K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2021

Đất nước Việt Nam đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp, từ những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cho đến những cánh đồng lúa vàng óng trải dài tít tắp… Một trong số những cảnh đẹp đó không thể không nhắc đến vùng núi Sa Pa tuyệt đẹp.

Và cảnh đẹp Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ngắm nhìn Sa Pa em cảm nhận thấy được ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng với đó là những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Khi đặt chân đến đây thì du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Ngắm nhìn quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu và đây thực sự là một địa điểm du lịch hút khách. Không chỉ thể khí hậu nơi đây còn rất trong lành và mát.

Tả cảnh đẹp Sapa mẫu 2

Hè vừa qua, em được bố thưởng cho đi thăm Sa Pa. Sa Pa là thị trấn nghỉ mát cao nhất ở miền Bắc nước ta và nằm ở giữa sườn núi Hoàng Liên Sơn - nơi có đỉnh Phan-xi-pan cao nhất Việt Nam và Đông Dương. Qua cửa xe, em say sưa ngắm nhìn những tràn ruộng bậc thang trên sườn núi và những ngôi nhà nhỏ xinh xắn của đồng bào dân tộc.

Sau hai giờ ngồi xe, đoàn chúng em tới thị trấn Sa Pa. Đường phố Sa Pa nhà gạch san sát, khách sạn Sa Pa nằm cạnh chợ. Trên đồi thấy rải rác dấu vết di tích của những biệt thự xưa kia rất xinh xắn, xây dựng từ sau năm 1922 trở đi và đã bị tàn phá trong chiến tranh. Thay vào đó là những biệt thự, khách sạn mới được xây dựng từ sau ngày hoà bình chờ đón du khách khắp nơi đến thăm.

Tới Sa Pa, em được đi thăm thác Bạc, nước ở trên cao đổ xuống theo sườn núi tựa như một dải lụa trắng. Bố và em đi đúng vào mùa mưa. Sau một trận mưa lớn, trên đường từ Sa Pa tới đèo Ô Quy Hồ, em được chiêm ngưỡng vô số những thác bạc chảy nhất thời, đổ nước từ trên sườn núi cao xuông thấp. Đi qua một chút nữa là cầu Mây, một chiếc cầu treo bắc qua thũng lũng sông, cầu bắc chênh vênh, đi qua thấy đu đưa bồng bềnh khiến em không quen thấy sợ

Thị trấn Sa Pa vui nhất vào ngày phiên chợ cuối tuần. Chợ họp ngay giữa phố. Chợ bán nhiều sản vật địa phương, như rau, quả, măng, nấm tươi, mộc nhĩ, các vị thuốc...

Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát lí tưởng. Khí hậu mùa hạ mát mẻ, ngay giữa mùa mà cũng không thấy nóng bức. Còn tối đến lại rét. Lên nghỉ mát ở Sa Pa, bố cho em đi chơi suốt ngày vẫn không thấy mệt.

Em rất yêu quý thị trấn tươi đẹp này và hi vọng có thể quay lại đây vào một ngày gần nhất.

Tả cảnh đẹp Sapa mẫu 3

Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây là một khu nghỉ dưỡng vùng núi nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước bởi khí hậu mát mẻ và khung cảnh tuyệt đẹp. Đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ rùng mình với khí lạnh đột ngột khác hẳn với không khí mùa hè nóng bức nơi đồng bằng. Chính vì vậy mà Sa Pa trở thành một địa điểm để du khách tránh nóng khi mùa hè về. Ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Đặc biệt ở đây, du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu, đó cũng là một đặc điểm thu hút khách du lịch. Đến Sa Pa vào thời điểm nào cũng đẹp. Mùa thu ở nơi đây, buổi sáng nắng nhẹ, buổi tối lại se se lạnh, thời tiết rất dễ chịu. Không chỉ vậy mà em còn được trải nghiệm cảm giác chinh phục đỉnh Phan-xi-păng hùng vĩ, được ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch nổi tiếng.

Em rất thích thị trấn Sa Pa xinh đẹp này. Dù chuyến du lịch đã kết thúc từ rất lâu nhưng những hình ảnh về Sa Pa vẫn mãi in đậm trong tâm trí em.

Văn bản 1 :                       HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐÓNG ĐÔ       Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô của nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối. Vua cho là thế đất chưa đủ bèn sai chim đại bàng đắp một trăm quả gò, hẹn trước khi mặt trời mọc phải xong. Chim đại bàng khuân đất đã đắp được 99 gò, chợt có con gà ngủ mơ gáy sáng,...
Đọc tiếp

Văn bản 1 :
                       HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐÓNG ĐÔ

       Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô của nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối. Vua cho là thế đất chưa đủ bèn sai chim đại bàng đắp một trăm quả gò, hẹn trước khi mặt trời mọc phải xong. Chim đại bàng khuân đất đã đắp được 99 gò, chợt có con gà ngủ mơ gáy sáng, chim đại bàng ngỡ sắp rạng đông, vỗ cánh bay đi. Vua Hùng đi tìm đất khác.

        Lại đi tới một miền đất mới. Vua thấy có một ngọn núi cao sừng sững như cái trụ chống trời,, vươn lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh. Vua thúc ngựa chạy lên ngọn núi, dừng ngựa đứng trông bốn phương tám hướng, rộng hẹp thấp cao, rừng trải xa xa, khe ngòi quanh lượn.... Đẹp lòng vừa ý, vua dong ngựa từ từ xuống núi. Chợt con ngựa quay đầu, vó ngựa đạp mạnh, núi lở xuống, sạt mất một góc, Vua chê thế đất không vững, bè bỏ đi.

