K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Mở bài: 

- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Thanh Hải (đặc điểm về con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (hoàn cảnh sáng tác bài thơ, xuất xứ, khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ,...)

- Giới thiệu khái quát về khổ 2 và khổ 3 của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

II. Thân bài:

a. Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước.

- Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận và tái hiện khung cảnh mùa xuân của đất nước qua hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng là "người cầm súng" và "người ra đồng"

+ "Người cầm súng" và "người ra đồng" là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời.

+ Hình ảnh "người cầm súng" lại đi liền với hình ảnh "lộc giắt đầy quanh lưng" đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận.

+ Hình ảnh "người ra đồng" được sử dụng kết hợp với hình ảnh "lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thẳm, màu mỡ.

- Điệp từ "mùa xuân" và điệp từ "lộc" đã gợi lên quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn ra những chồi lộc non và đồng thời cũng gợi lên thành quả của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

- Điệp từ "tất cả" được kết hợp với những từ láy "hối hả", "xôn xao" làm cho nhịp thơ trở nên gấp gáp, gợi một nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn trương.

b. Niềm tự hào, niềm tin vào tương lai tươi sáng của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước

- Nhà thơ Thanh Hải đã nhắc lại chặng đường 4000 năm của đất nước thông qua hệ thống các tính từ "vất vả", "gian lao".

- Hình ảnh so sánh "đất nước như vì sao" đã mở ra nhiều liên tưởng độc đáo và giàu ý nghĩa: vừa gợi đến nguồn sáng trường tồn mãi với không gian, thời gian, vừa gợi lên niềm tin của tác giả về một tương lai tươi sáng, rộng mở của đất nước với khí thế mạnh mẽ không gì cản nổi.

- Cấu trúc song hành "đất nước bốn ngàn năm", "đất nước như vì sao" đã diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước.

- Cụm từ "cứ đi lên phía trước" như một lời khẳng định, một sự thể hiện ý chí và lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá về tương lai tươi sáng, tốt đẹp của quê hương, đất nước.

III. Kết bài: 

- Khái quát những giá trị đặc sắc về nội dung, giá trị nghệ thuật của khổ 2, khổ 3 của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và nêu cảm nhận của bản thân.

29 tháng 4 2021

hihi

14 tháng 3 2021

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.

 

- Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5:

+ Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.

- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.

* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời

Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến

- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:

+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời

+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống

 

-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.

+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.

- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.

-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.

=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.

* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời"

- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.

- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.

 

-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.

"Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người

- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.

-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.

=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.

* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:

- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả

- Hình ảnh đẹp, giản dị

- Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm

- So sánh và ẩn dụ sáng tạo

c) Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.

- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.

14 tháng 3 2021

Tham khảo:

b,

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Lí tưởng sống là gì?

+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.

+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Bàn luận

- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?

+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.

- Suy nghĩ về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.

+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:

Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
=> Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.

+ Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương.

+ Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể chấp nhận được.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống cao đẹp đối với mỗi học sinh, thanh niên ngày nay

- Liên hệ thực tế bản thân (đã/ đang/ sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng sống của mình)

c, 

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.

II. Thân bài:

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Cống hiến là gì?

- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

c. Lật lại vấn đề

- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).

- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.

III. Kết bài:

Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.

5 tháng 4 2022

tham khảo :

“Đừng hỏi Tổ quốc đã Ɩàm gì cho ta/Mà hãy hỏi ta đã Ɩàm gì cho Tổ quốc hôm nay”.Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về sự cống hiến c̠ủa̠ thế hệ trẻ ngày nay.Vậy sự cống hiến Ɩà gì ѵà vai trò c̠ủa̠ nó Ɩà gì? Cống hiến Ɩà sự hy sinh bản thân, Ɩà dốc lòng đóng góp công sức ѵào việc chung c̠ủa̠ tập thể, cộng đồng.Đối với thời đại hiện nay, sự cống hiến c̠ủa̠ các thế hệ, đặc biệt Ɩà c̠ủa̠ thế hệ trẻ Ɩà vô cùng quan trọng.Ta có thể thấy được sự cống hiến c̠ủa̠ thế hệ trẻ ở mọi lúc mọi nơi.Trong thời chiến, họ Ɩà những thanh niên xung phong xả thân mình vì độc lập tự do c̠ủa̠ Tổ quốc.Trở lại thời bình, thế hệ trẻ lại miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước.Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp ѵà có ý nghĩa thật sâu sắc.Việc Ɩàm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, Ɩàm nền tảng để bước ѵào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới.Chính vì những lợi ích to lớn như ѵậყ mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ ѵà phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển.Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, hay lười nhác, ỷ lại ta phải lên án những hành động ích kỷ đó ѵà bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn.Việc cống hiến c̠ủa̠ thế hệ trẻ đối với đất nước Ɩà vô cùng quan trọng ѵà Ɩà một hành động cao đẹp.Là học sinh, Ɩà thế hệ trẻ c̠ủa̠ đất nước, tôi cũng như các bạn hãy học tập, rèn luyện bản thân để góp một phần nhỏ bé c̠ủa̠ mình cống hiến cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

5 tháng 5 2020

Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!

11 tháng 8 2019

MB : 1. Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn hoá cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

+Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ viết cuối năm1980, thời gian không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện cuả tác giả.

* Ý này ở phần mở bài cũng được hoặc bn đưa vào đoạn đầu của phần thân bài nha.

TB : 2. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế căng tràn sức sống.

+ Không gian mùa xuân được phác hoạ bằng mấy nét chấm phá. Nghệ thuật đảo ngữ Mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc cho ngưòi đọc tưởng tượng dòng sông Hương trong vắt êm đềm lặng lẽ trong đất trời mùa xuân. Chỉ cần một (số ít) bông hoa mùa xuân là mùa xuân bừng thức. Không gian được mở rộng từ dòng sông đến bầu trời. Tiếng chim chiền chiện hót vang cả trời xuân

+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ :

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. Nhà thơ hứng giọt nắng mùa xuân, giọt mưa mùa xuân hay hứng âm thanh của tiếng chim chiền chiện ?

+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp có màu sắc, ánh sáng, âm thanh làm cho con người thiết tha yêu sự sống.

3. Mùa xuân của đất nước trong truyền thống, hiên tại và tương lai.

+ Cấu trúc Mùa xuân người cầm súng, mùa xuân người ra đồng được lặp lại hai lần nhấn mạnh hai nhiệm vụ trọng tâm của dân tộc thời điểm lúc bấy giờ. Nghệ thuật hoán dụ người cầm súng là người chiến sĩ với nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Còn người ra đồng là những người nông dân trong lao động xây dựng đất nước. Hình ảnh lộc trên lưng ngưòi lính có nhiều cách hiểu. Đó là lộc biếc mùa xuân, cũng có thể hiểu đó là cành lá nguỵ trang trong bước quân hành. Mùa xuân đến cuồng nhiệt, thiết tha cháy bỏng nhờ cách biểu đạt của các từ láy hối hả, xôn xao.

+ Đất nước trong truyền thống như khúc nhạc trầm được nhà thơ định nghĩa

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao.

+ Đất nước trong tương lai cũng được nhà thơ khẳng định

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

+ Nghệ thuật đồng hiện (quá khứ, hiện tại, tương lai) cùng khẳng định như một bức thông điệp thể hiện niềm tự hào thiêng liêng sâu sắc của nhà thơ với đất nước, về ngàn năm văn vật của cha ông.

4. Lời ước nguyện chân thành của nhà thơ, khát vọng được làm một mùa xuân nho nhỏ.

+ Nhà thơ xưng ta, mang ý thức cá nhân của một thời đại. Tất cả đều muốn sống đẹp với cuộc đời với nhân dân, hiến dâng tất cả cho đất nước.

+ Bài thơ dùng nhiều số từ một như một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ. Dù khiêm nhường giản dị nhưng đó là khát vọng sống đẹp của con người hoá thân vào cộng đồng. Khát vọng đó nhiệt tình cháy bỏng : Dù là tuổi hai mươi, Dù là khi tóc bạc.

+ Lời ước nguyện kết thúc trong giai điệu mượt mà, lắng đọng của xứ Huế. Tất cả cùng cất lên như bản hợp xướng về tình yêu xứ Huế đẹp và thơ để khát vọng sống thiết tha hơn, cháy bỏng hơn, ước nguyện chân thành hơn.

KB : Khái quát, khẳng định lại khát vọng sống của nhà thơ Thanh Hải cùng với đó là những ước nguyện.

( Có thể nêu thêm giá trị của bài thơ)

1. Mở bài
  • Giới thiệu đôi nét về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
    • Thanh Hải khi viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ trước lúc ra đi
    • Bài thơ giải bày những suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam.
  • Nêu vấn đề nghị luận: Khát vọng dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải trong khổ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

2. Thân bài

a. Sự tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời

  • Sau những dòng thơ dâng tràn tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào, lạc quan, tin yêu đối với đất nước, dân tộc Thanh Hải chuyển sang giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người.
  • Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
  • Tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết:

Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến

  • Nhịp thơ dồn dập và điệp từ “ta làm” diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

⇒ Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giàu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc.

  • Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.
  • Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta.

b. Sự cống hiến không kể tuổi tác

  • Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

  • Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.
  • Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
  • Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. “Một mùa xuân nho nhỏ” cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
3. Kết bài
  • Nêu lên cảm nghĩ của bản thân về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
    • Khẳng định lại một lần nữa những khát khao, ước muốn trong con tim tác giả gửi tới cuộc đời, một khát khao được sống cống hiến sức mình cho việc xây dựng quê hương đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc”
  • Gợi mở vấn đề.
16 tháng 2 2016

Bài thơ thể hiện sự say mê của tác giả trước bức tranh thiên nhiên mùa xuân bằng một trái tim yêu đời, yêu cuộc sống. Với những dung động tinh tế đến mãnh liệt của người thi sĩ nặng tình với quê hương, nặng tình với đất nước. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện  ước nguyện cống hiến muốn hóa thân thành những vật bình thường, giản dị nhưng lại hữu ích cho đời, muốn làm một mùa xuân nho nhỏ để nhập vào mùa xuân lớn của dân tộc.bằng một thái độ khiêm tốn, không phô ồn ào, phô trương.

14 tháng 4 2023

giúp mình với ạ,mình sắp thi tốt nghiệp r

14 tháng 4 2023

     Với áo mơ phai dệt lá vàng”. Các nhà thơ đều có những khám phá, phát hiện riêng về mùa thu. Nhưng ít có nhà thơ nào lại có những cảm nhận tinh tế về bước chuyển mình từ hạ sang thu như nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài “Sang thu” . Chính cảm xúc ấy , cái tinh tế , cái dịu dàng trong tâm hồn của nhà thơ trung thành đó đã được bộc lộ từ những khoảnh khắc sâu thẳm nhất trong tâm hồn của ôn qua khổ thơ cuối của bài thưo Sang Thu:                                                         

                                                "Vẫn còn bao nhiêu nắng

                                                 Đã vơi dần cơn mưa

                                                 Sấm cũng bớt bất ngờ

                                                 Trên hàng cây đứng tuổi."

Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. Ngay từ nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, và còn đâu đó ẩn dấu khoảnh khắc giao mùa của đời người. Khổ thơ cuối cùng thể hiện rõ hơn nữa sự tinh tế của tác giả trong việc khám phá những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang thu:

                                                         "Vẫn còn bao nhiêu nắng
                                                           Đã vơi dần cơn mưa"

Hữu Thỉnh sử dụng linh hoạt phép đối “vẫn còn – vơi dần” , “nắng – mưa” gợi sự vận động ngược chiều của các hiện tượng thiên nhiên tiêu biểu cho hai mùa. Những cơn mưa mùa hè đã vơi dần, bớt dần; nắng cũng không còn chói gắt, làm người ta lóa mắt nữa mà đã là ánh nắng mùa thu dịu nhẹ như màu mật ong , dịu nhẹ mà cũng rất ấm áp . Nó ẩn sâu trong suy nghĩ của những độc giả một nguồn suy tư tưởng như là hưũ hạn nhưng nó lại trải dài cả cuộc đời , tuổi thơ mang đến những trải nghiệm và nó đồng thời cũng tạo ra những phép màu kì niệm , điểm son cho mỗi tâm hồn con người . Điều đó đã tạo lên một Hữu Thỉnh chữ tình sâu sắc .

Tín hiệu thu về đã rõ nét hơn bao giờ hết. Cái đặc sắc, tinh nhạy của Hữu Thỉnh còn được thể trong cách ông sắp xếp từ ngữ giảm dần về mức độ: vẫn còn – vơi – bớt cho thấy sự nhạt dần của mùa hạ, và mùa thu mỗi ngày lại đậm nét hơn. Hai câu thơ cuối thể hiện những chiêm nghiệm, suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, con người của tác giả:

                                                        "Sấm cũng bớt bất ngờ
                                                         Bên hàng cây đứng tuổi"

Câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Trước hết về ý nghĩa tả thực: sấm là hiện tượng tự nhiên, thường là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu tiếng sấm cũng trở nên nhỏ hơn, không còn đủ sức lay động những hàng cây đã trải qua bao mùa thay lá nữa.

Bên cạnh đó tiếng sấm còn để chỉ những biến động bất thường của cuộc đời, những gian nan, thử thách mà mỗi chúng ta phải trải qua. Tương ứng với nghĩa biểu tượng của “sấm” , “hàng cây đứng tuổi” là biểu trưng cho những con người trưởng thành, đã trải qua biết bao sóng gió, giông tố trong cuộc đời. Bởi vậy, dù có thêm những bất thường, biến động cũng không dễ dàng khiến họ lung lay, gục ngã; họ trở nên bình tĩnh, ung dung hơn trước những biến cố, thăng trầm của cuộc sống.

      Sang Thu - Tập thơ quê hương , một tập thơ mà mỗi chũng ta những con người xứ Kinh Bắc sinh ra và lớn lên - tạo dựng và phát triển những giá trị tinh thần , tuổi thơ chính là mọt trong số đó . Mỗi chúng ta đang ở đây nghe và cảm nhận những dòng cảm xúc , chắc cũng đã từng nhắc đến tuổi thơ - tình yêu tuổi trẻ .

      Bằng giác quan nhạy bén, Hữu Thỉnh đã xuất sắc ghi lại khoảnh khắc giao mùa của đất trời từ hạ sang thu. Tái hiện bức tranh đẹp đẽ nhiều hương sắc, nhiều phong vị rất đặc trưng của đất Bắc. Cùng với đó là thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, ngôn ngữ mộc mạc giản dị mà cũng vô cùng sâu sắc đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

23 tháng 4 2023

Khổ 4: Ước nguyện của tác giả và cảm xúc khi rời xa.

- Cảm xúc bộc lộ trực tiếp (thương trào nước mắt) diễn tả sự lưu luyến, nhớ thương.

- Điệp ngữ " muốn làm" : thể hiện ước nguyện chân thành, gần gũi, thiết tha, mãnh liệt.

- Làm con chim, đóa hoa, cây tre. Chúng đều là sự vật nhỏ bé, bình dị nhưng mang nhiều ý nghĩa => Muốn được ở mãi bên Bác - người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

- Hình ảnh cây tre trung hiếu ( nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ): thể hiện lòng kính yêu, trung thành, biết ơn vô hạn cuat nhà thơ đối với Bác.

 

24 tháng 1 2019

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là một bài văn nghị luận sâu sắc. Trong tác phẩm đó tác giả đã nêu bật lên quan điểm của mình về con người Việt Nam. Trong đó có hai ý kiến như sau: Mặt mạnh thông minh, nhạy bén với cái mới mặt yếu là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận vấn đề trên. Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt Nam. Đúng vậy mặt mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới vì con người Việt Nam rất mau quen với những thứ mới mẻ cho dù chúng có là những thứ xa xỉ và khó sử dụng đến mấy, đó chính nhờ vào bộ óc thông của mình nhưng bên cạnh đó có yếu điểm của người Việt Nam là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế. Vậy nguyên nhân từ đâu? Đó chính là lối học chay, học vẹt nặng nề. Vậy học chay, học vẹt do đâu mà ra? Xin thưa rằng do từ nhỏ khả năng học của đa số lớp trẻ rất kém, thường thì họ thiên về lí thuyết hơn là thực hành, hơn nữa người Việt Nam luôn thụ động nên đầu óc sáng tạo hầu như không có. Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điều mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ bây gìơ. Hãy là người Việt sống theo phong cách Việt