Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Lao động là vinh quang”. Để thực hiện khẩu hiệu đó lớp tôi đã rất hăng hái tham gia đợt phát động của Đoàn Thanh niên, làm đẹp trường lớp. Vì thế tuần vừa qua, chúng tôi có buổi lao động rất thú vị.
Để kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên 26 – 3, Đoàn trường tổ chức cho các lớp lao động. Lớp tôi vốn hiếu động nên nhanh chóng lên kế hoạch cho mình. Lớp tôi được phân công làm vệ sinh khu vườn trường. Các cán bộ lớp phân công bạn mang cuốc xẻng, bạn mang dao kéo, bạn mang bình nước… Sắp xếp xong xuôi, cả lớp sẵn sàng cho buổi lao động vinh quang.
Buổi chiều hôm ấy, trời mát mẻ dễ chịu. Những đám mây trên trời ở đâu kéo đến tạo nên một khoảng râm khổng lồ. Gió thổi nhè nhẹ, tiếng chim trong vườn trường cất tiếng hót líu lo khiến cho không khí buổi lao động thêm phần phấn chấn. Chúng tôi có cảm giác được đi dã ngoại, được tham gia vào cuộc khám phá hơn là công việc lao động. Ai nấy đều rất hào hứng, chúng tôi bắt đầu công việc.
Làm vệ sinh khu vườn không có gì nặng nhọc, chỉ cần chăm chỉ và cẩn thận. Mà điều đó các bạn gái lớp tôi rất giỏi. Những bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo của các bạn cắt tỉa tán lá, vun xới cho cây, tưới nước, nhặt cỏ… Các bạn trai nhiệt tình đào hố trồng cây, xách nước… Vừa làm mọi người vừa trò chuyện rôm rả quên hết mệt nhọc. Thỉnh thoảng, Nam “hài” kể câu chuyện cười khiến cả lớp cười sảng khoái, nghiêng ngả. Tiếng cười vang làm chú chim trên cành giật mình vụt bay đi mất. Làm việc thật vui. Tiếng những bước chân nhẹ nhàng trên đất, tiếng kéo cắt lá, tiếng cuốc đào xới hòa lẫn tiếng cười làm cho ánh nắng dìu dịu của mặt trời cũng vui vẻ. Nó chiếu xuống khắp khu vườn sắc vàng rực rỡ, mang đến cho cây cối nguồn vitamin bổ dưỡng nhất. Làm đến gần trưa thì mọi người ai cũng có vẻ thấm mệt. Khuôn mặt thì lấm lem lẫn những giọt mồ hôi lấm tấm. Có đứa mặt dính đất như chú hề trông rất tức cười. Đúng lúc đó thì lớp trưởng ở đâu chạy về mang theo nước uống và rất nhiều xoài xanh. Nhìn thấy chúng là bao nhiêu mệt nhọc tan biến.
Buổi lao động kết thúc. Chúng tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đầu tuần sinh hoạt dưới cờ, lớp tôi được đoàn trường khen ngợi và biểu dương. Cô giáo chủ nhiệm rất hài lòng và tự hào khi có những học sinh ngoan. Từ đó chúng tôi nhớ tới lời dạy của Bác với các cháu thiếu niên, nhi đồng:
* Cảnh thiên nhiên :
+ Vượt thác : Vừa rất êm đềm thơ mộng: “ thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít.
Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: Núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cổ thụ.
+ Sông nước Cà Mau :
Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
Kênh rạch chằng chịt.
Chợ liền sông, chợ ngay trên sông.
Rừng đước tầng tầng, lớp lớp.
* Nghệ thuật miêu tả :
+ Vượt thác : Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên.
Điểm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp.
Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, bằng lối chấm phá.
+ Sông nước Cà Mau : Lời kể theo ngôi thứ nhất.
Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền.
Tại trường học không chỉ có học tập rèn luyện kỉ luật mà còn có những buổi lao động để giúp học sinh tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe và tinh thần trách nhiệm được giao. Mỗi tháng tại trường của em luôn tổ chức những buổi lao động như vậy trong toàn trường.