       Lại tới một tòa núi đài, đầu cao đuôi thấp, nằm giữa một trăm quả đồi nhỏ, như con giao long bơi lượn trên lớp lớp sóng cồn. Trên núi có đường lên trời, có hang xuống đất. Vua bước vào hang, bỗng gặp một con rắn trắng chắn đường. Vua cho là điềm không hay, lại bỏ đi.

      Đi theo sông Thao, tới một vùng  thấy trước mặt là sông lớn, sau lưng là núi cao, đầm nước mênh mông vây bọc những hòn đảo nhỏ. Vua đang ngắm gần xa, chợt có một con Rùa Vàng hiện lên trên mặt nước, lưng như tấm phản, gật đầu chào Vua, tự xưng là Chúa đầm này. Vua cưới lưng Rùa và được Rùa Vàng đưa đi thăm 99 ngách, cây cối lòa xòa, nước đen như mực, các loài thủy tộc nô nức kéo đến chào đón nhà Vua. Vua khen cảnh đẹp, nhưng cho rằng thế đất không đủ rọng để họp muôn dân, dựng cung điện, bèn cáo biệt Rùa Vàng ra đi.

 

     Lần tới sông Đà, sóng xô cuồn cuộn, thác réo ào ào, núi Tản vươn mình, cây xanh điệp trùng bát ngát, địa thế tuyệt đẹp. Vua mới truyền tin cho chim phượng hoàng đào 100 cái hồ, chọn đây là đất đóng đô. Đào được 99 hồ thì bỗng có tiếng phượng trống kêu ở nơi xa. Con phượng mái vỗ cánh bay theo tiếng gọi của chim trống, cả đàn cùng bay. Vua thấy không đủ 100 cái hồ, nên cũng bỏ đi.

     Vua đi mãi nơi này nơi khác mà chưa chọn được nơi nào có thể định đô. Vua lại đi, lại đi....Đi tới mọt vùng trước mặt ba sông tụ hội, hai bên có Tản Viên, Tam Đảo chầu về. Đồi núi gần xa, khe ngòi quanh quất, thế đất bày ra như rồng chầu hổ phục, như tướng quân bắn nỏ, như ngựa chạy phượng bay. Giữa những quả đồi xanh tốt, có ngọn núi đột ngột nổi lên, như voi mẹ nằm giữa đàn con. Vua lên núi nhìn ra bốn phía thấy ba bề rộng rãi, bồi đắp phù xa, bốn mặt sum suê cây xanh hoa tươi cỏ ngọt, vừa trùng điệp, vừa quanh co, có rộng mà phẳng, có hẹp mà sâu. Vua cả mừng phán rằng đây thực là đất họp muôn dân, để hiểm để giữ, có thể để mở, thế đất vững bền có thể dựng nước được muôn đời.

     Vua Hùng đóng đô ở đó, gọi tên là thành Phong Châu. Đó là kinh đô Văn Lang xưa.
_____________________________________________________________
Những câu hỏi sau đây!!
 

Câu 1/ Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Cho biết ngôi kể của văn bản?

Câu 2/ Vua Hùng phải trai quả mấy lần lựa chọn để tìm ra vùng đất đóng đô? Theo em việc lặp lại các chi tiết Vua Hùng bỏ đi tìm vùng đất khác nhiều lần như vậy thể hiện dụng ý gì của tác giả dân gian?

Câu 3/ Qua câu chuyện trên, em thấy vua Hùng là người như thế nào?

Câu 4/ Em hãy nêu chủ đề của văn bản này?

 

1
6 tháng 10 2022

Câu 1:truyện thuộc thể loại truyền thuyết.vì có nhân vật lịch sử: Vua Hùng và sự kiện lịch sử:chọn đất đóng đô.văn bản được kể ngôi thứ 3

câu 2:vua hùng phải trả qua 6 lần lụa chọn để tìm đất đóng đô,việc lặp lại chị tiết vua Hùng bỏ đi tìm đất khác cho thấy:

- công cuộc xây dựng đất nc buổi đầu rất khó khăn 

- Vua Hùng quyết tâm xây dựng đất nc

còn câu 3 với câu 4 Hok có bíc làm xl nhaaaaa :«

25 tháng 5 2022

Bài làm

"Quê hương em biết bao tươi đẹp

Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây"

   Những lời hát trong bài hát dân ca "Quê hương tươi đẹp" đã cho thấy niềm tự hào của các bạn nhỏ đối với những cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam thân yêu. Mỗi người dân sống trên dải đất hình chữ S chắc hẳn vẫn luôn cảm thấy hãnh diện trước những danh lam, thắng cảnh của đất nước - nơi thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài - khiến cho Việt Nam vươn xa hơn ra Thế giới. Tôi cũng đã có dịp được đến thăm một trong những danh lam thắng cảnh đấy. Đó là Hồ Gươm - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Tôi cùng bố mẹ đã tới đó trong kì nghỉ hè vừa rồi.

 

   Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, trước kia có tên là hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng nhưng sau đó người ta đổi tên theo sự tích vua Lê Thái Tổ trả gươm. Từ đó cho đến nay, người ta đã quen với tên gọi này, và vì hồ nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, mọi sinh hoạt, buôn bán của người dân đều ở xung quanh đây nên nó đã trở thành một biểu tượng của Việt Nam từ lúc nào không hay.

