Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu, quân và dân miền Bắc đã vượt qua mọi khó khăn, mọi hy sinh, gian khổ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Đồng thời, chúng ta đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc. Đỉnh cao là chiến dịch 12 ngày đêm đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ cuối tháng 12 năm 1972 trên bầu trời Thủ đô Hà Nội, làm nên một chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không", buộc đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Hàng chục năm đã trôi qua, chúng ta có điều kiện để nhìn nhận đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn tầm vóc to lớn của chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không", chiến thắng đó mãi mãi là biểu tượng của ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc, của trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến thắng đó đã viết lên trang sử hào hùng của dân tộc ta trong thế kỷ XX, là niềm kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam, là bài học quý về trí thông minh, lòng dũng cảm và tài nghệ quân sự đánh địch tiến công đường không của quân và dân ta.
Tham khảo :
Ngày 1 – 9 – 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Do Đà Nẵng giáp với Phú Xuân, nên sự kiện đó đã đe doạ đến kinh đô và uy hiếp đến sự tồn vong của vương triều Nguyễn.
Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã cử nhiều danh tướng vào Đà Nẵng để chống Pháp. Và bước đầu đã giành được thắng lợi khi mà đã ngăn chặn được bước tiến của quân thù.
Tuy nhiên, trong lúc nhân dân đang đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thì triều đình Huế đã liên tục ký các hiệp ước đầu hàng Pháp, từ năm 1860 – 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long rơi vào tay giặc.
Bài làm
Việt Nam chúng ta đã phát triển và hòa bình như bây giờ chính là nhờ các vị anh hùng đã dành cả cuộc đời mình tham gia chiến đấu cách mạng vì nước vì dân .Trải dài trang giấy Lịch sử là những sự kiện Lịch sử vĩ đại ,chiến thắng dồn vang của những người anh hùng ,những người lãnh đạo để lại trong lòng con dân Việt Nam phải rung động ,cảm xúc vô cùng .Trong đó ,một sự kiện Lịch Sử vĩ đại mà đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất chính là sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ,khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà .
Gần 14 giờ ngày 2-9-1945 ,tưng bừng trong màu cờ đỏ ,người dân Hà Nội từ già trẻ ,gái trai đều ồ ập từ khắp các ngả tập trung tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) .Ai cũng cảm thấy rằng mình không thể bỏ lỡ sự kiện lớn lao này .Đội danh dự đứng nghiêm trang xung quanh lễ đài .Và bắt đầu buổi lễ lúc 14 giờ ,Bác Hồ cùng các vị trong Chính phủ bước lên lễ đài ,Bác giơ tay vẫy chào đồng bào .Tiếng vỗ tay người dân dồn dã khắp quảng trường .Với dáng điệu khoan thai ,Bác bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập mà mọi người dân rất mong chờ trong buổi lễ hôm đó .Cất lên là giọng Bác trầm ấm ,rõ ràng làm cả biển người phải nín thở ,im phăng phắc để nghe cái giọng ấy của Bác :"Hỡi đồng bào cả nước " Tất cả mọi người đều được sinh ra và có quyền bình đẳng .Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy ,có quyền được sống ,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ..."Đang đọc giữa chừng Bác dừng lại và hỏi xem đồng bào có nghe rõ không .Hơn nửa triệu người cất tiếng nói vang như sấm : "Có !" . Khi nào nghe một câu nói đó của hơn nửa triệu người thì Bác mới đọc tiếp .Chi tiết này làm bao người dân xúc động và cảm thấy tình cảm của Bác dành cho người dân thật lớn lao dù chỉ là một việc nhỏ bé nhưng Bác vẫn vặn hỏi cho ra .Em ấn tượng nhất là cảnh cuối bản Tuyên ngôn Độc lập ,giọng Bác lúc ấy quyết liệt và rõ ràng : "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập ,và sự thật đã thành một nước tự do độc lập .Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng ,tính mạng và của cải để giữ quyền tự do ,độc lập ấy ." ý nghĩa khẳng định quyền tự do ,độc lập nước Việt Nam của câu nói cuối Bác đã đọc để lại cho em nhiều ấn tượng và tự hào vô cùng .
