: Tên biểu đồ và nội dung biểu đồ.
- Biểu đồ thể hiện số dân không đồng đều giữa các vùng ở nước ta.
- Nam Bộ có số dân nhiều nhất, với 36 triệu dân. Tây Nguyên có số dân ít nhất, chỉ 6 triệu dân.
Các cao nguyên: Kom Tum (500m), Pleiku (800m), Đắk Lắk (500m), Mơ Nông (800m), Lâm Viên (1500m), Di Linh (1000m).
Tham khảo!
* Yêu cầu số 1: Một số nét văn hóa của cư dân Nam Bộ:
- Nhà ở:
+ Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ có nhiều loại khác nhau. Ở vùng sông nước, phổ biến là kiểu nhà sàn, nhà nổi. Tại các miệt vườn, chủ yếu là nhà lợp bằng lá.
+ Ngày nay, nhà ở của người dân Nam Bộ được xây dựng kiên cố, hiện đại hơn. Ở một số nơi, những ngôi nhà cổ vẫn còn được lưu giữ.
- Chợ nổi:
+ Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân Nam Bộ một phần diễn ra tại chợ nổi trên sông.
+ Hàng hóa được bán trên các ghe xuồng, chủ yếu là nông sản và các vật dụng cần thiết.
+ Một số chợ nổi lớn ở Nam Bộ như: Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng), Măng Thít, Trà Ôn (Vĩnh Long),...
- Vận tải đường sông:
+ Giao thông đường thuỷ đóng vai trò quan trọng đối với của người dân vùng Nam Bộ.
+ Ghe, xuồng,... là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu.
- Trang phục:
+ Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là áo bà ba và khăn rằn
+ Ngày nay, áo bà ba và khăn rằn vẫn được chọn làm trang phục chính trong những dịp lễ, tết,... thể hiện đặc trưng văn hóa của miền sông nước Nam Bộ.
* Yêu cầu số 2: Sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân Nam Bộ được thể hiện ở các chi tiết:
- Làm nhà sàn, nhà nổi ở các vùng sông nước.
- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tại chợ nổi trên sông.
- Ghe, xuồng là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu ở Nam Bộ.
- Áo bà ba và khăn rằn thể hiện nét đặc trưng của văn hóa miền sông nước.
Tham khảo:
- Xác định vị trí:
- Vùng Nam Bộ chủ yếu có địa hình đồng bằng, thấp, tương đối bằng phẳng. Độ cao chủ yếu của vùng Nam Bộ là khoảng 50 m so với mực nước biển.
Tham khảo!
- Khuê Văn Các: được xây dựng vào năm 1805, có 8 mái, 2 tầng và một nóc ở trên. Các cửa sổ tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, Bốn mặt của Khuê Văn Các có các câu đối ca ngợi nền văn hóa dân tộc.
- Nhà bia Tiến sĩ: được chia thành 2 dãy, gồm 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi. Nội dung những tấm bia khắc tên, quê quán của các tiến sĩ qua các kì thi. Nhà bia Tiến sĩ được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.
Cảm nghĩ về truyền thống hiếu học: Học là quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri thức của con người, chính vì thế mỗi cá nhân chúng ta luôn luôn có tinh thần ham học hỏi, luôn cố gắng rèn luyện để phát triển cho bản thân, là người công dân có ích cho gia đình và cho xã hội. Chính vì thế có thể thấy rằng, tinh thần hiếu học của nhân dân ta thật vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Tấm lòng hiếu học hiểu theo nghĩa đen là tinh thần ham học hỏi, luôn rèn luyện hết mình vì sự phát triển của tương lai, đất nước, mở mang những nguồn tri thức mới cho cá nhân, là người công dân có ích cho xã hội. Hiếu học là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó biểu hiện những truyền thống cao đẹp của dân tộc, truyền thống hiếu học biểu hiện ở việc luôn ham học hỏi, sáng tạo để tích lũy lấy kinh nghiệm cho bản thân, gia đình và xã hội.
1. Biểu đồ thể hiện số dân Việt Nam qua các năm từ năm 1979 đến năm 2019.
2. Trục dọc: số dân (triệu người); trục ngang: thời gian (năm).
3. Độ cao các cột tăng dần từ năm 1979 đến năm 2019. Điều đó chứng tỏ dân số Việt Nam tăng qua các năm.