K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề kiểm tra Sinh 12 Học kì 2 (Trắc nghiệm 1) Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học .... Môn Sinh học 12

Thời gian: 45 phút

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?

A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại theo mục đích, nhu cầu của con người.

B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, làm biến đổi tần số kiểu gen.

D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.

Câu 2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?

(1) Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.

(2) Khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi.

(3) Giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen.

(4) Đột biến gen thường có hại nhưng nó tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại. Trả lời đúng nhất là

A. (3) và (4).

B. (2) và (4).

C. (1) và (3).

D. (2) và (3).

Câu 3: Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu là ứng dụng của:

A. quan hệ đối kháng.

B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

C. khống chế sinh học.

D. quan hệ cạnh tranh.

Câu 4: Ví dụ nào dưới đây minh chứng sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì?

A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét nhiệt xuống dưới 8oC.

B. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.

C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè sâu hại xuất hiện nhiều.

D. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.

Câu 5: Tập hợp nào dưới đây là một quần thể?

A. Đàn cá trong hồ.

B. Các cây phong lan trong rừng.

C. Đàn bò của nông trường Mộc Châu.

D. Các cây cỏ trên cánh đồng.

Câu 6: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định được gọi là

A. quần xã sinh vật.

B. quần thể sinh vật.

C. hệ sinh thái.

D. loài sinh học.

Câu 7: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC-30oC. Khoảng nhiệt độ này gọi là

A. khoảng chống chịu.

B. khoảng giới hạn trên.

C. khoảng thuận lợi.

D. khoảng giới hạn dưới.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Khi sự cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.

B. Khi sự cách li địa lí và cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.

C. Khi sự cách li địa lí giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.

D. Khi sự cách li sinh sản giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.

Câu 9: Loài lúa mì Triticum aestivum được hình thành bằng con đường

A. sinh thái.

B. địa lí.

C. lai xa.

D. lai xa và đa bội hóa.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về cách li địa lí?

A. Cách li địa lí là nhân tố làm thay đổi tần số alen, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.

C. Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không giao phối được với nhau.

D. Cách li địa lí là tác nhân gây ra những biến đổi kiểu gen làm biến đổi kiểu hình cá thể.

Câu 11: Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa

(1) Chim sáo và trâu rừng

(2) Vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu

(3) Chim mỏ đỏ và linh dương

(4) Cá ép với cá mập.

Trả lời đúng là

A. (1) và (3).

B. (1) và (4).

C. (2) và (3).

D. (2) và (4).

Câu 12: Con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình nhờ

A. tiến hóa nhỏ.

B. tiến hóa văn hóa.

C. tiến hóa sinh học.

D. tiến hóa lớn.

Câu 13: Các nhân tố tiến hóa nào vừa làm thay đổi tần số tương đối các alen của gen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?

(1) Chọn lọc tự nhiên

(2) Giao phối không ngẫu nhiên

(3) Di - nhập gen

(4) Đột biến

(5) Các yêu tố ngẫu nhiên.

Trả lời đúng là

A. (1), (2), (4), (5).

B. (1), (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4), (5).

D. Tất cả các nhân tố trên.

Câu 14: Đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể là

A. mật độ cá thể.

B. kích thước quần thể.

C. thành phần nhóm tuổi.

D. tỉ lệ giới tính.

Câu 15: Nơi sinh sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh là

A. môi trường không khí.

B. môi trường đất.

C. môi trường sinh vật.

D. Môi trường nước.

Câu 16: Hai loài cùng có lợi khi sống chung và không nhất thiết phải có nhau là đặc điểm của mối quan hệ

A. hội sinh.

B. cộng sinh.

C. cạnh tranh.

D. hợp tác.

Câu 17: Ý nghĩa sinh thái của phân bố đồng đều là

A. sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

B. tạo điều kiện các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường và tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

D. tạo điều kiện các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.

Câu 18: Ví dụ nào dưới đây không phải là mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?

A. Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong ruột mối và mối.

B. Các cây thông nhựa liền rễ nhau.

C. Mối quan hệ giữa các cá thể trong nhóm cây bạch đàn.

D. Mối quan hệ giữa các cá thể trong đàn chó sói.

Câu 19: Các kiểu phân bố cá thể trong quần thể là

(1) Phân bố theo nhóm

(2) Phân bố ngẫu nhiên

(3) Phân bố đồng đều.

Trả lời đúng là

A. (1) và (3).

B. (2) và (3).

C. (1) và (2).

D. các kiểu phân bố trên.

Câu 20: Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể gọi là:

A. tuổi quần thể.

B. tuổi thọ của quần thể.

C. tuổi sinh lí của quần thể.

D. tuổi sinh thái của quần thể.

Câu 21: Tỷ lệ % ADN giống nhau của các loài so với ADN người là Tinh tinh: 97,6; Khỉ Rhesut: 91,1; Khỉ Vervet: 90,5%; Vượn Gibbon: 94,7. Căn cứ vào tỷ lệ này, xác định mối quan hệ họ hàng từ gần đến xa giữa người với các loài trên là:

A. Người - Vượn Gibbon - Tinh tinh - Khỉ Rhesut - Khỉ Vervet.

B. Người - Tinh tinh - Khỉ Rhesut - Vượn Gibbon - Khỉ Vervet.

C. Người - Tinh tinh - Vượn Gibbon - Khỉ Rhesut - Khỉ Vervet.

D. Người - Tinh tinh - Vượn Gibbon - Khỉ Vervet - Khỉ Rhesut.

Câu 22: Các nguyên tố cơ bản cấu tạo nên vật chất sống là:

A. C, H, O và N.

B. C, H và O.

C. C, H, O và P.

D. C, O và N.

Câu 23: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này không thể thụ phấn cho hoa của loài cây khác là ví dụ minh chứng của hình thức cách li sinh sản nào?