Dù buổi lễ ,sự kiện ngày hôm đó đã kết thúc nhưng vết tích của nó vẫn còn được lưu trữ lại trong sổ ,sách Lịch sử ngày nay .Em thật sự ấn tượng và tự hào vì mình là người Việt Nam .Em hứa sẽ học tập thật giỏi để sau này trở thành một công dân có ích cho xã hội .
1.công nhân, chủ xưởng,nhà buôn,viên chức,trí thức
2.cách mạng tháng Tám đãlật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỉ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm đã đưa lại chính quyền cho nhân dân...
Đó là một cuộc thay đổi cực kì lớn trong lịch sử nước ta.
3.Đông Dương Cộng sản Đảng,An Nam Cộng sản Đẳng,Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
hay là alexander
hả con yêu anusuya
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ LỚP 5.
Câu 1: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp vào năm nào?
A: Khi Pháp vừa đánh Gia Định B: 1863
C: Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp. D: 1862
Câu 2: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?
A. Nguyễn Trung Trực B. Trương Định
C. Nguyễn Hữu Huân D. Hồ Xuân Nghiệp
Câu 3: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước?
A. Nguyễn Lộ Trạch B. Phạm Phú Thứ.
C. Nguyễn Trường Tộ. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước?
A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.
B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.
C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời.
D. Cả A và B đúng.
Câu 5: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào?
A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp.
B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.
D. Cả A và B đúng.
Câu 6: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết?
A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.
B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.
C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản"
D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.
Câu 7: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam ta đã xuất hiện ngành kinh tế mới nào?
A. Nền công nghiệp khai khoáng.
B. Ngành dệt.
C. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước.
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 8: Những thay đổi kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội?
A. Địa chủ
B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...
C. Nông dân
D. Quan lại phong kiến.
Câu 9: Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?
A. Hứa cung cấp lương thực.
B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam
C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.
D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam
Câu 10: Tại sao sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ở Nhật, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
A. Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.
B. Vì mong muốn học tập xong để trở về nước phục vụ cho chính quyền thực dân.
C. Vì mong muốn học tập xong để mau chóng sang Pháp làm việc
D. Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật.
Câu 11. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào, từ đâu?
A. 1911, tại cảng Nhà Rồng.
B. 1912, tại ga Sài Gòn.
C. 1913, tại nhà anh Lê.
Câu 12. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết ra đi tìm đường cứu nước ?
A. Muốn đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.
B. Thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân.
C. Cả hai ý kiến trên đều đúng.
Câu 13: Hội nghị hợp nhất các đảng tiến hành vào thời gian nào?
A: Năm 1929 B: Mùa thu năm 1929
C: Năm 1931 D: Đầu xuân năm 1930
Câu 14: Ngày nào đã trở thành ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
A: Ngày 2 tháng 9 B: Ngày 3 tháng 2
C: Ngày 19 tháng 5 D: Ngày 19 tháng 8
Câu 15: Cuộc biểu tình ngày 12 - 3 - 1930 do giai cấp, tầng lớp nào tiến hành?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Nông dân và công nhân.
D. Các tầng lớp nhân dân lao động.
Câu 16: Sau cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930, làn sóng đấu tranh ở Nghệ Tĩnh như thế nào?
A. Càng thêm mạnh.
B. Nông dân tiếp tục nổi dây.
C. Đánh phá huyện lị, đồn điển...
D. Nhân đân cử ra người lãnh đạo.
Câu 17. Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân khởi nghĩa vào lúc nào?