Buổi lao động được diễn ra trong sự chỉ đạo của cô tổng phụ trách, thầy giáo dạy thể dục và còn có cả sự hỗ trợ của bác lao công trong trường. Mọi người đều tham gia một cách tích cực, vui vẻ. Thật may mắn là thời tiết ngày hôm đó cũng thật thuận lợi, trời mát mẻ chứ không phải cái không khí oi bức thường ngày vẫn diễn ra.
Trước khi buổi lao động diễn ra, cô tổng phụ trách họp tòa trường lại và tiến hành điểm danh các lớp, kiểm tra dụng cụ lao động của các lớp để buổi lao động có thể diễn ra thuận lợi nhất. Cô phân công vị trí lao động của các lớp và phát khẩu hiệu để các lớp về vị trí lao động của mình. Ai cũng hào hứng với công việc được phân công.
Phía bên trái, các anh chị lớp 9 lớn hơn được phân công dọn sạch các bồn hoa và cọ bể nước của trường. Những bồn hoa cỏ mọc um tùm, đã lâu không được chăm sóc bây giờ đã được dọn đi sạch sẽ, các anh chị cần mẫn nhổ cỏ, xới đất, trồng lại loạt cây mới. Những khóm hoa mười giờ xinh xắn đã được thay thế bởi những cây hoa dại, rồi theo thời gian, những bồn hoa này sẽ trở nên thật đẹp đẽ và rực rỡ tô điểm cho trường.
Bể nước phía sau trường cũng được cọ rửa thật sạch sẽ. Người mang giẻ, người mang xô người mang xà phòng. Mỗi người một chân một tay, mỗi người một công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng nhất. Cuối cùng bể nước đã lâu không đụng tới nay trở nên thật sạch sẽ, nước sạch đầy ắp chứ không còn là một cái bể cáu bẩn những nước và loăng quăng như trước nữa.
Một phía bên kia trường, khối lớp 7 đang quét sân trường. Sân trường em rộng rãi, trồng các loài cây, phượng, sà cừ, bằng lăng. Những tán lá xòe rộng che phủ cho sân trường nhưng lá rụng xuống khắp nơi khiến bác lao công phải vất vả mỗi ngày. Mỗi người đều hăng hái làm phần việc của mình thật chăm chỉ. Có người quét lá, có người hót lá, các bạn nam thì nhận nhiệm vụ nặng nhọc hơn một chút là đổ rác.
Chẳng mấy chốc mà sân trường đầy lá hàng ngày hôm nay đã thoáng đãng sạch sẽ hơn bao giờ hết. Những cành cây xòa lòa vướng víu cũng bị chặt bỏ để đảm bảo an toàn cho ngôi trường và cũng là tạo ra khoảng không gian rộng hơn cho ngôi trường.
Các khối lớp 6 thì được nhiệm vụ là dọn vệ sinh các lớp học. Mỗi lớp được phân công hai phòng học khác nhau. Công việc tất bật người đi lại, bạn thì lau cửa sổ bạn thì lau bảng, bạn kê bàn ghế, bạn quét lớp, bạn lau cửa kính. Ai cũng chăm chỉ lao động và vui vẻ với công việc của mình.
Các lớp lao động dưới sự giám sát của cô giáo tổng phụ trách và thầy dạy bộ môn thể dục. Các thầy cô đi nhắc nhở các lớp, động viên các bạn với những câu nói hóm hỉnh, vui tính đồng thời nhắc nhở những lớp tổng vệ sinh chưa tốt vẫn còn bẩn hoặc chưa hoàn thành. Thầy thể dục còn xắn tay áo vào giúp đỡ các bạn với công việc của mình như cửa sổ cao quá không lau được, đèn cao quá không lau bụi được. Mọi người đều vui vẻ vì sự giúp đỡ của thầy.