A. Cách li tập tính.

B. Cách li cơ học.

C. Cách li nơi ở.

D. Cách li thời gian.

Câu 24: Chuyển đời sống dưới nước lên cạn là bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của sinh giới xảy ra ở đại nào?

A. Đại Cổ sinh.

B. Đại Nguyên sinh.

C. Đại Tân sinh.

D. Đại Trung sinh.

Câu 25: Trong điều kiện môi trường tối ưu, quần thể tăng trưởng theo đường cong tăng trưởng dạng

A. chữ L.

B. chữ J.

C. chữ S.

D. chữ Z.

Câu 26: Nhân tố chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường là

A. di-nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.

B. đột biến.

C. giao phối không ngẫu nhiên.

D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 27: Với loài kiến nâu, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra toàn là cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực là ví dụ chứng tỏ nhân tố nào đã ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính?

A. Dinh dưỡng.

B. Nhiệt độ.

C. Sinh thái sinh sản.

D. Tập tính sinh sản.

Câu 28: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo (người cổ) là loài

A. H.neanderthalensis.

B. H.habilis.

C. H.sapiens.

D. H.erectus.

Câu 29: Quần thể bị suy thoái khi

A. mức sinh sản + xuất cư = mức tử vong + nhập cư.

B. mức sinh sản + nhập cư < mức tử vong + xuất cư.

C. mức sinh sản + nhập cư = mức tử vong + xuất cư.

D. mức sinh sản + nhập cư > mức tử vong + xuất cư.

Câu 30: Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia thành các giai đoạn theo trình tự sau

A. Tiến hóa tiền sinh học ⇒ tiến hóa hóa học ⇒ tiến hóa sinh học.

B. Tiến hóa hóa học ⇒ tiến hóa tiền sinh học ⇒ tiến hóa sinh học.

C. Tiến hóa sinh học ⇒ tiến hóa hóa học ⇒ tiến hóa tiền sinh học.

D. Tiến hóa tiền sinh học ⇒ tiến hóa sinh học ⇒ tiến hóa hóa học.

0
18 tháng 2 2017

Đáp án là D

29 tháng 10 2017

Đáp án là D

20 tháng 2 2017

Đáp án: A

Các phát biểu đúng là : (1),(2),(4),(5)

Ý (3) sai vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, tác động gián tiếp lên kiểu gen

25 tháng 7 2017

Chọn C.

Giải chi tiết:

Các phát biểu đúng là: 1,2,4,5

Ý 3 sai vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen

6 tháng 5 2019

Đáp án A

Các phát biểu đúng là : (1),(2),(4),(5)

Ý (3) sai vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, tác động gián tiếp lên kiểu gen

19 tháng 5 2017

Chọn đáp án C

Đột biến ngoài vai trò là nguồn nguyên liệu tiến hóa sơ cấp, nó còn gây ra một áp lực làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen bị đột biến. Tần số đột biến đối với từng gen rất thấp, nên áp lực của quá trình đột biến là không đáng kể, nhất là đối với những quần thể lớn.

Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình thông qua đó làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.

Quá trình đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa, thông qua quá trình giao phối tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

31 tháng 1 2019

Đáp án C

Các phát biểu đúng là: 1,2,4,5

3 sai vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu ge

13 tháng 4 2018

Chọn A

Các phát biểu đúng là : (1),(2),(4),(5)

Ý (3) sai vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, tác động gián tiếp lên kiểu gen

22 tháng 7 2019

 Đáp án: d.

Cho các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên: I. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà mà không tác động lên kiểu gen. II. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. III. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định. IV. Chọn lọc tự nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên:

I. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà mà không tác động lên kiểu gen.

II. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.

III. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định.

IV. Chọn lọc tự nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen.

V. Chọn lọc tự nhiên gồm 2 mặt song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho con người.

VI. Chọn lọc tự nhiên không diễn ra trong giai đoạn tiến tiền sinh học vì sự sống chưa hình thành.

VII. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn E.Coli nhanh hơn so với quần thể ruồi giấm.

VIII. Chọn lọc tự nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu là chính xác?

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

1
28 tháng 6 2017

Đáp án D

I sai vì CLTN có thể tác động gián tiếp lên kiểu gen.

II sai vì đó là vai trò của CLNT.

III sai vì CLTN diễn ra ngay cả trong điều kiện MT ổn định.

IV sai vì làm thay đổi cả tần số alen và TP KG.

V sai vì đó là nội dung của chọn lọc nhân tạo.

VI sai vì CLTN chỉ phát huy tác dụng khi lớp màng lipit đã xuất hiện và bao bọc lấy các chất hữu cơ tạo điều kiện cho chúng tương tác theo các nguyên tắc lí hóa. Tập hợp các chất hữu cơ được bao bởi màng lipit nếu có các đặc tính của sự sống sẽ được CLTN giữ lại. Nói cách khác, CLTN bắt đầu từ giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.

VII đúng vì Ecoli là sinh vật nhân sơ, ruồi giấm là SV nhân thực.

VIII đúng vì ở trường hợp gen tồn tại ở trạng thái đơn alen (ví dụ ở vi khuẩn, ở sinh vật đơn bội…) CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.