A. Tháng 3- 1945.
B. Giữa tháng 8- 1945
C. Ngày 18-3 8- 1945.
D. Ngày 19- 8- 1945.
Câu 18. Chiều ngày 19-8-1945 cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên đâu?
A. Sở mật thám
B. Trại Bảo an bình
C. Phủ Khâm sai
D. Sở Cảnh Sát
Câu 19: Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn độc lập là:
A. Chấm dứt triều đại phong kiến nhà Nguyễn
B. Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C. Xác định quyền độc lập tự do dân tộc
D. Cả ba ý đều sai
Câu 20: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày nào?
A. Ngày 19 tháng 8 năm 1945
B. Ngày 5 tháng 9 năm 1945
C. Ngày 2 tháng 9 năm 1945
D. Ngày 30 tháng 4 năm 1945
Câu 21: Vì sao nói: “Ngay sau cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế Nghìn cân treo sợi tóc”
A. Nạn đói xảy ra khắp nơi khiến hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn.
B. Hơn 90% dân số mù chữ, không biết viết chữ.
C. Thực dân Pháp tiếp tục xâm lược Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Tất cả các ý trên
Câu 22: Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám là?
A. "giặc ngoại xâm"
B. "giặc đói"
C. "giặc dốt"
D. cả ba ý kiến trên
Câu 23: Mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai, thực dân Pháp làm gì?
A. đánh chiếm Sài Gòn.
B. mở rộng xâm lược Nam Bộ.
C. đánh chiếm Hải Phòng.
D. đánh chiếm Sài Gòn, Hải Phòng.
Câu 24: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát trên đài tiếng nói Việt Nam lúc nào?
A. Sáng 18 - 12 - 1946
B. Sáng 19- 12- 1946
C. Sáng 20- 12- 1946.
D. Đêm 19 - 12 - 1946
Câu 25: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu đông 1950 nhằm mục đích gì?
A. Giải phóng một phần biên giới Việt Trung
B. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
C. Khai thông đường liên lạc quốc tế
D. Cả ba ý trên
Câu 26: Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 địch chết bao nhiêu tên?
A. 3000 tên
B. hơn 3000 tên
C. hàng trăm tên
D. 300 tên
Câu 27: Khi địch tấn công Việt Bắc, Trung ương Đảng đã quyết định như thế nào?
A. Chặn đánh địch
B. Bố trí trận đại mai phục
C. Phải phá tan cuộc tấn công của giặc
D. Chặn đánh quân rút lui
Câu 28: Quân ta chiếm cụm cứ điểm Đông Khê vào ngày nào?
A. sáng 18 - 9- 1950
B. sáng 16 - 9 - 1950.
C. sáng ngày 22-9-1950
D. sáng ngày 11-8-1950
Câu 29: Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh La Văn Cầu vẫn làm gì?
A. Dừng chiến đấu
B. Hi sinh tại chỗ
C. Nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu
Câu 30: Kết thúc chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta đã tiêu diệt và bắt sống bao nhiêu tên địch?
A: Hơn 8000 tên địch
B. 750 tên địch
C. Không có tên địch nào
D. 3000 tên địch
Cái này là môn lịch sử nha
Chúc bn thi tốt !
có gì sai thì bn bỏ qua cho mik nha
Vài nét về lịch sử tỉnh Bắc Ninh
Dưới các triều đại phong kiến trước đây, tỉnh Bắc Ninh được gọi là Kinh Bắc mà lịch sử đã để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật thể và phi vật thể với hệ thống thành quách ở thị xã Bắc Ninh, phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lý chống lại các thế lực ngoại bang phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh - Thị Cầu, Dâu Keo ... và đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đình Bảng ...
- Từ năm 1822 xứ Kinh Bắc được nhà Nguyễn đổi tên gọi thành tỉnh Bắc Ninh, sau 2 năm trấn thành Bắc Ninh, thuộc thị xã Bắc Ninh ngày nay, được xây dựng lại bằng đá ong và hiện diện vị thế của mình bằng cột cờ cao 17m.
