K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2017

Mở bài:

-Con diều giấy-món quà tuổi thơ,trò chơi tuổi thơ đầy kỉ niệm.

Thân bài

-Mùa hè,chúng bạn lại cùng nhau làm diều giấy.

-Những mảnh giấy nhiều màu sắc,những thanh tre,lũ trẻ đã thổi hồn thành những cánh diều bay bổng đủ kiểu,đủ dáng.

-Những buổi chiều thả diều cùng chúng bạn,say theo cánh diều quên cả lời mẹ dặn,quên cả cơm tối...Có lúc,bị cả đòn đau

-Gởi những ước mơ bay bổng,lãng mạn theo những cánh diều

-Niềm tiếc nuối đến ngẩn ngơ,đến biếng ăn,mất ngủ khi cánh diều đứt dây bay mất.

Kết bài

Mỗi khi gặp cánh diều ở đâu đó, lại thấy nhớ cồn cào tuổi thơ.

Từ những ý trên bạn có thể tham khảo để hoàn thành bài văn nhé! Học tốt!eoeo

13 tháng 8 2017

Tuổi thơ tôi gắn liền với sách vở, quà bánh nhưng tôi thích nhất là món quà mẹ tặng cho tôi hồi lớp 4. Đó chính là một quyển sách toán.

Có lẽ tôi không thể nào quên được cái ngày mà tôi nhận được quyển sách đó. Hôm ấy, mẹ đi làm về và đưa cho tôi một quyển sách. Tôi rất thích thú với món quà của mẹ cho. Ôi! quyển sách mới hay làm sao! Tôi đã có rất nhiều món quà của mẹ tặng cho nhưng đây là một món quà quý giá nhất mà tôi đã nhận được. Nó quý giá không phải vì giá trị vật chất mà ở chỗ nó đã đưa tôi đến một chân trời kiến thức. Nó đã giúp tôi biết thêm nhiều kiến thức về toán học và cả về cuộc đời của các nhà Toán học có tên tuổi.

Hàng ngày mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại đọc quyển sách đó. Tôi coi sách như là người bạn thân của mình. Tôi yêu quyển sách không chỉ vì nó là món quà của mẹ tôi tặng cho mà còn vì nó là một trong những phương tiện đưa tôi đến với những kiến thức mới mẻ và hấp dẫn. Quyển sách như là con đò và tôi chính là người ngồi trên con đò đó. Cho đến giờ, tôi đã được mẹ mua cho nhiều cuốn sách khác, nhưng cuốn sách ban đầu ấy tôi vẫn nâng niu giữ gìn như một kỉ vật đặc biệt.

Tôi rất thích món quà của mẹ, món quà quý giá và thật đáng yêu.

11 tháng 12 2021

Tham khảo

Đề 2 :

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

Đề 2 :

Bài thơ Về thăm mẹ là dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách. Bằng lối diễn đạt giản dị kết hết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gùi thân thương.

Câu thơ mở đầu:" Con về thăm mẹ chiều đông/ bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà" như một lời kể lại nhưng người đọc dường như cảm nhận được hơi ấm của tình mẹ con. Có mẹ trong nhà tràn ngập ấm áp. Hình ảnh mẹ gắn liền với khói đượm hơi ấm mỗi buổi chiều tà, cũng như đang nói về cuộc đời lam lũ, thảo thơm của mẹ. Khi mẹ vắng nhà, ngồi trước mái hiên, ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà thân thương, người con nhìn những đồ vật thân quen đều khiến con gợi nhớ tới hình ảnh mẹ. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngàu do mẹ làm ra). Hay như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn dưới đồng sây với mẹ tuy đã cũ mòn những vẫn còn lủn củn khóa hờ người rơm; cái nơm, hỏng vành, đàn gà con nối đuôi mẹ tránh mưa,... tất cả đều gợi nhớ về mẹ, về hình ảnh mẹ tần tảo sớm khuya. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gắn gũi, mang tình nghĩa thẳm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: "bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con." Một trái na cuối vụ đõ chín muộn ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho đứa con nơi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái câu do tự tay mình trồng, mình chăm. Không nhiều lời, chỉ côn một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con. Bằng cách dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tỏ vò giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ.

Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo, vất vả lam lũ sớm chiều nhưng đầy tình yêu thương con hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Định Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà ngay như chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày..

18 tháng 9 2020

Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 7 - là năm học thứ 2 của mái trường trung học cơ sở. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài học đầu tiên lớp 7.

 

27 tháng 7 2017

Bài thơ Cảnh khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đã thể hiện một cảm hứng yêu nước mãnh liệt của Bác:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Hai câu thơ đầu, tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc, trăng càng về đêm thì lại càng sáng. Ánh trăng lan tỏa khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ hơn. Tiếng suối chảy êm đềm, trong trẻo, ngân nga từ xa vang lại. Cảm nhận của Bác thật là tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được những mức độ nhịp điệu của bài thơ thật sâu nặng. Tiếng suối rì rầm, êm ả trong đêm viễn thu vừa ấm áp, vừa gần gũi với sự sống con người. Hình ảnh so sánh độc đáo:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Đã làm cho ta liên tưởng tới ngay cảnh Côn Sơn trong bài thơ “Côn Sơn Ca” của Nguyễn Trãi:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Nhưng cả hai bài thơ đều so sánh tiếng suối với âm nhạc nhưng tiếng suối trong câu thơ của Bác thì âm nhạc đó lại không phải là nhạc cụ mà là tiếng hát của con người làm cho chiến khu Việt Bắc mất đi cảnh hoang vu, lạnh lẽo của núi rừng. Núi rừng Việt Bắc trở lên gần gũi, gắn bó mang hơi ấm của con người thể hiện sự hòa hợp, làm chủ thiên nhiên của Bác.

