K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2017

"Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ”.

“ Lộc” - chồi non, cành biếc, non tơ, đầy nhựa sống, tượng trưng cho vẻ đẹp và sức sống mùa xuân. Người chiến sĩ ra trận với cành lá nguỵ trang "lộc giắt đầy quanh lưng " như mang cả một sức xuân căng tràn mà không một thế lực nào có thể ngăn cản được. Ở hậu phương, với bàn tay lao động cần cù, người nông dân đang phủ màu xanh lên đồng quê “lộc trải dài nương mạ”.

Câu thơ có nhạc điệu dồn dập hân hoan; hình ảnh vừa cụ thể gợi cảm, vừa mang ý nghĩa khái quát sâu sắc. Mùa xuân gắn liền với nhip sống nhân dân “vất vả và gian lao” nhưng cũng rất vinh quang, vì nhân dân đang mang lại mùa xuân, đang làm ra mùa xuân...

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Cặp từ láy “ hối hả”, “xôn xao", điệp ngữ “tất cả” như những nốt nhạc ngân nga trong ca khúc xuân hành, diễn tả niềm tự hào và khí thế cách mạng sôi nổi của nhân dân ta đang vững bước đi lên phía trước. Sức xuân ấy của hàng triệu con người đang dồn vào hai nhiệm vụ chiến lược: Sản xuất và chiến đấu. Bốn câu thơ song hành từng đôi một, hô ứng nhịp nhàng, hài hoà như bước đi của dân tộc giữa mùa ...

30 tháng 7 2017

Giới hạn câu thui My ah

26 tháng 2 2023

Cần gấp 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. 

- Hình ảnh “lộc” trong đoạn thơ có thể hiểu:

+ Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cánh đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. 

+ Lộc của “người cầm súng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận, trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. 

b. 

- Từ “đi” theo nghĩa thông thường có thể hiểu là hành động di chuyển bằng đôi chân của con người. Nhưng khi đặt trong bối cảnh đoạn thơ trên có thể hiểu “đi” ở đây là sự phát triển tiến tới không ngừng của đất nước.

c. 

- Từ “làm” theo nghĩa thông thường được hiểu là hành động dùng công sức vào những việc khác nhau, nhằm một mục đích nhất định nào đó. Còn từ “làm” trong văn bản có thể hiểu là khao khát được hóa thân vào những sự vật, sự việc trong bài thơ để cống hiến những tinh hoa cho cuộc đời.

10 tháng 12 2016

a) Nói về những đặc điểm riêng biệt của mùa xuân Hà Nội và những âm thanh thân thuộc hòa quyện trong đó. Ngoài ra, đoạn văn trên còn nói về tình cảm, những cảm nhận của mình về quê hương.

b) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xam có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ...

- Điệp từ: mùa xuân, có tiếng
- Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xăm
- So sánh: câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
- Liệt kê: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình

 
30 tháng 11 2023

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải là một tác phẩm tuyệt vời với sự sắc sảo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã khéo léo sử dụng những hình ảnh và từ ngữ để truyền tải những ý nghĩa sâu sắc và tình cảm tinh tế.

 

Trong bài thơ, mùa xuân được miêu tả như một "nhỏ bé" và "nhẹ nhàng", nhưng lại mang trong mình một sức sống và một sự trỗi dậy mạnh mẽ. Điều này tạo ra một ẩn dụ về sự khởi đầu mới, về hy vọng và sự phục hồi sau những khó khăn và giá lạnh của mùa đông. Mùa xuân như một lời nhắc nhở rằng dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, luôn có hy vọng và cơ hội để bắt đầu lại.

 

Ngoài ra, bài thơ cũng sử dụng ẩn dụ để miêu tả tình yêu và sự nhớ nhung. Những cánh hoa và những cánh chim trở thành biểu tượng cho tình yêu và những kỷ niệm đẹp. Từng cánh hoa như những kỷ niệm đang nở rộ trong tâm trí, và những cánh chim như những ước mơ và hy vọng bay cao. Từng hình ảnh này tạo nên một không gian tưởng tượng và một cảm giác mơ mộng, khiến người đọc cảm nhận được sự ngọt ngào và tình cảm trong tình yêu và nhớ nhung.

 

Tổng thể, bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải là một tác phẩm đầy tinh tế và sắc sảo trong việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã tạo ra những hình ảnh và từ ngữ tinh tế để truyền tải những ý nghĩa sâu sắc và tình cảm tinh tế, khiến người đọc cảm nhận được sự tươi mới và hy vọng trong cuộc sống.