- Dưới thời Pháp thuộc vào năm 1931 thị trấn Bắc Ninh được đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Thị xã Bắc Ninh được tổ chức thành một cứ điểm trọng yếu về quân sự của Bắc Kỳ và là một trung tâm chính trị, kinh tế vùng.
- Năm 1938 thị xã Bắc Ninh được xếp vào thành phố thứ 5 của xứ Bắc Kỳ sau các đô thị: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và thị xã Hải Dương.
- Sau hoà bình lập lại năm 1954, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Bắc Ninh nói riêng tiếp tục duy trì sự phát triển kinh tế suốt quá trình xây dựng chính quyền nhân dân và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- Vào năm 1963 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.
- Đến năm 1996 tỉnh Hà Bắc lại được chia lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 15 - 11 - 1996). Từ đó thị xã Bắc Ninh lại trở thành thị xã của tỉnh Bắc Ninh mới.
Từ đó đến nay Bắc Ninh đã phát triển không ngừng bộ mặt đô thị hoá của tỉnh mà tiêu biểu là việc xây dựng mới:
Khu vực hành chính và các khu dân cư mới ở thị xã Bắc Ninh.
Cải tạo và phát triển mạnh bộ mặt trung tâm của các thị trấn huyện lỵ, nhất là thị trấn Từ Sơn.
Đang hình thành và phát triển một số khu công nghiệp tập trung quan trọng như khu công nghiệp Từ Sơn, Quế Võ.
Hệ thống kỹ thuật hạ tầng được cải tạo và nâng cấp đáng kể nhất là QL 1A, QL 1B, QL 18, QL 38, và 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dải trên 350 km. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước, cấp điện cũng được đầu tư đáng kể.
Hệ thống di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Kinh Bắc xưa nhất loạt đã được khôi phục, bảo tồn và phát triển có hiệu quả thu hút khách du lịch thập phương.
Ngoài ra với hàng trăm ngành nghề khác nhau của tỉnh Bắc Ninh cũng được khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhiều thi tứ trên sông Dân, ở Đông Hồ, Đình Bảng, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê, Nội Duệ...
Nơi sinh thành dân tộc và nên tảng văn hiến Việt Nam
Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa là vùng đất phía bắc của kinh thành Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội ngày nay, là vùng đất trung tâm của châu thố sông Hồng. Bắc Ninh còn là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ, bộ tạo cho xứ Bắc sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá với một vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hoá Việt Nam.
Qua các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khảo cổ học ở Bắc Ninh cho thấy, đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời là bộ phận cốt lõi của quốc gia Văn Lang, Âu Lạc.
Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương,... sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp,... bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai,... mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm,...
Cũng trên mảnh đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ, về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành cổ Loa,... Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du,...đều được lưu giữ trong lòng đất lòng người vùng quê xứ Bắc - Bắc Ninh. Đây chính là sự minh chứng hùng hồn cho sự phong phú đa dạng và tiêu biểu hơn bất cứ địa phương nào trên mảnh đất Việt ngàn năm văn hiến.
Trung tâm chống xâm lược và chống đồng hoá, bảo tồn phát triển văn hoá dân tộc.
Khu di tích Luy Lâu rộng hàng trăm hécta với hệ thống các công trình thành luỹ, đền chùa, phố xá, chợ, bến, kho tàng, dinh thự, các khu sản xuất gạch ngói, các làng nông nghiệp, làng thợ, làng buôn, khu môn địa,... còn là khu di tích thời Bắc thuộc lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Thủ phủ Luy Lâu (tức Long Biên) là nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng chống quân xâm lược phương Bắc. Cho đến ngày nay, hệ thống các đền thờ tướng lĩnh ở đây và những lễ hội mừng chiến thắng mùa xuân vẫn được duy trì và tổ chức hàng năm ở trung tâm Luy Lâu càng khẳng định Bắc Ninh xưa là trung tâm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Không những thế, qua các tài liệu thư tịch và di khảo cổ còn cho thấy Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại mang tính quốc tế: ?Trên đất Giao Chỉ, trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X, Luy Lâu không nhường vai trò đô thị lớn nhất cho bất cứ nơi nào. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển mạnh mẽ. Luy Lâu là một đô thị mang tính buôn bán quốc tế, các hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá ở Luy Lâu thời Bắc thuộc rất nhộn nhịp và sầm uất.
