K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2021

Em có một người bạn thân tên là Minh, chúng em chơi thân với nhau từ năm đầu tiên đi học, bạn Minh rất chăm học và ngoan ngoãn, dù ở trên lớp hay ở nhà bạn đều tranh thủ học, nhìn bạn học bài rất say sưa khiến em cũng muốn đi học bài.

Một hôm trong giờ ra chơi sau tiết toán, các bạn trong lớp hầu như đều chạy ùa ra sân vui chơi, nô đùa với nhau rất náo nhiệt, em chuẩn bị chạy ra thì nhìn lại thấy Minh vẫn còn đang chăm chú học bài. Tiến lại gần em thấy bạn đang làm bài tập của chính môn toán vừa học xong, bạn xắn tay áo lên quá khuỷu tay, tay cầm bút viết thoăn thoắt mà chữ vẫn đẹp.

Một làn gió nhẹ thổi qua làm tung bay trang sách, bạn nhẹ nhàng đặt chiếc hộp bút lên để giữ trang sách, rồi lại chăm chú đọc những bài tập, sau khi đọc bài xong bạn viết ra giấy nháp, tính toán đến khi thấy đáp án đúng mới làm lại vào trong vở, bởi vậy mà trông vở của bạn rất gọn gàng, sạch sẽ, không có vết gạch, xóa. Bạn nói rằng vừa học xong vẫn còn nhớ rõ những lời thầy giảng nên làm bài tập rất dễ dàng, đơn giản hơn nhiều, với lại có ít bài tập nên bạn làm luôn cho xong.

Thật hiếm có bạn nam nào vừa chăm học lại vừa gọn gàng sạch sẽ như bạn Minh, em sẽ coi bạn như một tấm gương sáng để học hỏi và noi theo.

thay tên nha

30 tháng 6 2021

Vào một buổi chiều em sang nhà bạn An chơi để mượn vài cuốn truyện, lúc em đến mẹ An nói em lên phòng để gặp bạn ấy, khi lên đến nơi em rất bất ngờ khi bắt gặp bạn đang chăm chú ngồi học bài.

Chiếc bàn học nhỏ hướng ra ngoài cửa sổ nơi ban công đầy nắng đang có cô bạn nhỏ của em ngồi học bài, dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn khiến bạn em bé nhỏ trước những chồng sách vở và chiếc bàn học. Ánh điện vàng của đèn học chiếu lên mái tóc và làn da của bạn khiến chúng ửng vàng, sáng bóng, mọi góc cạnh của gương mặt hiện lên rất rõ, đặc biệt là sống mũi cao dọc dừa.

Bạn ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, mắt chăm chú đọc từng chữ trong sách, bàn tay cầm bút chỉ theo từng chữ đang đọc, giọng đọc của bạn to, rõ ràng, trong trẻo và ngân vang, rất biểu cảm. Khi bạn chăm chú viết, bàn tay nhẹ nhàng nắn nót viết từng chữ, viết được một lúc bạn liền reo lên "Đã xong!", khi đó là bạn đã hoàn thành bài tập, vẻ mặt tươi cười hớn hở và rạng rỡ của bạn giống như vừa chiến thắng một cuộc thi vậy.

Em cảm thấy rất ngưỡng mộ bạn, bạn không chỉ chịu khó học mà còn rất vui sướng và thích thú khi được học còn em lại lười và không muốn học, em sẽ học tập bạn và thay đổi thói quen xấu của mình.

Bn thay tên vào nha

Lúc về ngoại, em có đi ngang qua một ngôi nhà, phía sau nhà đó có một khu vườn trồng đủ loại trái cây. Khu vườn râm mát thật. Chợt em nghe có tiếng đọc bài của một cô bé đang nằm võng, chiếc võng được mắc vào giữa hai cây bưởi cạnh nhau.