30 tháng 11 2023

c.ơn nhoa:vv

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''(Ngữ Văn 7, tập 1)a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn...
Đọc tiếp

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''
(Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn văn).
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
c. Chỉ ra các từ láy có trong câu văn trên.
d. Đoạn văn trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
e. Câu văn trên giúp em cảm nhận được điều gì?


Mong các bạn giúp tớ ạ, tớ đang cần rất gấp để chuẩn bị cho thi học kì, tớ thật sự cảm ơn và sẽ tick cho các bạn giúp mình càng sớm càng tốt. Tớ cảm ơn các cậu nhiều <33

    1
    GN
    GV Ngữ Văn
    Giáo viên
    3 tháng 1 2019

    a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.

    b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)

    c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa

    d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.

    - Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.

    - Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.

    e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.

    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Mưa mùa xuân xôn xao ,phơi phới nhũng hạt mưa,bé nhỏ,mền mại rơi mà như nhảy nhót.hạt nọ tiếp hạt kia đang xuống đất(...).mặt đát bỗng kiệt súc,bỗng thúc dậy âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành.đát trời lại dịu mềm ,lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ.mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ,ứ đầy lên các nhánh...
    Đọc tiếp

    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    "Mưa mùa xuân xôn xao ,phơi phới nhũng hạt mưa,bé nhỏ,mền mại rơi mà như nhảy nhót.hạt nọ tiếp hạt kia đang xuống đất(...).mặt đát bỗng kiệt súc,bỗng thúc dậy âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành.đát trời lại dịu mềm ,lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ.mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ,ứ đầy lên các nhánh lá mần non.vỏ cây lại trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái nghọt"

    1 đoạn trích trên sử dụng ptbđ nào?hãy chỉ ra biện pháp tu từ chính có trong đoạn văn?

    2nêu tác dụng của việc sử dụng biên pháp tu từ đó trong đoạn văn?

    3nêu nội dung đoạn trích?từ nội dung đoạn trích hãy liên hệ đén 1 triết lí trong cuộc sống con người?

    1
    GN
    GV Ngữ Văn
    Giáo viên
    21 tháng 9 2019

    1.

    * Đoạn trích sử dụng PTBĐ: Miêu tả.

    * BPTT được sử dụng:

    - So sánh: mưa xuân như nhảy nhót

    - Nhân hóa: Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới, Mặt đất kiệt sức, âu yếm hạt mưa, cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Vỏ cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    2. Tác dụng:

    - Việc sử dụng phép nhân hóa, so sánh khiến cho sự vật được miêu tả trở nên sinh động, khiến cách diễn đạt được uyển chuyển hơn. Hơn nữa, các sự vật vốn vô tri cũng được gán cho những tính cách và suy nghĩ, cách sống của con người nhằm gửi gắm thông điệp: thế giới cây và thế giới người nên sống ân nghĩa, thủy chung, biết đền đáp.

    3. Nội dung đoạn trích: Thông qua việc miêu tả làn mưa xuân đem đến sự sống tươi mới cho vạn vật, đoạn trích còn gửi gắm bài học về lối sống ân nghĩa thủy chung. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    30 tháng 7 2021

    Em tham khảo nhé:

    Nguồn: Hoidap247

    Tôi - một hạt mưa nhỏ bé được chuyển hóa từ hơi nước dưới trần gian. Tôi chính là nguồn cung cấp nước cho con người, cho con vật, cho muôn loài trên Trái Đất này. 

       Vào mùa xuân, bản thân tôi được trải nghiệm những lần rơi lả tả xuống thế gian. Sự xôn xao, phơi phới mà tôi đem lại đã khiến cho mọi người được mát mẻ hơn vào đầu năm mới. Mỗi lần tôi rơi, tôi cứ thu mình lại nhỏ bé mà vô cùng mềm mại rơi rớt thật dịu dàng vào những kẽ lá, làn da của mọi vật. Tôi cùng mọi người là lá, nắng và gió tung tay nhảy nhót với nhau. Mặt đất buồn rầu sau những tia nắng oi ả cũng bắt đầu thức dậy để đón lấy tôi với sự trong lành mát mẻ. Mọi thứ lại bắt đầu dịu mềm hơn, khỏe khoắn và như được tiếp thêm sức sống. Cây cối lại cần mẫn hấp thụ không khí, tôi như người bạn của vạn vật

       Tôi đã trao cả đời mình bằng những cơn mưa mang đầy sức sống cho cả mùa hoa thơm trái ngọt.