Hai câu thơ cuối, sử dụng điệp từ “chưa ngủ”. Bác thức cũng không phải là cảnh đẹp mà là Bác lo cho vận mệnh của đất nước.

Qua câu thơ, ta cảm nhận được ở Bác vừa có tâm hồn thi sĩ hòa quyện trong tâm hồn của người chiến sĩ vì lo việc nước với trăm công ngàn việc giữa muôn ngàn khó khăn, thử thách của những năm đầu trong cuộ kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu thốn cả về vật chất lẫn lực lượng con người. Đảng ta phải hoạt động trong bí mật trên chiến khu Việt Bắc. Vậy mà Bác vẫn ung dung, lạc quan để cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng một cách trọn vẹn.

Trong bao nhiêu vất vả, gian lao của cuộc kháng chiến, Bác vẫn thưởng thức trăng, vẫn thấy được vẻ đẹp cổ điển, nên thơ của cảnh trăng rừng Việt Bắc. Bác vẫn lắng nghe tiếng ngân nga, vang ấm của suối rừng giữa rừng đại ngàn, vẫn làm thơ và làm cách mạng đã đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Từ đó, cho ta thấy Bác là một người có tâm hồn nhạy cảm của một nghệ sĩ biết yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên và sáng tạo cái đẹp cho đời.

28 tháng 7 2017

Chiến thắng Việt Bắc, Thu — Đông 1947 đã ghi vào lịch sử bằng những nét vàng son chói lọi của quân và dân ta. Khi chiến dịch đang còn diễn ra vô cùng ác liệt, để thế hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu nước tha thiết, Người đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya để tả cảnh suối rừng Việt Bắc vào một đêm trăng đẹp và nỗi lòng thao thức của Người. Đến với hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ như vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo nên thơ, nên họa, nên nhạc. Và hiện lên trên bức tranh đó là hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống hoà đồng giữa thiên nhiên chan hoà của chiến khu Việt Bắc.

Quả đúng như vậy, núi rừng Việt Bắc với tiếng suối chảy êm đềm như bản nhạc của con người từ xa vọng lại: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, tác giả so sánh tiếng suối với tiếng hát của con người. Đây là một nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu mang sức sống và hơi ấm của con người. Câu thơ thứ hai với chữ “lồng” thật ấn tượng, chữ “lồng” đã nhân hoá trăng, cổ thụ, hoa làm cho vần thơ dào dạt chất trữ tình. Chữ “lồng” giúp cho sự vật hiện lên sinh động và â'm áp lạ thường: “Trăng lồng cồ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ chỉ bằng ba nét vẽ: tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng cuối cùng là hoa, vần thơ đầy ánh sáng kết hợp với tiểu đối: “trăng lồng cổ thụ >< bóng lồng hoa” tạo nên bức tranh cân xứng, hài hoà với ngôn ngữ trang trọng vừa mang sắc thái cổ điển vừa mang sắc thái hiện đại.

Hai câu thơ cuối cùng “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”, đây chính là “nhãn tự “ của bài thơ vì nó diễn tả sâu sắc tâm tình của người thi sĩ - chiến sĩ. Câu thơ thứ ba mở ra như một cái bản lề vừa khái quát lại bức tranh tuyệt vời của Việt Bắc, vừa mở ra tâm trạng của người thi sĩ, của vị lãnh tụ. Không nhừng thế, câu thơ thứ tư còn lí giải với người đọc về tâm trạng “người chưa ngủ” không chỉ vì xúc động trước cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi lẽ: “chưa ngủ vì lo nổi nước nhà”. Điệp từ “chưa ngu” được nhắc lại hai lần tạo cho âm điệu bài thơ trở nên nhịp nhàng như dòng cảm xúc tâm tình của Người. Chữ “nỗi” đã nói tới những sự việc ngốn ngang chưa xong xuôi của đất nước đang xâm chiếm hết tâm hồn của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ, ở đó đã có sự kết hợp hài hoà giữa tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ; màu sắc cố điển hoà hợp với màu sắc hiện đại. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ với cảm hứng thiên nhiên chan hoà, với cảm hứng yêu nước. Do vậy, đọc thơ Người chúng ta càng thêm kính yêu và tự hào về Bác.
~ Chúc bn học tốt!~

26 tháng 11 2017

toi cung daubt lam

26 tháng 11 2017

mi làm dc chua

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhưng trong đó lại có cả mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó còn hiện lên đậm nét hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ. Rồi sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối.

Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Tại sao em bé lại nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hòa cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.

10 tháng 10 2021

ủa sao toàn tham khảo vậy

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 12 2023

- Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ.

- Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.