   Tôi tới thăm danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất ở Hà Nội trong một buổi sáng mùa hè nóng bức và oi ả. Mặt trời từ từ nhô lên, tỏa những tia nắng rực rỡ đầu tiên xuống mặt hồ như được dát vàng. Hồ Gươm mà tôi thấy chỉ là một hồ tương đối nhỏ, cho nên việc thăm thú là hết sức dễ dàng, không làm mất quá nhiều sức lực bởi đi bộ của người đến tham quan. Những tia nắng chiếu xuống mặt hồ, len lỏi qua từng kẻ lá, chiếu cả vào mặt tôi khiến cho tôi cảm nhận được một buổi sáng tràn đầy sức sống đã bắt đầu. Nắng vào sáng sớm chưa đến mức chói chang và gắt như buổi trưa, nên gia đình tôi có thể thoải mái đi dạo dưới cái nắng ấy.

   Đi dạo xung quanh hồ, tôi thấy hồ như một tấm gương bầu dục khổng lồ, đang phản chiếu cả bầu trời trên mặt nước. Xung quanh tấm gương ấy là những hàng liễu rủ cành lá của mình xuống mặt hồ, thướt tha, yểu điệu như một cô gái đôi mươi đang chải tóc. Gần sát những hàng liễu là một biển màu đỏ có ghi: "Cấm xả rác xuống hồ". Biển cấm này khiến cho những người dân cũng như khách du lịch phải có ý thức hơn trong việc bảo vệ cảnh quan tươi đẹp của đất nước. Điểm đáng chú ý nhất có lẽ là ở giữa hồ. Tôi thấy một chiếc tháp Rùa cổ kính, đầy rêu phong, in hằn dấu vết của thời gian - cái mà tôi vốn chỉ được nhìn qua sách vở. Tháp rùa mới đẹp làm sao! Đó hẳn là lí do mà những vị khách nước ngoài quyết định đặt chân tới thăm thủ đô Hà Nội yêu dấu của tôi. Trên những con phố dọc theo hồ, ta còn thấy đủ cả những hàng quán: nào phở, nào bún, bánh mỳ.... toàn là những đặc sản không thể thiếu ở nơi đây. Nó tạo nên nét đặc sắc riêng của ẩm thực Hà Nội và của cả Việt Nam nói chung. Ngoài ra, họ cũng bán rất nhiều món quà lưu niệm như thiệp giấy, tượng, nón lá... để ai có dịp nghé thăm thủ đô có thể mua một chút về làm quà tặng người thân.

   Đi dạo được một lúc, tôi thấy phía xa xa là hình ảnh của Đền Ngọc Sơn - chứng nhân lịch sử - cùng với đó là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm, làm lối dẫn vào thăm đền. Không thể ngăn được niềm hứng thú, tôi cùng bố mẹ rảo bước thật nhanh, đến mua vé để được vào thăm quan. Theo như những gì tôi tìm hiểu thì ngôi đền này nằm ở phía Bắc hồ, ngày xưa có tên là Tượng Nhĩ, khi rời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng. Đến thời nhà Trần thì đổi thành Ngọc Sơn - cũng chính là tên gọi hiện tại của ngôi đền này. Được thăm Đền Ngọc Sơn, ngắm tháp Rùa cổ kính và đi dạo quanh hồ Gươm, tôi cảm thấy mình như một người con thực thụ của đất mẹ. Tôi thấy tự hào và yêu thêm cảnh đẹp nước non mình. Chắc hẳn không chỉ mình tôi mà bất cứ ai cũng cảm thấy như vậy trước một cảnh đẹp của quê hương.

   Nhưng nếu tới thăm hồ Gươm mà không được nhìn thấy Bưu điện Hà Nội với chiếc đồng hồ ngân nga điểm giờ trên nóc thì thật là thiếu sót. Tôi gọi đây là "Chiếc đồng hồ thế kỉ" bởi nó không chỉ đếm giờ, mà còn đếm cả những dấu mốc của lịch sử. Thỉnh thoảng, tôi thấy khi chạy ngang qua tôi, các cô, chú đi tập thể dục buổi sáng cũng lại ngước lên nhìn chiếc đồng hồ này một lúc, để nhận biết được thời gian mà trở về nhà cho kịp bữa ăn sáng. Mọi người bước đi hối hả, vội vàng nhưng khuôn mặt của họ vẫn rất tươi tắn, rạng rỡ chào đón một ngày mới làm việc tích cực và hiệu quả. Tôi nghe những vị khách nước ngoài bảo rằng, họ bị ấn tượng bởi sự mến khách và thân thiện của người dân nơi đây.

   Cả gia đình tôi khép lại chuyến đi này bằng một bữa trưa ngon miệng sau cả một buổi sáng thăm quan, chụp ảnh lưu niệm với danh lam thắng cảnh của Thủ đô. Đối với tôi, đây là một chuyến đi rất ý nghĩa trong dịp nghỉ hè. Nếu có cơ hội được đến thăm nơi này một lần nữa, tôi chắc chắn sẽ rủ những người bạn của mình đi cùng và không quên nhắc nhở họ: "Hãy là một người khách du lịch văn minh, phải biết bảo vệ cảnh quan và khuôn viên xung quanh Hồ!"

 

bạn tham khảo nhé

26 tháng 5 2022

Quê hương ơi

Dưới ánh nắng chói chang

Kìa những cánh chim tựa hòa bình

Ơi những bông lúa vàng như thảm cỏ

Những cánh rừng hàng ngàn cây cổ thụ

Những dòng sông nước trong vắt long lanh

Những ngọn núi cao sừng sững tựa như trời.

Quê tôi vốn ở gần biển cũng chính là làng chài,nhà tôi là một ngôi gỗ 2 tầng.Tuy đơn xơ nhưng cứ tối đến là dân làng đốt lửa tụ họp lại cùng nhau múa,những người phụ nữ thì múa chung quanh đống lửa còn những người đàn ông thì cùng nhau lấy những khúc củi đúc làm ghế ngồi để câu cá.

Sáng sớm bà đánh thức tôi dậy,không như mọi ngày có bữa cơm thịnh soạn như ở nhà mà bà bảo tôi lấy cho tôi một tấm vải và đưa cho tôi một bàn chải đánh răng một cái cốc một cái gáo và bảo tôi''cháu của bà hãy chịu khó ra ngoài giếng múc nước mà rửa mặt đánh răng''.Sau khi đã đánh răng rửa mặt mũi xong bà đưa tôi một cái gùi và bảo''cháu hãy cùng bà lên núi hái rau khúc,hãy lấy cái chai nhựa kia đi múc nước suối ở rừng nào''.Sau đó bà dắt tay tôi và khoác gùi đi.Bà hái rau khúc còn tôi thì múc nước suối,bà bảo tôi đi kiếm hai hòn đá và bà đi bổ củi.Hai bà cháu cùng về gương mặt vô cùng rạng rỡ dưới ánh mặt trời.Bà bảo tôi đổ nước suối ra cốc rồi bà đi rửa rau khúc.Sau đó bà xếp củi và đưa đi đưa lại hai hòn đá để có lửa.Bà lấy một cái nồi to rồi cho rau khúc vào bên trong và bảo tôi đem bát đũa và thìa ra để cùng thưởng thức món rau khúc thơm ngon.Sau đó tôi ăn ngấu nghiến rau khúc cùng ông bà và thưởng thức nước suối.Chưa hết chuyện vui đâu.Sau khi ăn xong tôi cảm thấy người mình nóng vì mới ăn rau khúc xong.Ông bảo tôi''chắc hẳn cháu gái của ông đang nóng hãy cùng ông ra bờ biển câu cá để trưa nay có món nem rau khúc và cá nào''.Tôi nghe theo cầm cái cần câu theo ông đi câu cá.Câu được hai con tôi bảo ông''ông ơi ông hai con này ăn trong một bữa chứ câu thêm ăn sao hết ông nhỉ''?Ông mỉm cười và gật đầu sau đó ông dắt tay tôi về nhà.

Các bạn thấy đó món ăn của núi rừng và biển là như vậy.Chúc các bạn có một chuyến đi tham quan núi,biển và rừng vui vẻ.

 

HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐÓNG ĐÔ       Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô của nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối. Vua cho là thế đất chưa đủ bèn sai chim đại bàng đắp một trăm quả gò, hẹn trước khi mặt trời mọc phải xong. Chim đại bàng khuân đất đã đắp được 99 gò, chợt có con gà ngủ mơ gáy sáng, chim đại bàng ngỡ sắp rạng...
Đọc tiếp

HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐÓNG ĐÔ

       Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô của nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối. Vua cho là thế đất chưa đủ bèn sai chim đại bàng đắp một trăm quả gò, hẹn trước khi mặt trời mọc phải xong. Chim đại bàng khuân đất đã đắp được 99 gò, chợt có con gà ngủ mơ gáy sáng, chim đại bàng ngỡ sắp rạng đông, vỗ cánh bay đi. Vua Hùng đi tìm đất khác.

        Lại đi tới một miền đất mới. Vua thấy có một ngọn núi cao sừng sững như cái trụ chống trời,, vươn lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh. Vua thúc ngựa chạy lên ngọn núi, dừng ngựa đứng trông bốn phương tám hướng, rộng hẹp thấp cao, rừng trải xa xa, khe ngòi quanh lượn.... Đẹp lòng vừa ý, vua dong ngựa từ từ xuống núi. Chợt con ngựa quay đầu, vó ngựa đạp mạnh, núi lở xuống, sạt mất một góc, Vua chê thế đất không vững, bè bỏ đi.

       Lại tới một tòa núi đài, đầu cao đuôi thấp, nằm giữa một trăm quả đồi nhỏ, như con giao long bơi lượn trên lớp lớp sóng cồn. Trên núi có đường lên trời, có hang xuống đất. Vua bước vào hang, bỗng gặp một con rắn trắng chắn đường. Vua cho là điềm không hay, lại bỏ đi.

      Đi theo sông Thao, tới một vùng  thấy trước mặt là sông lớn, sau lưng là núi cao, đầm nước mênh mông vây bọc những hòn đảo nhỏ. Vua đang ngắm gần xa, chợt có một con Rùa Vàng hiện lên trên mặt nước, lưng như tấm phản, gật đầu chào Vua, tự xưng là Chúa đầm này. Vua cưới lưng Rùa và được Rùa Vàng đưa đi thăm 99 ngách, cây cối lòa xòa, nước đen như mực, các loài thủy tộc nô nức kéo đến chào đón nhà Vua. Vua khen cảnh đẹp, nhưng cho rằng thế đất không đủ rọng để họp muôn dân, dựng cung điện, bèn cáo biệt Rùa Vàng ra đi.

 

     Lần tới sông Đà, sóng xô cuồn cuộn, thác réo ào ào, núi Tản vươn mình, cây xanh điệp trùng bát ngát, địa thế tuyệt đẹp. Vua mới truyền tin cho chim phượng hoàng đào 100 cái hồ, chọn đây là đất đóng đô. Đào được 99 hồ thì bỗng có tiếng phượng trống kêu ở nơi xa. Con phượng mái vỗ cánh bay theo tiếng gọi của chim trống, cả đàn cùng bay. Vua thấy không đủ 100 cái hồ, nên cũng bỏ đi.

     Vua đi mãi nơi này nơi khác mà chưa chọn được nơi nào có thể định đô. Vua lại đi, lại đi....Đi tới mọt vùng trước mặt ba sông tụ hội, hai bên có Tản Viên, Tam Đảo chầu về. Đồi núi gần xa, khe ngòi quanh quất, thế đất bày ra như rồng chầu hổ phục, như tướng quân bắn nỏ, như ngựa chạy phượng bay. Giữa những quả đồi xanh tốt, có ngọn núi đột ngột nổi lên, như voi mẹ nằm giữa đàn con. Vua lên núi nhìn ra bốn phía thấy ba bề rộng rãi, bồi đắp phù xa, bốn mặt sum suê cây xanh hoa tươi cỏ ngọt, vừa trùng điệp, vừa quanh co, có rộng mà phẳng, có hẹp mà sâu. Vua cả mừng phán rằng đây thực là đất họp muôn dân, để hiểm để giữ, có thể để mở, thế đất vững bền có thể dựng nước được muôn đời.

     Vua Hùng đóng đô ở đó, gọi tên là thành Phong Châu. Đó là kinh đô Văn Lang xưa.

Câu 5:Truyền thuyết trên có liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử nào?Qua việc Vua Hùng bỏ đi tìm vùng đất khác nhiều lần như vậy trong câu chuyện trên,em thấy Vua Hùng là người như thế nào?

0
=>M.n ơi cùng mk giải bài này nhé !! Thank evryone ^^HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐÓNG ĐÔ       Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô của nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối. Vua cho là thế đất chưa đủ bèn sai chim đại bàng đắp một trăm quả gò, hẹn trước khi mặt trời mọc phải xong. Chim đại bàng khuân đất đã đắp được 99 gò, chợt có con gà...
Đọc tiếp

=>M.n ơi cùng mk giải bài này nhé !! Thank evryone ^^
HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐÓNG ĐÔ

       Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô của nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối. Vua cho là thế đất chưa đủ bèn sai chim đại bàng đắp một trăm quả gò, hẹn trước khi mặt trời mọc phải xong. Chim đại bàng khuân đất đã đắp được 99 gò, chợt có con gà ngủ mơ gáy sáng, chim đại bàng ngỡ sắp rạng đông, vỗ cánh bay đi. Vua Hùng đi tìm đất khác.

        Lại đi tới một miền đất mới. Vua thấy có một ngọn núi cao sừng sững như cái trụ chống trời,, vươn lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh. Vua thúc ngựa chạy lên ngọn núi, dừng ngựa đứng trông bốn phương tám hướng, rộng hẹp thấp cao, rừng trải xa xa, khe ngòi quanh lượn.... Đẹp lòng vừa ý, vua dong ngựa từ từ xuống núi. Chợt con ngựa quay đầu, vó ngựa đạp mạnh, núi lở xuống, sạt mất một góc, Vua chê thế đất không vững, bè bỏ đi.

       Lại tới một tòa núi đài, đầu cao đuôi thấp, nằm giữa một trăm quả đồi nhỏ, như con giao long bơi lượn trên lớp lớp sóng cồn. Trên núi có đường lên trời, có hang xuống đất. Vua bước vào hang, bỗng gặp một con rắn trắng chắn đường. Vua cho là điềm không hay, lại bỏ đi.

      Đi theo sông Thao, tới một vùng  thấy trước mặt là sông lớn, sau lưng là núi cao, đầm nước mênh mông vây bọc những hòn đảo nhỏ. Vua đang ngắm gần xa, chợt có một con Rùa Vàng hiện lên trên mặt nước, lưng như tấm phản, gật đầu chào Vua, tự xưng là Chúa đầm này. Vua cưới lưng Rùa và được Rùa Vàng đưa đi thăm 99 ngách, cây cối lòa xòa, nước đen như mực, các loài thủy tộc nô nức kéo đến chào đón nhà Vua. Vua khen cảnh đẹp, nhưng cho rằng thế đất không đủ rọng để họp muôn dân, dựng cung điện, bèn cáo biệt Rùa Vàng ra đi.

 

     Lần tới sông Đà, sóng xô cuồn cuộn, thác réo ào ào, núi Tản vươn mình, cây xanh điệp trùng bát ngát, địa thế tuyệt đẹp. Vua mới truyền tin cho chim phượng hoàng đào 100 cái hồ, chọn đây là đất đóng đô. Đào được 99 hồ thì bỗng có tiếng phượng trống kêu ở nơi xa. Con phượng mái vỗ cánh bay theo tiếng gọi của chim trống, cả đàn cùng bay. Vua thấy không đủ 100 cái hồ, nên cũng bỏ đi.

     Vua đi mãi nơi này nơi khác mà chưa chọn được nơi nào có thể định đô. Vua lại đi, lại đi....Đi tới mọt vùng trước mặt ba sông tụ hội, hai bên có Tản Viên, Tam Đảo chầu về. Đồi núi gần xa, khe ngòi quanh quất, thế đất bày ra như rồng chầu hổ phục, như tướng quân bắn nỏ, như ngựa chạy phượng bay. Giữa những quả đồi xanh tốt, có ngọn núi đột ngột nổi lên, như voi mẹ nằm giữa đàn con. Vua lên núi nhìn ra bốn phía thấy ba bề rộng rãi, bồi đắp phù xa, bốn mặt sum suê cây xanh hoa tươi cỏ ngọt, vừa trùng điệp, vừa quanh co, có rộng mà phẳng, có hẹp mà sâu. Vua cả mừng phán rằng đây thực là đất họp muôn dân, để hiểm để giữ, có thể để mở, thế đất vững bền có thể dựng nước được muôn đời.

     Vua Hùng đóng đô ở đó, gọi tên là thành Phong Châu. Đó là kinh đô Văn Lang xưa.
_____________________________________________________________
Câu 1:Xác định ngôi kể và trình tự của văn bản?
Câu 2:Trong truyện,Vua Hùng khi chọn đất đóng đô luôn chú ý đến con số 100 . Con số gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh nào,trong truyền thuyết nào em biết ?
Câu 3:Hãy chỉ ra từ láy trong câu văn:"Lần tới sông Đà,sóng xô cuồn cuộn,thác réo ào ào,núi tàn Vươn mình,cây xanh điệp trùng bát ngát,địa thể tuyệt đẹp"?Giải nghĩa một từ láy trong số các từ mà em vừa tìm được?
Câu 4:Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau:"Đồi núi gần xa,khe ngòi quanh quất,thế đất bày ra như rồng chầu hổ phục,như tướng quân bắt nỏ,như ngựa chạy phượng bay."

1
29 tháng 3 2022

BẠN ƠI CHỈ CÓ CTV MỚI ĐC TỔ CHỨC

29 tháng 3 2022

Em ơi, bài lớp 6 đó em ạ ;-;

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô của nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối. Vua cho là thế đất chưa đủ, bèn sai chim đại bàng đắp một trăm quả gò, hẹn trước khi trời sáng phải xong. Chim đại bàng khuân đá đắp được 99 quả gò, chợt có con gà ngủ gáy sáng, chim đại bàng ngỡ trời sáng,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô của nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối. Vua cho là thế đất chưa đủ, bèn sai chim đại bàng đắp một trăm quả gò, hẹn trước khi trời sáng phải xong. Chim đại bàng khuân đá đắp được 99 quả gò, chợt có con gà ngủ gáy sáng, chim đại bàng ngỡ trời sáng, vỗ cánh bay đi. Vua Hùng đi tìm đất khác.

Lại tới nơi khác, vua thấy có một ngọn núi cao sừng sững như cái trụ chống trời vươn lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh. Vua thúc ngựa lên ngọn núi, dừng ngựa đứng trông bốn phương tám hướng, rộng hẹp, thấp cao, rừng trải ra xa, khe ngòi quanh lượn, vua đẹp lòng vừa ý, mới dong ngựa từ từ xuống núi. Chợt con ngựa quay đầu, vó ngựa đập mạnh, núi lở xuống sạt mất một góc. Vua chê thế đất không vững, bèn bỏ đi.

(…) Vua đi mãi nơi này nơi khác mà chưa chọn được nơi nào có thể định đô. Đi tới một vùng, trước mặt có ba con sông tụ hội, hai bên có núi Tản Viên, Tam Đảo chầu về có đồi núi gần xa, có ruộng đồng tươi tốt, có dân cư đông vui. Lại giữa vùng đồi có một quả núi cao hẳn lên như đầu một con rồng, còn những dãy núi kia  như những khúc rồng uốn lượn. Vua cả mừng thấy núi non kì thú, đất tốt, sông sâu, cây cối xanh tươi. Vua Hùng chọn nơi đây làm đất đóng đô, có thế hiểm để giữ, có thế để mở, có chỗ cho muôn dân hội tụ. Đó chính là kinh đô Văn Lang ngày xưa.

  (Trích “Vua Hùng chọn đất đóng đô”, theo Viện Văn học,

 Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập I: Thần thoại- Truyền thuyết,

NXB Giáo dục, 1999, tr. 463 – 464).

Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1. Đoạn trích kể về mấy lần vua Hùng phải lựa chọn để tìm ra vùng đất đóng đô?

A. Ba                         B. Bốn                       C. Hai                         D. Một

 Câu 2. Nhân vật Vua Hùng được khắc họa chủ yếu thông qua yếu tố nào?

A. Hành động             B. Suy nghĩ             C. Trang phục               D. Hành động và suy nghĩ

Câu 3. Biện pháp tu từ nào sử dụng trong câu văn: “Lại giữa vùng đồi có một quả núi cao hẳn lên như đầu một con rồng, còn những dãy núi kia  như những khúc rồng uốn lượn.” ?