Người bạn ấy tên gì? Em cũng không biết, nhưng chắc bạn ấy bằng tuổi của em. Hàng mi cong cong hay chớp chớp, chắc cái tật đó nó đã là thói quen từ nhỏ. Đôi mắt to đen lay láy chăm chú theo dõi từng dòng chữ trên trang giấy:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

Giọng đọc của bạn không lớn lắm nên không gây ồn ào làm phiền lòng người khác, chỉ có những kẻ tò mò như em mới chú ý. Giọng đọc hay nhất, trôi chảy nhất là khi bạn diễn đạt cảm xúc thay đổi khi trầm bổng và thay giọng cho những câu đối thoại. Khu vườn đầy bóng mát này cũng là nơi tập hợp những con vật khác nhau. Chú chim sâu nhảy nhốt trên cành cây mận, bọn gà vịt xúm xít quanh nhau làm rộn rã cả một gốc ao. Có lúc chúng lại chay đuổi nhau như các cô bé ưa đùa giỡn. Cô mèo mướp thì nằm lim dim ở trên đống rơm không sợ nắng ban trưa. Trông xa, cái bộ dạng của cô ta giống như tiểu thư đài các ưa làm biếng và ưỡn ẹo. Chú mực đang ngủ, lỗ tai chú cứ hướng về phía góc ao nghe ngóng, giật mình sủa mấy tiếng, rồi chợt nhận thấy mình vô duyên nên lại thôi. Tất cả như im lặng để nghe cô bé đọc:

Thân gầy guộc, lá mong manh…

Chợt có chiếc lá vàng buồn bã rời khỏi cành chao chao rơi xuống đất, một tia nắng từ kẽ hở của lá xiên xuống tập cũng khòng làm cho bạn thôi thánh thót.

Giật mình, em vội vã về nhà ngoại kẻo bà chờ nên em đã từ giã người bạn dưới gốc cây bưởi mà em không hề quen biết mà đã vụng trộm nhìn ngắm. Đi xa rồi, em còn nghe giọng đọc nhỏ dần, rồi im bặt. về nhà, sau khi hỏi ra em mới biết bạn ấy tên Giang, là một học sinh giỏi của trường ở thành phố, hè về thăm nội như em nhưng cũng không quên mang theo sách để ôn bài.

Hình ảnh của Giang cứ ám ảnh em hoài. Em thèm có được giọng tập đọc khi trầm khi bổng, khi lảnh lót bay cao, khi xao xuyến nao lòng người như bạn. Phải chi em được quen với Giang nhỉ. Phải chi em cũng đọc được như Giang? Em sẽ sang kết bạn với Giang. Rồi hai đứa chia ra hai giọng đọc để đọc một bài thơ, để kể một câu chuyện hay, rồi em sẽ tò mò hỏi Giang bao nhiêu điều ở trên thành phố đầy những chuyên hấp dẫn mà em chỉ nghe thôi. "Nhưng cái chính yếu nhất là nhờ bạn bày cho mình cách tập đọc" em nghĩ thế.

Buổi tối cơm nước xong, trăng thanh gió mát, ngoại đang nằm trên võng bỏm bẻm nhai trầu, em sà vào lòng ngoại thủ thỉ nói cái ý định thầm kín của mình. Ngoại mỉm cười ve vuốt tóc em và em ngủ lúc nào không biết.

14 tháng 3 2018

Trong lớp, người bạn thân nhất của em chính là bạn Hoàng. Chủ nhật vừa rồi,em sang nhà Hoàng  chơi. Em thấy bạn đang học bài.  Lúc ấy bạn thật chăm chú.

