K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2023

- Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo,…
- Các tôn giáo này chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, văn hóa, văn học nghệ thuật, kiến trúc…

- Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng mới, cùng nghệ thuật điêu khắc rất đặc sắc. Tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng chịu ảnh hưởng của tôn giáo. 
- Kiến trúc Phật giáo: nổi tiếng với hệ thống chùa hang A-gian-ta
- Kiến trúc Hồi giáo. Điển hình có lăng Ta-giơ Ma-han, lăng Hu-may-un,…
Nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến:
+ Văn hóa Ấn Độ mang đậm màu sắc tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo
+ Văn hóa Ấn Độ đại diện cho một nền văn minh lớn, có ảnh hưởng to lớn và đậm nét đến khu vực Đông Nam Á.

Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.
Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.
Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.
Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

* Một số thành tựu văn hóa Ấn Độ:

- Tôn giáo: đạo Hindu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

- Chữ viết: 

+ Phổ biến nhất là chữ Phạn. 

+ Chữ Phạn là nguồn gốc của chữ Hindu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học – nghệ thuật: 

+ Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… 

+ Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

- Kiến trúc, điêu khắc: 

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. 

+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo.

* Nhận xét: Thời kì này, các thành tựu văn hóa Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng, được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.

16 tháng 8 2023

tham khảo

Công trình kiến trúc của Ấn Độ thời phong kiến mà em ấn tượng nhất là Taj Mahal. Đây là một trong bảy kỳ quan của thế giới, là khu lăng mộ kết tinh những nét đặc sắc của nghệ thuật Hồi giáo gần 400 năm trước, được xây dựng vào thế kỷ 17.Taj Mahal được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Cảnh quan tuyệt đẹp đặc biệt là lúc bình minh và hoàng hôn. Taj Mahal dường như phát sáng rực rỡ nhất dưới ánh trăng. Vào một buổi sáng sương mù. Taj Mahal được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mughal, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Một trong những nét độc đáo của Taj Mahal chính là lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ, tháp... Taj Mahal được được liệt vào danh sách các địa điểm di sản thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác nên được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Lĩnh vực

Chữ viết

Văn học

Thành tựu

Chữ Phạn,Chữ Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri…

Chịu ảnh hưởng của tôn giáo

Thể loại: thơ ca, kịch, truyện thần thoại,…

Tác phẩm: Khúc bi ca Sứ mây, vở kịch Sơ-cun-tơ-la

19 tháng 9 2023

- Kiến trúc:

+ Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…

+ Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như cung điện và Hoàng thành ở Thăng Long, cung Thái thượng hoàng ở Tức Mặc (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc).

- Điêu khắc:

+ Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.

13 tháng 1 2023

- Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo,…
- Các tôn giáo này chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, văn hóa, văn học nghệ thuật, kiến trúc…

4 tháng 2 2023

- Hành trình phát kiến của C. Cô-lôm-bô:

+ Tháng 8/1492, trên C. Cô-lôm-bô bắt đầu hành trình của mình với ba con tàu. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thủy thủ dũng cảm đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thức ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ.

+ Tiếp theo, vào các năm 1493, 1498 và 1502, C. Cô-lôm-bô còn tiến hành 3 cuộc thám hiểm đến châu Mỹ.

- Lý do C. Cô-lôm-bô lại đi về hướng tây khi tìm đường đến Ấn Độ

+ C.Cô-lôm-bô tin rằng Trái Đất hình cầu. Nhưng cũng như giới trí thức châu Âu đương thời, C.Cô-lôm-bô đã đánh giá sai kích thước của Trái Đất, ông đã tính toán rằng, vị trí của Ấn Độ nằm ở vị trí đúng ra là của khu vực Bắc Mĩ hiện nay.

+ Mặt khác, C.Cô-lôm-bô cũng tin rằng, chỉ có mình Đại Tây Dương nằm giữa châu Âu và Ấn Độ (lúc này con người chưa biết đến sự tồn tại của Thái Bình Dương).

=> Do đó, C.Cô-lôm-bô đã quyết định đi về hướng tây.

- Ý nghĩa phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô: nhờ cuộc phát kiến của C.Cô-lôm-bô mà thương nhân châu Âu biết đến châu Mỹ và bắt đầu thúc đẩy quá trình tiếp xúc văn hóa, trao đổi kinh tế giữa hai châu lục.

4 tháng 2 2023

Đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc Hồi giáo Đê-li:

- Mang đậm yếu tố văn hóa mới-văn hóa Hồi giáo

- Tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng và họa tiết trang trí bằng chữ A-rập cổ.

4 tháng 2 2023

- Tôn giáo: 

+ Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. 

- Chữ viết: Từ chữ Sanskrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng cho quốc gia mình.

- Kiến trúc: 

+ Các mô típ điêu khắc, trang trí, kiến trúc chủ đề, các mảng phù điêu,.. mang đậm dấu ấn Ấn Độ.

+ Kiến trúc Phật giáo: có hình dạng tháp, mái vòm tròn, chiếc bát úp.

+ Kiến trúc Islam: mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng (Taj Mahal).

+ Kiến trúc Hindu: nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, bên ngoài được trang trí bằng các phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:

+ Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính- kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa. 

+ Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ. 

+ Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh. Vùng đất đai ngoài lâu đài chủ yếu để nông nô canh tác. 

+ Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp, trừ sắt và muối được mua ở bên ngoài. 

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến:

+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra. 

+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. 

+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng. 

=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.