  A. Biện pháp ẩn dụ                                       B. Biện pháp nhân hóa    

  C. Biện pháp so sánh.                                   D. Biện pháp hoán dụ                                  

Câu 4. Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ được xác định ở câu hỏi 3?    

   A. Ca ngợi một thế đất đẹp và linh thiêng.

   B. Gợi tả cụ thể hình ảnh vùng đồi cao thoáng, dãy núi uốn lượn mềm mại, hùng vĩ.

   C. Thể niện thái độ ngạc nhiên, vui mừng của vua Hùng khi tìm được đất đóng đô.

   D. Miêu tả hình ảnh con rồng uốn lượn mềm mại nơi vùng đồi núi.

Câu 5. Theo em, việc lặp lại chi tiết vua Hùng đi hết nơi này đến nơi khác để chọn đất đóng đô thể hiện dụng ý gì của tác giả dân gian?

  A. Ca ngợi vua Hùng đã có công chọn đất đóng đô của nước Văn Lang ngày xưa.

  B. Chọn đất đóng đô là việc hệ trọng, quyết định vận mệnh và sự phồn thịnh của đất nước.

  C. Được đi đây đi đó, khám phá những vùng đất mới là sở thích của vua Hùng.

  D. Nhà vua là một người cẩn thận, kĩ tính.

1
11 tháng 3 2022

1. A

2. D

3. C

4. C

5. B

11 tháng 2 2022

Hai câu thơ trên đã cho thấy bức tranh Việt Nam giàu đẹp và bình dị một cách vô cùng sinh động, tỉ mỉ. Biển lúa mênh mong, hứa hẹn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hình ảnh đó đã góp phần tô đậm sự nên thơ bình dị của dất nước thân yêu này. Qua đó, ta có thể nhìn thấy một làng quê tươi đẹp, yên bình và vô vàn cảnh sắc tươi mới, hữu tình

24 tháng 5 2023

Một số ý chính:

- Ở miền Bắc, em đã được thưởng thức cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Những dãy núi xanh ngút ngàn, những thác nước trắng xóa đổ xuống từ độ cao, tạo nên một khung cảnh hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng rất đẹp mắt. 

- Ở miền Trung, em đã được chiêm ngưỡng cảnh biển đẹp như tranh vẽ. Các bãi biển đầy cát trắng, nước biển trong xanh và những đồi cát trải dài, tạo nên một khung cảnh đẹp mê hồn. Em còn được tham quan các di sản văn hóa thế giới như Huế, Hội An, nơi có kiến trúc cổ kính, đậm chất văn hóa Việt Nam.

- Khi đến miền Nam, em đã được tham quan các vườn quốc gia, nơi tập trung những loài động thực vật quý hiếm. Em còn được chiêm ngưỡng cảnh sông nước phong cảnh đẹp như mơ trên sông Mekong. Những cánh đồng lúa bát ngát, những con đường ven sông xanh mát, tạo nên một khung cảnh yên bình, thanh tịnh.

- Kết bài: Việt Nam đẹp khắp trăm miền, mỗi vùng đất lại có những vẻ đẹp riêng. Em đã có một chuyến du lịch tuyệt vời, để lại trong em những ấn tượng khó quên về cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.

 Vào cuối lớp sáu, em được cha mẹ của cô thưởng cho một chuyến đi đến bãi biển Sầm Sơn. Đó là một cảnh đẹp em không thể quên. Sầm Sơn là một khu du lịch biển nổi tiếng của tỉnh Thanh Hoá. Nằm cạnh bãi biển là khu nghỉ dưỡng, khách sạn rất rộng rãi và khang trang. Nhưng ấn tượng lớn nhất của vùng đất này là không khí trong lành, thoáng mát. Các đường phố rộng lớn, sạch sẽ...
Đọc tiếp

 Vào cuối lớp sáu, em được cha mẹ của cô thưởng cho một chuyến đi đến bãi biển Sầm Sơn. Đó là một cảnh đẹp em không thể quên.

 Sầm Sơn là một khu du lịch biển nổi tiếng của tỉnh Thanh Hoá. Nằm cạnh bãi biển là khu nghỉ dưỡng, khách sạn rất rộng rãi và khang trang. Nhưng ấn tượng lớn nhất của vùng đất này là không khí trong lành, thoáng mát. Các đường phố rộng lớn, sạch sẽ và thanh bình, rợp mát dưới bóng dừa . Thật tuyệt vời khi đi xích lô qua các đường phố. Không khí mát mẻ và trong lành làm cho du khách cảm thấy rất thoải mái.

 Nhưng có lẽ món quà lớn nhất mà thiên nhiên tặng cho Sầm Sơn là bãi biển đẹp. Từ bờ biển nhìn ra, bãi tắm giống như một đường cong màu xanh mềm mại. Lại  gần có thể thấy biển là rất sạch sẽ và màu xanh. Những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ biển như ru ngủ những hàng dừa. Biển Sầm Sơn thú vị nhất là những con sóng mạnh mẽ, đẩy lên và xuống như chơi đùa với chúng ta.

 

 Nếu muốn được ngắm nhìn toàn cảnh bờ biển, ta có thể đi ca nô ra xa bờ một chút. Ca nô rẽ nước tạo thành những vệt trắng như tuyết. Trên ca nô, ta được ngắm nhìn một bên là bờ biển đông vui nhộn nhịp một bên là nước biển mênh mông xanh trong rất tuyệt vời. Đặc biệt, tuy gọi là biển nhưng ở Sầm Sơn ta vừa có thể thưởng thức cảm giác mênh mang của biển cả, vừa có thể cảm nhận sự hùng vĩ của núi non.

 

 Nhìn về phía đông, ta thấy một vùng phi lao xanh rờn. Sóng nước tạo những bụi nước li ti bao phủ vùng cây khiến nhìn từ xa ta có cảm giác đó là vùng tiên cảnh nào. Đi lại gần, ta mới biết đó là rừng phi lao lao xao đón gió quanh năm mà người dân nơi đây trồng để chắn gió. Đi về phía Tây, ta lại bắt gặp núi Cô Tiên khá hùng vĩ. Đứng dưới chân núi, nhìn trước mắt ta thấy biển vỗ rì rào, đằng sau lưng lại có vách núi dựng đứng hiểm trở.

 

 Mấy ngày ở Sầm Sơn, được thưởng thức vẻ đẹp của cảnh đẹp kì thú này càng khiến em thấy tự hào về đất nước Việt Nam giàu đẹp, trù phú của mình.

 

0
ĐỀ SỐ 11.I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trướccâu trả lời đúng.1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?A. Dế Mèn phiêu lưu kíB. Đất rừng phương NamC. Quê nộiD. Rừng U Minh2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?A. Vùng cực nam của Tổ quốcB. Vùng Tây Nam BộC. Vùng sông nước miền TâyD. Vùng Nam Trung Bộ3. Cảnh...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 11.

I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)
Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước
câu trả lời đúng.
1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?
A. Dế Mèn phiêu lưu kí
B. Đất rừng phương Nam
C. Quê nội
D. Rừng U Minh
2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?
A. Vùng cực nam của Tổ quốc
B. Vùng Tây Nam Bộ
C. Vùng sông nước miền Tây
D. Vùng Nam Trung Bộ
3. Cảnh nào dưới đây nêu nhận xét không đúng về đoạn trích Sông
nước Cà Mau?
A. Cảnh sông nước là một vùng rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống mang
vẻ đẹp hoang sơ, tươi mới.
B. Chợ Năm Căn là hình ảnh thu nhỏ về một cuộc sống tấp nập, trù
phú, có vẻ đẹp rất riêng của vùng đất Mũi.
C. Đoạn trích thể hiện năng lực quan sát rất tinh tế của tác giả để tạo
nên một bức tranh kí họa về sông nước Cà Mau thấm đẫm tình người.
D. Trí tưởng tượng bay bổng, cách ví von so sánh độc đáo cũng góp
phần tạo nên vẻ đẹp kiêu hãnh của vùng đất cực Nam Tổ quốc.
4. Dòng nào dưới dây nêu phương thức biểu đạt chủ yếu được sử
dụng trong đoạn trích Sông nước Cà Mau?
A. Tự sự
B. Biểu cảm kết hợp với tự sự
C. Miêu tả
D. Tự sự kết hợp với miêu tả

5. Điểm giống nhau giũa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà
Mau là gì?
A. Cùng hướng về vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sông nước
B. Cùng tả cảnh sông nước của miền Nam
C. Đều tập trung khắc họa vẻ đẹp sức mạnh của con người
D. Đều tái hiện cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của người dân
6. Nhân vật chính xuất hiện trong đoạn trích Vượt thác là ai?
A. Nhân vật" tôi"
B. Chú Hai
C. Con chú Hai
D. Dượng Hương Thư
7. Miêu tả cảnh Vượt thác trên sông Thu Bồn, tác giả muốn ca ngợi
điều gì?
A. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn khoáng đạt của
người lao động
B. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người trên nền thiên nhiên
rộng lớn, hùng vĩ
C. Trí tuệ của con người trong cuộc đấu tranh trinh phục thiên nhiên
đầy sức mạnh bí ẩn
D. Nghệ thuật chèo thuyền vượt thác của những người dân vùng sông
nước miền Nam Bộ
8. Đoạn trích miêu tả cảnh Vượt thác theo trình tự nào?
A. Con thuyền đi từ đoạn sông phẳng lặng rồi vượt qua đoạn sông
nhiều thác dữ và cuối cùng đến được đoạn sông yên ả vùng đồng
bằng
B. Từ đoạn sông có nhiều thác dữ, con thuyền, dưới tay chèo cự
phách của Dượng Hương Thư đã về được đoạn sông bình yên rất an
toàn
C. Thuyền từ đoạn sông vùng đồng bằng vượt thác có lúc do địa hình
hiểm trở lại quay đầu trôi tuột về Hòa Phước rồi mới tiếp tục vượt
thức

D. Thuyền vượt thức từ sáng cho đến chiều tối mới qua được vùng
nước lũ chảy xiết vô cùng nguy hiểm
II. Tự luận ( 6,0 điểm).
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản Sông nước Cà Mau thể hiện
sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng dước miền Tây Nam Bộ?
( 1,0 điểm)
Câu 2. Khi đã già, Dế Mèn thường kể lại cho các cháu của mình nghe
về những cuộc phiêu lưu trước đây và giúp các cháu rút ra những bài
học bổ ích. Hôm nay, Dế Mèn kể về Dế Choắt. Em hãy thay lời Dế
Mèn để kể lại kỉ niệm về chú Dế Choắt bất hạnh. ( 5,0 điểm)

mình tich luôn mình cần gấp

0