Lúc đó, trời đã tờ mờ tối. Những tia nắng đã dần dần tắt trên những mái nhà. Bóng tối đang dần bao phủ xuống làng em. Những ánh đèn từ mỗi ngôi nhà đã bắt đầu bật sáng. Đó cũng là lúc Hoàng ngồi học bài. Hoàng có một góc học tập riêng rất ngay ngắn và gọn gàng. Một cái bàn bằng gỗ kê cạnh cửa sổ. Hoàngkéo ghế gỗ vào ngồi rồi  bắt đầu học bài. Ánh đèn điện  thắp sáng,  in bóng bạn trên bức tường trắng. Lúc đó bạn mặc một chiếc áo thun ngắn tay để lộ ra cánh tay chắc nịch, trắng hồng . Chiếc quần bò lửng , ôm lấy vóc hình nở nang của một cậu học sinh  lớp Năm đang lớn. Chiếc quạt thổi nhè nhẹ làm cho mái tóc cắt ngắn bay bay. Bên trái là chiếc tủ làm bằng gỗ chứa rất nhiều truyện cổ tích.. Chúng được bạn xếp ngay ngắn y như một thư viện nhỏ. Bên phải là chồng sách  gọn gàng và chiếc đồng hồ bàn nhỏ nhắn . Dưới chân bàn là một chú cún con rất dễ thương. Chắc bạn yêu quý  thú cưng lắm đây.

Bây giờ, Hoàng lúi húi bên một hộp bút sáp màu. Một tờ giấy trắng tinh đã trải ra trước mặt bạn. Một tay bạn giữ tờ giấy còn tay bên kia bạn đang cầm một chiếc bút chì đưa nhanh thoăn thoắt. Một ngọn núi đã hiện ra trên tờ giấy. Rồi bạn vẽ cánh đồng lúa chín mùa  thu. Bạn vẽ con sông Kiền hiền hòa chảy qua làng bạn. Bạn vươn vai xong lại vẽ tiếp. Bên này là người mẹ thân của Hoàng đang cấy lúa. Bạn vẽ dòng nước xanh mát uốn khúc lượn quanh. Bọn dùng  viên tẩy xóa những nét thừa. Đã đến lúc bạn tô màu. Bạn tô mái nhà đỏ như son. Tô hàng cây xanh tốt tươi, vui mắt. Bạn tô cánh đồng lúa chín rộ. Vẽ xong bạn giơ bức tranh lên hỏi em: “ Bạn thấy tớ vẽ như thế nào.? “ . Em liền reo lên: “ Ôi, Bức tranh này thật đẹp!”.  Bạn mỉm cười sung sướng. Nụ cười thật tươi nở  trên khuôn mặt tròn trịa , trắng hồng của bạn.

Hoàng đúng là bạn tốt của em. Ngắm bạn học bài , em thấy bạn rất siêng năng cần cù.  Hoàng mong ước mơ trở thành họa sĩ .  Em mong  ước mơ của bạn  sớm thành hiện thực. Hoàng của em là thế đó.

7 tháng 12 2021

xin đừng chép mạng ạ 

7 tháng 12 2021

muốn nói nhìu lắm, mà k chép mạng thì tự lm đi =))

28 tháng 1 2018

Đó là một buổi sáng đầy kỉ niệm. Trời còn sớm, nhưng mình đã thức dậy, bước ra sân. Khi trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Ở phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm vụt tắt. Khói bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm, uốn lượn trên bầu trời rộng, rồi lan tỏa cả cánh đồng. Lúa đang thì con gái mơn mởn ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Nhìn ra xa, đồng lúa như một tấm thảm xanh rờn nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng của buổi bình minh, sương tan, nhìn cánh đồng lúa quê mình như một bức tranh tuyệt đẹp. Mình say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà bấy lâu mình không hay để ý. Đến khi mặt trời thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh nắng và rộn ràng. Đằng xa, thấp thoáng bóng những chiếc áo màu tươi tắn của những cô gái làm cỏ lúa bên đê. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở phân và dụng cụ ra đồng bón lúa, hòa cùng tiếng lội nước bì bõm của các bác nông dân tranh thủ làm sớm, càng làm cho cánh đồng nhộn nhịp hẳn lên.

Mình khoan khoái bước nhẹ dọc bờ đê nhỏ. Anh sáng chiếu xuống dòng nước bạc lấp lánh như bạn nào đó tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng một vài chú cá long tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, rồi vội lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn lan xa… Trong không khí yên ắng ấy, bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hòa cùng tiếng khua mái chèo. Đàn chó ùa ra bờ sông sủa ăng ẳng với theo. Mình bước vội về khu vườn nhà tràn ngập ánh nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh mái đầu bạc thân yêu của bà mình đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Một ngày mới bắt đâu trên quê mình như vậy đó.

Được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày hè trên quê hương thân yêu, mình thấy vui, khỏe, lạc quan, yêu đời hơn. Quê bạn chắc cũng có những buổi bình minh đẹp như thế, phải không bạn?

28 tháng 1 2018

Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp. Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.

Mặt trời lên, màn sương tan dần. Ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ.

Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ướt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.

Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

30 tháng 6 2021

Đề 1:

                                                                                     bài làm

Lời kêu gọi "Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần" mang thông điệp tích cực, đặc biệt là trong những ngày đất nước đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid. Dịch bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc gần giữa người với người, nếu tập trung đông thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ vô cùng cao, và khi đó chính quyền sẽ rất khó khoanh vùng để dẹp dịch. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì hãy ở yên trong nhà, Tổ quốc cần bạn ở yên, bạn phải ở yên. Đó là trách nhiệm của bản thân với chính đất nước, quốc gia mình. Mặt khác, lời kêu gọi cũng mang hàm ý phê phán, khiển trách những kẻ coi thường dịch bệnh, chủ quan, thậm chí cố tình làm trái những quy định về cách ly của chính quyền để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Mọi người cần tỉnh táo, nâng cao ý thức chính mình, người thân, bạn bè,...trong công tác phòng chống dịch Covid, đừng vì những nhỏ nhen, ích kỉ mà gây họa cho chính dân tộc mình.

Đề 2:

                                                                                               bài làm

Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranhHai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.

Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.

29 tháng 4 2018

Đề 1:

Hôm đó, khi đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ đưa bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm mười đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Chánh được điểm mười toán thật cơ à?”. Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con à!”

Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căn nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, thầy cô bè bạn,… chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hằng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.

Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.

Giờ đây, tuy đã là một cậu học sinh mười hai tuổi, nhưng tôi vẫn rất thích chạy nhảy, chơi đùa, nghịch ngợm. Nhờ có mẹ, tôi cũng đã phần nào khôn lớn. Tôi biết rằng: Hình ảnh mẹ, ánh mắt mẹ trong những lần tôi phạm lỗi cũng như làm được việc tốt sẽ luôn theo tôi, nhắc nhở tôi không mắc sai lầm trong cuộc sống, giúp tôi có thêm nghị lực vững bước trên đường đời.

Đề 2:

Phượng từ lâu đã trở thành một loài cây gắn bó với nhiều học sinh, chứng kiến biết bao buồn vui của tuổi học trò.Mỗi khi nhớ về thời học sinh ngây thơ, hồn nhiên, chúng ta lại không thể nào quên được hình ảnh cây phượng già đứng giữa sân trường như người bảo vệ thầm lặng.

Có lẽ chẳng ai nhớ phượng được trồng ở sân trường từ bao giờ.Thân cây cao và to, học sinh chúng em vẫn thường dang tay ôm lấy thân, phải hai người ôm mới đo hết được thân của phượng.Tán cây xanh và rất rộng, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ che rợp cả sân trường.Những cây phượng lớn tuổi thì rễ cây trồi cả lên mặt đất, như những chú giun đang bò ngoằn ngoèo.Lá cây nhỏ và có màu xanh như lá me, chỉ cần một cơn gió thổi qua là lá phượng lại rơi lả tả.Cành cây trông như những cánh tay gầy đang vươn tới mây xanh.Mỗi khi nắng chiếu qua tán lá rọi xuống sân trường tạo thành những đốm nắng li ti trông thật đẹp mắt.Hoa phượng được biết đến với tên gọi thân thương: hoa học trò.Mỗi khi hè về, những chú ve đồng hợp xướng khúc ca quen thuộc cũng là lúc hoa phượng bừng nở.Mới ngày nào còn là những nụ hoa chúm chím mà hôm nay phượng đã nở đỏ rực một khoảng trời.Hoa phượng có 5 cánh mỏng như cánh bướm ôm ấp lấy nhụy vàng bên trong.Phượng nở thành từng chùm, vô vàn đóa phượng tạo nên một góc trời đỏ rực, trông xa như những chùm pháo hoa trên bầu trời xanh biếc. Bằng sắc đỏ rực rỡ, phượng thiêu đốt cả một khoảng trời, làm bừng sáng cả một góc sân trường.Vào những buổi sáng ban mai khi mặt trờ chiếu những tia nắng tinh khôi nhất, phượng trông thật tươi mát trong nắng sớm, có thể nhìn thấy cả những giọt sương long lanh đọng lại trên cánh hoa.Sau mỗi trận mưa, màu đỏ của hoa như được dịu bớt, vô số cánh phượng rụng xuống sân trường trong niềm tiếc nuối của học sinh.

Mỗi khi hoa phượng bừng nở là chúng em biết rằng một kì thi nữa lại sắp đến, lòng lo lắng và chăm chỉ ôn bài thật tốt.Phượng đung đưa ngoài ô cửa sổ, thỉnh thoảng ngó vào lớp xem chúng em học bài.Phượng biết cả những nỗi âu lo của học sinh khi mùa thi sắp đến.Giờ ra chơi, học sinh lại chạy ùa xuống sân trường ngồi dưới tán phượng, phượng âu yếm nhìn chúng em học bài hoặc vui đùa những trò chơi tinh nghịch.Mỗi học sinh cuối cấp quên sao được màu hoa phượng ấy khi sắp phải rời xa mái trường thân yêu, chia tay thầy cô, bạn bè và cả cây phượng già.Để rồi khoảnh khắc chia ly dưới gốc phượng sao mà lưu luyến, bịn rịn, trở thành kỉ niệm in sâu trong tâm trí.Người học sinh trao cho nhau những trang lưu bút có ép cánh hoa phượng, những cái ôm ấm áp thay cho lời tạm biệt cuối cùng.Và khi kì nghỉ hè đến, học sinh về hết, chỉ còn phượng đứng lặng lẽ ngắm nhìn sân trường, nhớ làm sao tiếng cười nói trong trẻo của lũ học sinh.

Thời học sinh của mỗi người có lẽ sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi cây phượng với màu hoa đỏ rực như lửa cháy mỗi khi hè đến.Phải chăng vì phượng đã chứng kiến biết bao vui buồn cùng những kỉ niệm đẹp của tuổi áo trắng nên nó trở nên thật đặc biệt trong trái tim của người học trò?Phượng từ lâu đã trở thành một loài cây gắn bó với nhiều học sinh, chứng kiến biết bao buồn vui của tuổi học trò.Mỗi khi nhớ về thời học sinh ngây thơ, hồn nhiên, chúng ta lại không thể nào quên được hình ảnh cây phượng già đứng giữa sân trường như người bảo vệ thầm lặng.

Có lẽ chẳng ai nhớ phượng được trồng ở sân trường từ bao giờ.Thân cây cao và to, học sinh chúng em vẫn thường dang tay ôm lấy thân, phải hai người ôm mới đo hết được thân của phượng.Tán cây xanh và rất rộng, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ che rợp cả sân trường.Những cây phượng lớn tuổi thì rễ cây trồi cả lên mặt đất, như những chú giun đang bò ngoằn ngoèo.Lá cây nhỏ và có màu xanh như lá me, chỉ cần một cơn gió thổi qua là lá phượng lại rơi lả tả.Cành cây trông như những cánh tay gầy đang vươn tới mây xanh.Mỗi khi nắng chiếu qua tán lá rọi xuống sân trường tạo thành những đốm nắng li ti trông thật đẹp mắt.Hoa phượng được biết đến với tên gọi thân thương: hoa học trò.Mỗi khi hè về, những chú ve đồng hợp xướng khúc ca quen thuộc cũng là lúc hoa phượng bừng nở.Mới ngày nào còn là những nụ hoa chúm chím mà hôm nay phượng đã nở đỏ rực một khoảng trời.Hoa phượng có 5 cánh mỏng như cánh bướm ôm ấp lấy nhụy vàng bên trong.Phượng nở thành từng chùm, vô vàn đóa phượng tạo nên một góc trời đỏ rực, trông xa như những chùm pháo hoa trên bầu trời xanh biếc. Bằng sắc đỏ rực rỡ, phượng thiêu đốt cả một khoảng trời, làm bừng sáng cả một góc sân trường.Vào những buổi sáng ban mai khi mặt trờ chiếu những tia nắng tinh khôi nhất, phượng trông thật tươi mát trong nắng sớm, có thể nhìn thấy cả những giọt sương long lanh đọng lại trên cánh hoa.Sau mỗi trận mưa, màu đỏ của hoa như được dịu bớt, vô số cánh phượng rụng xuống sân trường trong niềm tiếc nuối của học sinh.

