K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2019

a) PTBĐ :Biểu cảm

b) Ba trường từ vựng

+Trường từ vựng"dụng cụ: giấy,mực ,nghiên

+Trường từ vựng"màu sắc": đỏ ,thắm

+Trường từ vựng"tâm trạng": buồn ,sầu

c) - Điệp từ: thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ. Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết.

- Câu hỏi tu từ : không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn...

- Nhân hóa : cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

5 tháng 5 2018

Vũ Đình Liên bước vào Thơ mới với tấm lòng cảm thương chân thành mang nặng niềm hoài cổ "Ông đồ" là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đối dỏ. Nhưng nay, cũng thời điểm khi đào nở, ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa".

Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác "đào lại nở". Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Tết đến,

xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm tết, đón chào năm mới đầy hi vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là " cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn" (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không còn nữa, trong mỗi dịp tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sống thanh bình đẹp đẽ. Giờ đây chỉ là sự trống trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái "di tích tiều tụy đúng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhấn chim cuộc sống oủa các ông đổ Vũ Đình Liên xót xa:

"Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh "Những người muôn năm cũ" và

thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi cả một thời đại, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. ''Những người muôn năm cũ" không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quấn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên "mối sầu vạn kỉ", cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ Nho nữa. Chữ Nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thái đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ông đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ, Vũ Đình Liên đã tái hiện hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, với cái "vết tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn". Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng - tấm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.



11 tháng 2 2022

Câu 1 : 

Câu nghi vấn  : Hồn ở đâu bây giờ?

Tác dụng : Khẳng định 1 sự việc xảy ra

Câu 2 

Nói về thời kì suy tàn của ông đồ , sự vắng bóng của ông đồ khiến mọi thứ trở lên vắng vẻ

14 tháng 3 2022

2. Thể thơ: thơ 5 chữ. PTBĐ: biểu cảm.

3. Câu nghi vấn: Hồn ở đâu bay giờ?

=> Câu hỏi tu từ để thể hiện cảm xúc, sự buồn bã, nỗi niềm thương tiếc đối với ông đồ, với giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

4. Đoạn thơ trên thể hiện cảm xúc tiếc nuối trước sự suy tàn của Nho học đương thời.

5. Suy nghĩ về tinh thần yêu nước được gửi gắm qua văn bản: chúng ta cần gìn giữ những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.

3 tháng 3 2021

câu nghi vấn Hồn ở đâu bây giờ?

 

3 tháng 3 2021

Câu nghi vấn: Những người muôn năm cũ

                       Hồn ở đâu bây giờ?

Chức năng: bộc lộ cảm xúc

7 tháng 9 2018

Chọn đáp án: B

1 tháng 3 2021

a, 

PTBD: biểu cảm

b, 

Tác giả bày tỏ sự xót xa, tiếc thương. Câu hỏi tu từ đặt ra như 1 lời tự vấn, câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt.

c, 

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Đoạn thơ đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được " tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan". Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.

1 tháng 3 2021

Cảm ơn nhiều ạ