Lao động không chỉ là thời gian để rèn luyện sức khỏe, để tăng tính chăm chỉ của bản thân mà còn là thời gian để mọi người gần nhau hơn, tăng tình đoàn kết giữa mọi người với nhau khi các bạn được giúp đỡ nhau trong công việc của mình. Các bạn nam cũng thể hiện sự ga-lăng của mình trong việc giúp đỡ các bạn nữ hoàn thành công việc. Thỉnh thoảng lại có vài trò đùa vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau. Tiếng nói chuyện, tiếng nói cười vui vẻ vang lên khắp mọi nơi trong ngôi trường.
Sau buổi lao động, dường như ngôi trường được thay một bộ mặt mới hơn. Quang cảnh sân trường trở nên sạch đẹp thoáng đãng xinh xắn với những khóm hoa mười giờ được trồng vào. Sân trường không còn những mảnh rác, giấy vụn hay lá cây rụng như mọi ngày. Các lớp học cũng thay đổi sạch sẽ thoáng đãng, cửa kính sạch bong những bụi bẩn, bảng sạch sẽ và bàn ghế được kê lại ngay ngắn thẳng hàng.
Buổi lao động đã diễn ra thật thuận lợi và vui vẻ để đạt được kết quả cao nhất. Các bạn đã phải vất vả những niềm vui và những kỉ niệm được tạo ra sẽ mãi còn. Tại ngôi trường, chúng ta không chỉ học được những kiến thức mà còn học được cách lao động, cách hoạt động trong tập thể hay cách giúp đỡ nhau hoàn thiện công việc của mình. Đó thực sự là những bài học bổ ích cho mỗi người học sinh qua những buổi lao động.
truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng đã nêu lên bài học nhân sinh rất lí thú,sâu sắc về môi trường sống,quan hệ sống,góc nhìn và tầm nhìn,thái độ sống.khi moi trường sống, quan hệ sống đã thay đổi thì góc nhìn và tầm nhìn phải thay đổi cho phù hợp. bài học luân lí càng giàu ý nghĩa và thiết thực đó là sự ám chỉ những kẻ sống quẩn quanh,tầm nhìn hạn hẹp thì trí tầm thường,kiến thức nông cạn đáng thương!bài học ngụ ngôn khẽ nhắc mọi người phải khiêm tốn,sáng suốt,không được tự cao...
Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.
Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết "vô tình" hay "hữu ý" mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào "tối ưu" hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.
Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng "tôi" là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.
Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.
Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ "những" trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!
Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.
Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.
Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai "bức tranh" thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh "tuyệt đẹp" đang vẫy gọi chúng ta.
Trường học vừa là nơi trau dồi kiến thức vừa là nơi tu dưỡng đạo đức, bao thế hệ học sinh đã xem trường học như là ngôi trường thứ hai của mình. Hè đến xa mái trường thân yêu, mỗi học sinh đều cảm thấy thương nhớ mái trường với tiếng trống, hàng phượng, hàng bàng xanh tươi trước sân trường, nơi chúng tôi tụ tập chơi trò chơi, ôn tập bài vở, cùng nhau cất lên khúc ca đoàn kết. Mùa hè qua đi chúng tôi trở lại mái trường thân yêu tiếp tục thực hiện nghĩa vụ học tập. Ngày tựu trường, thầy hiệu phát biểu: “Hãy xem trường học là ngôi nhà thứ hai của các em, mà đã là nhà của mình thì chúng ta phải thường xuyên phải dọn dẹp, chúng ta không thể sống và làm việc trên đống rác được đúng không các em?”. Và thế là chúng tôi có cuộc tổng dọn vệ sinh đầu năm học.
Hôm ấy, trời trong xanh nắng đẹp, từng cơn gió hiu hiu thổi, không khí thật thích hợp cho buổi lao động. Cả trường tôi tề tựu đông đủ, các giáo viên chủ nhiệm tập hợp lớp, cho lớp trưởng thực hiện điểm danh, kiểm tra dụng cụ lao động. Trên tay mỗi học sinh đều mang theo dụng cụ đầy đủ, khối lớp 6 thì mang giẻ lau và xô chậu, khối lớp 7 mang theo chổi, khối lớp 8 và 9 lớn nhất nên được phân mang theo cuốc và xẻng.
Sau khi điểm danh và kiểm kê dụng cụ, giáo viên chủ nhiệm của từng lớp đưa học sinh của mình về chỗ đã được phân công dọn dẹp. Các học sinh lớp sáu nhanh nhẹn chia nhau ra lau bảng, bàn ghế, bảng và cửa kính, ai ai cũng vui vẻ hào hứng cố lau cho thật sạch sẽ các phòng học. Tiếng cười nói hân hoan của các em học sinh mới bước vào ngôi trường cấp hai yêu dấu như tiếng những chú chim non ríu rít, mang đầy phấn khởi vui mừng.
Khối lớp 7 thì một nửa được phân quét sạch sân trường, một nửa còn lại được phân công quét dọn trong các phòng học, quét sạch bụi bẩn cùng với mạng nhện. Mấy tháng nghỉ hè không có ai dọn dẹp sân trường nay đã phủ đầy lá và giấy rác từ đâu bay về, mọi người vừa quét tước vừa rôm rả nói chuyện. Tiếng cười tiếng nói hòa lẫn tiếng chổi soàn soạt, cứ quét được một đống rác to, các bạn lại dùng hốt rác hốt bỏ vào sọt rác, rồi phân công người mang đổ ra hố rác phía sau trường để, cuối buổi tổng kết bằng cách đốt cho sạch sẽ khuôn viên trường, tránh cho giấy rác bay lung lung.
Khối lớp 8 và lớp 9 là có lượng công việc nặng nhọc nhất, trường tôi có một sân học thể dục bằng đất rộng rãi, và một khu đất trống ngay phía trước hàng rào của trường, cỏ dại mọc um tùm, năm nào chúng tôi cũng tiến hành làm cỏ và san lấp mặt bằng, sau đó chúng tôi tiến hành trồng các loại cây mà thầy cô chỉ dẫn để tạo mỹ quan cho trường học. Năm nay trường chúng tôi quyết định trồng cỏ lạc để phủ xanh mảnh đất trước cổng trường, mọi người hứng thú với công việc trồng trọt này lắm, những luống cỏ lạc xanh ngắt được chúng tôi đích thân vun trồng, rồi tưới nước, hi vọng một ngày nào đó sẽ vươn rộng phủ xanh cả bãi đất và ra những bông hoa màu vàng điểm tô cho thảm cỏ xanh thêm phần xinh xắn.
Trong không khí sôi động của buổi tổng vệ sinh, thầy cô liên tục nhắc nhở, quán xuyến các lớp hoàn thành nhiệm vụ, kiểm tra chỗ nào còn chưa đạt thì nhắc các em học sinh của mình làm lại cho sạch sẽ, đôi khi các thầy cô còn cầm chổi, cầm giẻ đích thân lau dọn để tạo động lực cho học trò. Các thầy cô vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ với các trò thân yêu, thương học sinh vất vả có giáo viên còn chạy đi mua nước uống và đồ ăn về cho học trò của mình. Chúng tôi thấy mà cảm động lắm, uống chai nước suối mà cảm thấy ngọt tận trong lòng.
Buổi lao động diễn ra trong không khí vui vẻ, vừa tăng cường sức khỏe, rèn luyện sự chăm chỉ, khéo léo vừa tăng tình đoàn kết giữa các học sinh. Sau buổi lao động ngôi trường mang một bộ dáng mới, xinh đẹp, sạch sẽ, không còn bóng dáng của lá rụng, rác thải, cửa kính hay bàn ghế đều được lau chùi sạch bong, khu đất trước trường được phủ xanh bằng một lớp cỏ lạc xanh mướt, chỉ vài tháng nữa thôi là sẽ có cả hoa vàng. Tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đầu tiên học tập của năm học mới.
Những buổi lao động như thế này mãi mãi là những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt thời học sinh. Tuy có vất vả, nhưng những giọt mồ hôi hôm nay đổ xuống là để cho ngôi nhà thứ hai của chúng tôi được sạch đẹp hơn, tạo môi trường để chúng tôi học tập thật tốt, giành kết quả cao trong năm học. Trường học không chỉ dạy chúng ta kiến thức mà còn dạy chúng ta cách lao động, cách làm việc trong tập thể, tăng tình đoàn kết giữa bạn bè với nhau, khiến ta thêm yêu ngôi trường – ngôi nhà thứ hai này hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/ta-mot-buoi-lao-dong-o-truong-em-41990n.aspx
Sau khi tìm hiểu xong bài Tả một buổi lao động ở trường em, các em có thể tìm đọc: Tả quang cảnh trường em vào mùa hè, Tả lại một trận bóng đá ở trường em, Tả quang cảnh trường em trước buổi học, Tả lại lễ hội trung thu ở trường em.
Trường em cũng như rất nhiều các trường học khác thường tổ chức các buổi lao động tập trung hoặc theo lớp để dọn vệ sinh, trồng cây xanh…góp phần xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp. Như thường lệ, thứ Bảy tuần vừa rồi một buổi lao động đã diễn ra với sự tham gia nhiệt tình của các bạn học sinh.
Đó là một buổi lao động tập trung theo trường và các lớp lao động theo sự phân công của nhà trường. Mỗi lớp một việc, lớp thì quét sân trường, lớp thì lau bàn ghế và cửa kính…Riêng lớp em được phân công tưới chăm sóc các bồn hoa. Cuối buổi học của ngày thứ Sáu bạn lớp trưởng đã phân công các bạn mang dụng cụ cho buổi lao động, bạn thì mang xô để xách nước, bạn thì mang bao tải để đựng cỏ…
Đúng tám giờ sáng thứ Bảy toàn trường tập trung đầy đủ mang theo dụng cụ đã được phân công. Các bạn tập trung nghe theo thầy giáo phổ biến kế hoạch của buổi lao động một lúc rồi chia ra theo các lớp, bạn lớp trưởng điểm danh rồi chúng em bắt đầu vào công việc.
Các bạn chia ra thành các nhóm nhỏ, rồi mỗi nhóm nhận trách nhiệm một bồn hoa, có bao nhiêu bồn hoa thì chia ra bấy nhiêu nhóm. Mỗi bạn một tay, nhổ sạch cỏ trong các bồn hoa, sau đó lấy xô xách nước để tưới. Mặc dù trời rất nắng và nóng song các bạn làm việc rất nhiệt tình, các lớp khác cũng vậy ai cũng chăm chỉ làm tốt công việc được phân công.
Khi công việc đã làm được khá nhiều, ai nấy đều đã thấm mệt, chúng em tập trung lại và cử một số bạn đi mua nước và một ít hoa quả để giải lao, hầu như lớp nào cũng vậy, Chúng em ăn uống rất vui vẻ, những cốc nước mát như xóa tan đi cái mệt. Các lớp còn mời nhau lại uống nước và ăn hoa quả cùng nhóm của mình. Sau thời gian nghỉ ngơi, ai nấy đều như tỉnh táo hẳn và sẵn sàng cho số công việc còn lại của lớp mình. Mọi người rất tích cực để nhanh chóng hoàn thành công việc. Một số lớp đã làm xong thì vui vẻ ra hỗ trợ các lớp chưa làm xong để mọi người cùng được nghỉ. Tất cả đều vui vẻ giúp đỡ chứ không tỏ ra khó chịu khi phải làm hộ một phần cho các lớp khác.
Đúng mười một giờ, tất cả các lớp đã hoàn thành xong công việc được giao. Các bạn trong mỗi lớp tập trung lại để lớp trưởng đi báo cáo với các thầy cô. Sau khi báo cáo xong, các bạn ra về khi đã có sự cho phép của các thầy cô.
Buổi lao động được đánh giá là rất sôi nổi và có hiệu quả không những góp phần làm đẹp thêm cho trường học mà còn thể hiện sự đoàn kết giữa các lớp với nhau khi gặp khó khăn.