Mỗi khi hoa phượng bừng nở là chúng em biết rằng một kì thi nữa lại sắp đến, lòng lo lắng và chăm chỉ ôn bài thật tốt.Phượng đung đưa ngoài ô cửa sổ, thỉnh thoảng ngó vào lớp xem chúng em học bài.Phượng biết cả những nỗi âu lo của học sinh khi mùa thi sắp đến.Giờ ra chơi, học sinh lại chạy ùa xuống sân trường ngồi dưới tán phượng, phượng âu yếm nhìn chúng em học bài hoặc vui đùa những trò chơi tinh nghịch.Mỗi học sinh cuối cấp quên sao được màu hoa phượng ấy khi sắp phải rời xa mái trường thân yêu, chia tay thầy cô, bạn bè và cả cây phượng già.Để rồi khoảnh khắc chia ly dưới gốc phượng sao mà lưu luyến, bịn rịn, trở thành kỉ niệm in sâu trong tâm trí.Người học sinh trao cho nhau những trang lưu bút có ép cánh hoa phượng, những cái ôm ấm áp thay cho lời tạm biệt cuối cùng.Và khi kì nghỉ hè đến, học sinh về hết, chỉ còn phượng đứng lặng lẽ ngắm nhìn sân trường, nhớ làm sao tiếng cười nói trong trẻo của lũ học sinh.

Thời học sinh của mỗi người có lẽ sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi cây phượng với màu hoa đỏ rực như lửa cháy mỗi khi hè đến.Phải chăng vì phượng đã chứng kiến biết bao vui buồn cùng những kỉ niệm đẹp của tuổi áo trắng nên nó trở nên thật đặc biệt trong trái tim của người học trò?

29 tháng 4 2018

Bài làm

Đề 1

Thời gian dần trôi, mẹ không bao giờ nhắc lại lỗi lầm của tôi nữa. Nhưng tôi thì luôn tự nhủ phải cố gắng sửa chữa sai lầm và làm nhiều việc giúp đỡ mẹ. Thế rồi điều mong ước cuối cùng cũng đến: Tôi đã làm vui lòng mẹ với điểm 10 môn toán. Tuy đây chẳng phải là một việc tốt lớn lao như việc làm của nhiều bạn khác, song với tôi, nó đã để lại một dấu ấn khó phai. Hình ảnh mẹ lúc ấy đến tận bây giờ tôi cũng vẫn chưa quên được.

Hôm đó, khi đi học về, tôi tung tăng chạy ngay đến bên mẹ giơ bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm 10 đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Lâm được điểm 10 toán thật cơ à?” Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con a!”

Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căn nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, chuyện thầy cô bè bạn,.. chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hàng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.

Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.

Đề 2

Mùa hè, em thích nhất là được ngắm nhìn hàng phượng vĩ trước nhà nở hoa và lắng nghe âm thanh rộn ràng của những chú ve.

Hàng phượng vĩ có từ bao giờ thì chắc chẳng ai nhớ.Cả ông bà em cũng chỉ biết là từ khi dọn về đây sống đã thấy cây sừng sững trước nhà.Từ xa, nhìn hàng phượng vĩ hệt như những chiếc ô khổng lồ,  đang che nắng cho cả khoảng sân trước nhà.Rễ cây dài ngoằn ngoèo trồi hẳn lên mặt đất.Thân cây khoác áo nâu đen, hằn rõ những vết sần sùi, nứt nẻ do thời gian.Cành cây xum xuê và um tùm lá tỏa ra khắp nơi như thể đang dang tay ôm cả khoảng sân trước nhà em vào lòng.Tán lá dày và xanh tới nỗi nắng hè có chói chang đến mấy cũng khó có thể xuyên qua được.Lá phượng nhỏ , xanh non mơn mởn tươi mát vô cùng.

Thế rồi, cơn mưa mùa hạ cũng đến,được dịp,thế là các bông phượng đồng loạt nhú ra,chi chít trên khắp các cành cây, tán lá. Hàng phượng như thay áo mới, chuyển hẳn sang màu đỏ rực rỡ bao trùm lên cả khoảng sân và con đường.Những đóa hoa phượng như hàng ngàn đốm lửa đỏ rực cháy,kết thành từng chùm,tô điểm thêm màu thêm sắc cho vòm trời những ngày hè.Em vẫn còn nhớ như in những ngày nhỏ, em và các bạn trong xóm hay cùng nhau quây quần bên những gốc phượng trò chuyện, nô đùa.Khi đó, gốc cây như một thế giới khác, kì diệu, hấp dẫn và cuốn hút em vô cùng.Cho đến tận bây giờ, đôi khi em lại chờ , lại nhặt những cánh hoa rơi và ép chúng thành cánh bướm để nhớ lại một thời tuổi thơ êm đềm bên những cánh phượng,để lưu lại một điều gì đó cho mùa hè đầy lưu luyến này.

Mùa phượng trổ hoa cũng là lúc những nhạc công ve sầu râm rang tiếng hát.Những nhạc công thầm lặng, nép mình sâu trong bụi lá, tán hoa cùng thiên nhiên tấu lên một bản hòa âm du dương tuyệt vời.Âm thanh thôi thúc, giục giã như gọi mời em cùng hòa mình vào bản nhạc mùa hè

Ôi, hoa phượng đỏ rực và cả tiếng ve rộn ràng, tất cả đã tạo nên một mùa hè tuyệt vời,một mùa hè mà sẽ mãi khắc ghi trong tim em như một hồi ức tuyệt đẹp của tuổi thơ.

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống cua dân tộc.

6 tháng 4 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

21 tháng 8 2018

em thấy chán vì phải đi học FUCK

16 tháng 7 2021

?>';jm ỳbvbjk

1 tháng 8 2018

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

#

1 tháng 8 2018

Tuần vừa qua, em có dịp tham quan sông Sài Gòn. Đó là một dòng sông thơ mộng - là kì quan thiên nhiên ban tặng cho đất nước và con người Việt Nam.

Sáng sớm, đi thuyền trên mặt sông làm em cảm thấy rất mát lạnh và sảng khoái. Khắp nơi chỉ thấy hơi sương trắng xóa, phủ kín mặt sông, đôi lúc còn có những hạt sương còn đọng lại trên lá rơi xuống mặt sông tạo thành những vòng tròn lan xa. Nếu nhìn từ trên cao xuống ta sẽ thấy con sông như một con rắn khổng lồ đang trườn xuống ngoằn nghoèo, khoác trên mình chiếc áo màu xanh biếc. Bây giờ, ông mặt trời đã thức dậy, ông vén màng mây mỏng soi mình xuống trần gian. Ông đi tới đâu, ánh nắng chan hòa tới đó. Ông thả những chú bé nắng tinh nghịch xuống trần gian, đánh thức cả gia đình chim sẻ đang còn ngái ngủ vội vàng thức giấc. Chúng chuyền cành hót líu lo trong vòm cây, tán lá khiến cho bờ sông vắng vẻ trở nên náo nhiệt ồn ã.

Mặt sông như một tấm gương khổng lồ phản chiếu cả sắc mây trời. Thỉnh thoảng trên sông có những chùm lục bình tím biếc trôi lênh đênh thật yên bình. Ắnh nắng trời chiều hắt xuống dòng sông làm cho khúc sông như khoác thêm màu áo mới. Trong chiếc áo đỏ đậm phù sa, sông cần mẫn bồi đắp cho đồng bằng quê em thêm tươi tốt.

Giờ này mà tắm sông thì thật là thích biết mấy? Nước sông mát lành, trong veo ôm ấp bờ cát trắng mịn. Dòng sông cũng như con người, biết buồn vui, hiền hòa, lúc giận dữ. Mỗi khi du khách đến, sông như cô nàng thiếu nữ mười bảy cong mình uốn lượn làm cho lòng người xao xuyến hơn. Có những lúc, sông giận dữ vì những đợt lũ, cuốn từng cơn, từng cơn như đang vỡ mạch. Sông thôi vỗ bờ khi gió ngừng thôi, mây ngừng trôi.

Là một trong những người con yêu tha thiết quê hương, dòng sông như người mẹ hiền che chở, ôm ấp thêm bình yên. Em cũng hi vọng mọi người hãy chung tay bảo vệ sông, không xả rác bừa bãi, bảo vệ nguồn nước trong lành để sông thêm đẹp hơn và trên hết là để bảo vệ cuộc sống của con người. Bảo vệ sông cũng chính là bảo vệ chính mình - thể hiện sự trân trọng món quà mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước, con người Việt Nam.

     tham khảo ở đây nhé.

9 tháng 2 2018

CÂU 1 :

-Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc

CÂU 2 :

- tóm tắt văn bản bài học đường đời đầu tiên :

Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

-tác giả và hoàn cảnh ra đời :

Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (là bảy chương cuối của chuyện". Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.

"Dế Mèn phiêu lưu ký" có thể tạm dịch là "ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn" ("phiêu lưu" có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng từ của người Việt Nam).

-bài học rút ra :

-không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình 
-không nên hống hách,hung hăng bậy bạ 
-không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân 
-không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình

CÂU 3 :

- cảm nhận về người anh trai :

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn. 

-cảm nhận về kiều phương :

  Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

chúc các bn hok tốt !

20 tháng 2 2018

minh tâm – cô em gái bé bỏng của em vừa tròn 5 tuổi. Ngoài cái tên khai sinh ấy ra, em còn đặt cho bé biệt danh là do bong su Nghe rõ hay vì giống tên của một nữ diễn viên điện ảnh Hàn Quốc nổi tiếng, nhưng thực ra là do bé có cái môi trên cong hớt lên và hơi dẩu ra, tươi như cánh hồng mới hé. Mọi người gọi mãi thành quen, còn cô bé lại tỏ ra rất khoái với cái tên ngá ngộ ấy.

tâm xinh lắm! Trông bé giống như một cô búp bê hồng hào, mũm mĩm. Mái tóc tơ nâu óng loăn xoăn dài chấm vai, ôm lấy gương mặt trắng trẻo, bầu bĩnh. Đôi mắt to và đen, lúc nào cũng mở to, ngơ ngác như mắt thỏ non. Mỗi khi bé cười, hai lúm đồng tiền xoáy sâu trên má, trông dễ thương lạ!

Là con gái nên tâm cũng hay nhõng nhẽo nhưng bé không vòi vĩnh những điều vô lí. Khi người lớn giải thích là không được, bé thôi ngay. Ba năm học mẫu giáo, tâm thường xuyên đạt được danh hiệu Bé khỏe, bé ngoan. Ảnh bé chụp được phóng lớn treo trong phòng khách. Nếu có ai hỏi đùa: “Chà! Cô bé nào mà xinh thế nhỉ?” là bé toét miệng cười khoe hàm răng sữa trắng muốt rồi trả lời một cách rất hồn nhiên: “Ảnh của cháu đấy! minh tâm đấy ạ!”.