Cùng với quá trình giao lưu, hội nhập và trao đổi kinh tế là quá trình tiếp xúc, hội nhập văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo giữa Việt Nam và các nước trong khu vực mà trung tâm cũng vẫn là Luy Lâu. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta. Bắc Ninh với trung tân Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam.
Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp , bia ký, bản khắc ?Cổ Châu Pháp Vân vật bán hanh? và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước đã chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam.
Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã nhận xét: Xứ Bắc với đô thị cổ Long Biên, Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa, Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt.
Vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến và nhân cách Việt Nam.
Bước vào kỷ nguyên Đại Việt, Bắc Ninh trở thành phên dậu phía Bắc của kinh thành Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội. Nơi đây tiếp tục giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước và phát triển văn hoá Việt Nam.
Miền quê địa linh này là đất phật tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịc sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ ?Nam quốc sơn hà? - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra nơi đây cũng là vùng quê trù phú, kinh tế phát triển, là vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ. Ít nơi nào có nhiều làng nghề nổi tiếng như tỉnh Bắc Ninh: gốm sứ (Phù Lãng, Thổ Hà), gò đúc đồng (Đại Bái), rèn sắt (Đa Hội), chạm khắc (Phù Khê, Kim Thiều), sơn mài (Đình Bảng), cày bừa (Đông Xuất), giấy dó (Đống Cao), tranh điệp (Đông Hồ), dệt lụa (Tam Sơn, Cẩm Giàng),...
Người Bắc Ninh không chỉ giỏi làm ruộng mà còn khéo tay, tinh xảo, hoạt bát trong giao thương, buôn bán và nhất là lại thông minh hiếu học. Ngoa truyền dân gian về đất này quả là có cơ sở: Một giỏ sinh đồ, một bồ tiến sỹ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn. Đây là quê hương của vị Trạng nguyên Lê Văn Thịnh - vị trạng nguyên khai khoa mở đầu cho lịch sử khoa cử Việt Nam. Có vùng như huyện Đông Ngàn thông minh hơn người (dốt Đông Ngàn hơn người ngoan thiên hạ), có làng như Tam Sơn - địa phương duy nhất cả nước có đủ tam khôi với 22 vị đại khoa (tiến sỹ) trong đó có hai trạng nguyên.
Nơi đây còn nổi tiếng với trung tâm phật giáo và những ngôi chùa có quy mô to lớn, cổ kính, kiến trusc tạo tác rất công phu, tài nghệ như chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Bút Tháp, chùa Tiêu Sơn, Cổ Pháp,... Đây là những danh lam cổ tự nổi tiếng, ngày nay đã trở thành những di sản kiến trúc tiêu biểu của dân tộc ta.
Nơi đây còn được mệnh danh là vương quốc của lễ hội, chủ yếu là hội chùa, hội đền. Trong đó có những lễ hội lớn, nổi tiếng cả vùng và cả nước như hội Gióng (9-4), hội Dâu (8-4), hội đền Đô, hội Lim, hội Chùa Phật Tích...
Về ăn mặc dân Kinh Bắc ưa sang trọng nhưng nền nã: nam khăn xếp, áo the, ô lục soạn; nữ áo mớ ba, mớ bảy, nón quai thao. Xứ bắc có nhiều làng nghề nghệ thuật như làng tranh Đông Hồ, làng hát ca trù Thanh Tương, làng rối nước Đồng Kỵ, Bùi Xá, Đa Hội, Tam Lư, Tấn Bảo,...và đặc biệt hơn cả là hệ thống 49 làng chơi quan họ, một lối chơi, một sin hoạt văn hoá tinh tường, độc đáo, đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm nhạc mà chỉ người Bắc Ninh mới có.
Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đấu tranh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, những giá trị của nền văn hoá Kinh Bắc vẫn được giữ gìn và phát huy. Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê sớm có phong trào cách mạng, nơi sớm ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng, mảnh đất sinh thành và nuôi dưỡng các vị tiền bối xuất sắc của Đảng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt. Nơi đây cũng là quê hương của nhiều bậc tài danh trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, nghệ thuật. Vì từ xưa đến nay Bắc Ninh vẫn luôn xứng danh là miền đất trù phú, kinh tế phát triển, là quê hương của thi ca, mảnh đất mà văn hoá nghệ thuật phát triển đến đỉnh cao của dân tộc Việt Nam.
(chỉ lm đc vậy thui tự rút ý nhé )
~ nhớ k nha ^0^ cảm ơn nhiều~
Đề là theo trường bạn nhé đừng hỏi
Câu 1: (0,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi vào thời gian nào?
A. 30/3/1954 □
B. 13/3/1954 □
C. 7/5/1954 □
D. 30 /4/1954 □
Câu 2 (0,5 điểm): Hiệp định Giơ- ne- vơ được kí vào ngày, tháng, năm nào?
A. 2/9/1945
B. 21 /7/1954
C. 30/12/1972
D. 27/1/1973
Câu 3 (0,5 điểm).Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn nhằm mục đích:
A. Để miền Bắc chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
B. Để mở đường thông thương sang Lào và Cam-pu-chia.
C. Để nhân dân có đường giao thông.
D. Ý A và B đều đúng.
Câu 4 (0,5 điểm): Nhà máy thủy điện Hòa Bình được cán bộ và công nhân hai nước nào xây dựng?
A. Việt Nam và Lào
B. Việt Nam và Trung Quốc
C. Việt Nam và Liên Xô
D. Liên Xô và Lào
Câu 5.(1 điểm) Hãy điền những nội dung phù hợp vào các chỗ (...) trong bảng.
Thành phố
Sài Gòn – Gia Định
Câu 6. (1 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng 30- 4- 1975?
Câu 7 (1 điểm) Vì sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
II. Địa lí (5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc hoàn thành các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở châu lục:
A. châu Á
B. châu Phi
C. châu Mĩ
D. Châu Âu
Câu 2 (0,5 điểm): Trong các ý sau, ý nào không nêu đúng đặc điểm của châu Á?
A. 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
B. Có đủ các đới khí hậu.
C. Đa số người dân làm nghề nông nghiệp là chính.
Câu 3 (0,5 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. Nước nào có số dân đông nhất thế giới?
A. Liên bang Nga □
B. Trung Quốc □
C. Hoa Kì □
Câu 4 (0,5 điểm): Đặc điểm khí hậu của châu Phi là:
A. Có khí hậu ôn hòa.
B. Có băng tuyết quanh năm.
C. Nóng và khô bậc nhất thế giới.
Câu 5 (1 điểm): Điền từ trong ngoặc đơn vào mỗi chỗ trống (…) cho phù hợp. (khắc nghiệt, đồi núi thấp, lớn nhất, Á, tài nguyên thiên nhiên)
Liên bang Nga có diện tích …………………. thế giới, nằm ở cả châu …. và châu Âu . Phần lãnh thổ thuộc châu Á có khí hậu…………… ….., phần lãnh thổ thuộc châu Âu chủ yếu là đồng bằng và ……………… . Liên bang Nga có nhiều…………………… ….. là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Câu 6. (1 điểm) Nêu một số đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu Mĩ?
Câu 7. (1 điểm) Kể tên các đại dương trên thế giới và sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích?