K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2019

I. MỞ BÀI:

– Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.

II. THÂN BÀI:

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

– Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.

– Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

2. Cấu tạo:

– Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.

+ Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.

+ Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.

3. Quy trình làm ra chiếc cặp:

– Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, ba-lô. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.

+ Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.

+ Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.

+ Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.

+ Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.

4. Cách sử dụng:

– Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:

+ Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.

=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.

+ Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên

= > Thể hiện sự khí phách, hiêng ngang, nam tính.

Nam sinh viên Đại học

Đeo cặp một bên thể hiện sự tự tin và năng động

+ Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.

=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.

Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay.

=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.

– Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.

5. Cách bảo quản:

– Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:

+ Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.

+ Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.

+ Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.

+ Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.

+ Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.

+ Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.

+ Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.

6. Công dụng:

– Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.

– Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.

– Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

III. KẾT BÀI:

– Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.

28 tháng 1 2019

I. Thân bài: thuyết minh về cái cặp sách
1. Khái quát về cái cặp sách
- Là dụng cụ học tập cho mỗi học sinh
- Dùng để đựng sách vở, bút thước
- Mang trên vai mỗi khi đến trường
2. Chi tiết về cái cặp sách
a. Cấu tạo của cái cặp sách
- 2 ngăm: 1 ngăn nhỏ, 1 ngăn to, ngăn nhỏ đựng bút thước, ngăn lớn đựng sách vở
- Có quai đeo hai bên
- Mỗi chiếc cặp có một cách trang trí khác nhau
b. Công dụng của (cái cặp sách
- Đựng sách vở
- Đựng dụng cụ học tập
- Bỏ những thứ cần thiết về học tập
c. Ưu điểm của chiếc cặp sách
- Gọn nhẹ
- Dễ dử dụng
- Phù hợp với mọi lứa tuổi
- Tiện dụng cho học sinh mỗi khi đến trường
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc cặp sách
Ví dụ:
Chiếc cặp sách là một dụng cụ học tập rất tiện lợi, có ý nghĩa với nhiều học sinh. Nhờ cái cặp sách mà em đã đến trường rất tiện lợi. đây là một dụng cụ học tập không thể thiếu với mỗi học sinh. Em rất yêu cái cặp sách của em.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Thuyết minh về cái cặp sách” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
 

23 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

I. Mở bài:

- Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sống con người.

- Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 8, tập một.

II. Thân bài:

- Giới thiệu xuất xứ của sách:

+ SGK Ngữ văn 8, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

+ Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam.

- Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách:

+ Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng.

+ Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 8 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn.

+ Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tế quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền.

- Giới thiệu bao quát bố cục của sách:

+ SGK Ngữ văn 8, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần.

+ Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn.

+ Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6 và lớp 7. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách:

+ Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga.

+ Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập.

+ Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh.

- Nêu cách sử dụng, bảo quản sách:

+ Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách.

+ Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuốn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn.

III. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.

Bạn tham khảo :

Mở bài:Thuyết minh về đối tượng thuyết minh ( sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1)Thân bài:Nguồn gốc của sách giáo khoa ngữ văn lớp 8: nhà xuất bản giáo dục đều do các tiến sĩ, giáo sư đầu ngành của  bộ môn ngữ văn biên soạn.**Giới thiệu về hình thức.Quyển sách có bìa bên ngoài màu lòng tôm( hồng), trên cuốn sách có chữ in hoa ” BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”. Tiếp đến là chữ ” Ngữ văn” được viết bằng chữ in hoa to mềm mại màu xanh dương. Dưới hai chữ đó là số 8 màu vàng làm nổi bật trang bìa. Trên bìa trang trí một khóm hoa màu vàng với những chiếc lá…  dưới bìa sách là lô gô của Bộ giáo dục. Trang sau cuốn sách là bìa, bên trái bìa là huân chương Hồ Chí Minh-> niềm tự hào của dân tộc, góc phải của lô gô của bộ giáo dục màu đỏ.+Tiếp dưới là phần giới thiệu toàn bộ sách giáo khoa lớp 8 được viết trong khung Hồ Chí Minh xanh, dưới cùng là tem với giá tiền.**Giới thiệu chung về nội dung.Cuốn sách giáo khoa ngữ văn gồm 17 bài, mỗi bài gồm 3 phân môn: văn bản, tiếng việt, tập làm văn.+Phần văn bảnVề hình thức: Cung cấp trước dữ liệu của phần văn bản truyện, thơ. Sau văn bản là phần chú thích về tác giả, tác phẩm, các từ ngữ khó hiểu được chú thích, Câu hỏi của văn bản, muốn học tốt thì học sinh phải soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà, đến ghi nhớ để chốt lại kiến thức -> luyện tập.Về nội dung: Cung cấp kiến thức về văn học Việt Nam, nước ngoài. Cho ta hiểu về tác phẩm hiện thực phê phán cùng những tác phẩm tác giả tiêu biểu được chọn lọc: ” tôi đi học” của Thanh Tịnh, Nguyên Hồng với ” Trong lòng mẹ”, Ngô Tất Tố với tác phẩm “tắt đèn” trong đoạn trích  ” tức nước vỡ bờ”Học sinh không chỉ biết đến những văn học nổi tiếng trong nước mà còn biết đến những văn học nước ngoài như văn học ở nước Mĩ, Tây Ban Nha, Đan mạch…Ngoài ra còn có một số tác phẩm như thơ, nhật dựng+Phần tiếng việt:Về hình thức: cung cấp kiến thức đi theo diễn dịch cung cấp dữ liệu, đến nhận xét và chốt lại kiến thức bằng bảng khung ghi nhớ, để thực hành ứng dụng luôn bài học có phần luyện tậpNội dung: Cung cấp hiểu biết về các loại câu, loại từ và dấu câu.+Phần tập làm văn:Cũng theo cấu trúc như phần tiếng việt.Nội dung: cung cấp kiến thức về văn tự sự và một kiểu bài văn mới là văn thuyết minh -> giúp học sinh viết văn hay.** Cách sử dụng bảo quản.

Bảo vệ giữ gìn quyển sách-Bảo vệ quyển sách, không làm ướt sách. 3: Kết bàiKhẳng định vai trò của sách.

5 tháng 12 2021

Mình tham khảo nha! vui

I. Mở bài

    – Giới thiệu chung về cái bút bi, tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.

Ví dụ:

    Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ.

II. Thân bài

1. Lịch sử ra đời, nguồn gốc, xuất xứ của bút bi (ai phát minh ra? năm bao nhiêu? …)

– Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, ông quyết định nghiên cứu và phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

2. Cấu tạo cây bút bi:

Trong phần nội dung chính thuyết minh về cấu tạo cây bút bi, cần nêu được chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

– Vỏ bút: là một ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

– Ruột bút: nằm bên trong vỏ bút, làm từ nhựa dẻo, là nơi chứa mực (mực đặc hoặc mực nước).

– Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại các loại bút bi

– Bút bi có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng (bút bi bấm, bút bi có nắp, …)

– Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng như: Hồng Hà, Thiên Long, …

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản

– Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết sẽ lăn ra mực để tạo chữ.

– Bảo quản: giữ gìn cẩn thận, cất giữ trong hộp bút, không vứt bút linh tinh, khi dùng xong phải để vào nơi quy định.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:

– Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

– Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ rây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

6. Ý nghĩa của cây bút bi:

– Bút bi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người: Dùng để viết, để vẽ, ký hợp đồng, ghi chép, …

– Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò, những bản hợp đồng quan trọng, …

III. Kết bài

– Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Bạn có thể tham khảo thêm ở nguồn này nha: https://documen.tv/question/lap-dan-y-cho-de-van-sau-gioi-thieu-ve-chiec-but-bi-van-thuyet-minhid1411628-65/

6 tháng 3 2018

- Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam

- Thân bài: Trình bày cấu tạo chiếc nón lá

   + Hình dáng chiếc nón

   + Kích thước chiếc nón lá

   + Nguyên liệu làm nón

   + Quy trình làm nón lá

   + Kể tên những địa điểm làm nón lá nổi tiếng ở Việt Nam

   + Nêu công dụng của chiếc nón lá trong đời sống hằng ngày

   + Ý nghĩa biểu tượng của nón lá.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc nón lá. Cách bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa.

31 tháng 10 2019

dàn ý thuyết minh về cây Dừa số 1

Mở bài

Giới thiệu cây dừa

Thân bài

– Tả và biểu cảm cây dừa

  •  Lựa chọn: Tả thân, lá, hoa, quả

– Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

  • Đua xe bằng tàu dừa.
  • Làm cào cào bằng lá dừa.
  • Trèo dừa bắt tổ chim.
  • Mỗi buổi chiều học bài dưới gốc dừa
  • Có những niềm vui, nỗi buồn gì cũng tâm sự với cây dừa.

– Lợi ích kinh tế

  •  Nước dừa tươi
  • Mứt dừa.
  • Các bà, các mẹ, các chị khi nấu chè hay xôi không thể thiếu nước cốt dừa.
  • Trong các món ăn làm từ dừa, tôi thích nhất là món thịt kho dừa.
  • Kẹo dừa là đặc sản Bến Tre.
  • Dừa làm đũa, muỗng, dép trong nhà.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

31 tháng 10 2019

dàn ý thuyết minh về cây dừa sô 1

Mở bài 

Giới thiệu cậy dừa

Thân bài

-Tả và biểu cảm cây dừa 

.Lựa chọn: Tả thân ,lá,hoa,quả

-Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

. Đua xe bằng tàu dừa

. tự làm nha

Kết bài 

nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

25 tháng 9 2023

(1) Mở đầu: Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.
(2) Triển khai: Trình bày các nội dung chính; nêu một vài nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện.
(3) Kết luận: Nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuốn truyện.

9 tháng 12 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài

Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.

Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

2. Cấu tạo:

– Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.

Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.

Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.

3. Quy trình làm ra chiếc cặp:

Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, balo. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.

Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.

Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.

Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.

Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.

4. Cách sử dụng:

– Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:

+ Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.

=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.

+ Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên

= > Thể hiện sự khí phách, hiên ngang, nam tính.

 

+ Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.

=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.

Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền thường thì họ xách trên tay.

=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.

– Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.

5. Cách bảo quản:

– Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:

Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.

Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.

Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.

Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.

Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.

Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.

Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.

6. Công dụng:

Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.

Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.

Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

III. Kết bài

Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.

16 tháng 9 2023

Nhắc đến văn hào nổi tiếng Hector Malot, chắc chắn chúng ta ai cũng nghĩ ngay đến tác phẩm không gia đình - Cuốn sách đã gây được ấn tượng mạnh mẽ về tình cảm gia đình cho người đọc. Hôm nay, chúng ta hãy cùng với AnyBooks đi sâu vào tác phẩm để hiểu hơn về thông điệp của cuốn sách không gia đình mà tác giả muốn gửi gắm nhé!

Đôi nét về tác giả sách không gia đình

Tác giả của cuốn sách không gia đình chính là Hector Malot - một nhà văn nổi tiếng của nước Pháp, ông là tác giả của rất nhiều cuốn tiểu thuyết và thời kỳ đó và được các độc giả khắp nơi trên thế giới yêu mến. Sự nghiệp văn chương của ông bao gồm hơn 70 tác phẩm trong đó cuốn sách không gia đình ra mắt năm 1878 chính là tác phẩm tổ điểm thêm sự thành công của ông.

Tác phẩm không gia đình ban đầu được ông hướng đến đối tượng nhí những chính người lớn lại phát cuồng về tác phẩm này của ông. Ngoài ra, ông còn rất nhiều tác phẩm để lại dấu ấn như cuốn sách Những người tình - tác phẩm đầu tay tạo nên cơn sốt hay tác phẩm Romain Kalbris (1869), Trong gia đình (En Famille, 1893).

Ông được người đời ca ngợi về tài năng trong việc viết sách, nghệ thuật của ông chính là để lại những triết lý khiến cho người lớn phải suy ngẫm trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ của nước pháp và giúp họ tìm ra con đường mới để thoát khỏi sự giam cầm trong chính bản thâm mình.

Nội dung của cuốn sách

Nội dung của tác phẩm không gia đình kể về số phận đặc biệt của một bé đứa mồ côi cha mẹ tên là Remi, từ nhỏ cậu đã được nuôi dưỡng trong gia đình có tên là Barberin. Tuy nhiên, chưa bao lâu vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên gia đình này đã bán cậu cho một người đàn ông có tên là Vitalis - ông chủ của một đoàn xiếc rong.

Kể từ đó, tuổi thơ của Remi gắn liền với đoàn xiếc này, tại đây cậu làm bạn với những con vật được nuôi dưỡng trong gánh xiếc để biểu diễn như khỉ, chó và cùng ông chủ đoàn xiếc Vitalis rong ruổi khắp nước Pháp để kiếm sống mưu sinh. Nhờ vào sự dạy dỗ của ông chủ, Remi đã học hỏi được rất nhiều và dần trở thành một cậu bé bản lĩnh dám đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống.

Trong hành trình mưu sinh và phiêu bạt khắp nơi cùng đoàn xiếc, cậu bé tiếp xúc với hết thảy các hạng người tốt xấu trong xã hội lúc bấy giờ và gặp không ít nguy hiểm. Thể nhưng nhờ vào những đức tính cao đẹp mà ông chủ Vitalis đã dạy dỗ cho cậu đã giúp cậu tỉnh táo vượt quá những thử thách đó và tiếp tục lao động chăm chỉ cùng với rạp xiếc.

So với lứa tuổi của mình, Remi đã phải đối mặt với rất nhiều tình cảnh éo le, có những chi tiết kể rằng cậu sắp bị chết đói và chết rét hay thậm chí là bị bắt bỏ tù một cách oan uổng. Thế nhưng sau tất cả Remi vẫn xây dựng cho mình được một đức tính, giữ đúng được phẩm chất làm người và không bao giờ chịu đầu hàng số phận mặc dù cho xã hội lúc bấy giờ rất loạn lạc.

Ngay cả khi ông chủ rạp xiếc Vitalis qua đời và gánh xiếc chỉ lại đúng chó chó để bầu bạn với cậu, thế nhưng cậu không bỏ cuộc và tiếp tục lao động và cống hiến mình., Khiến cho người đọc cảm thấy nể phục với tinh thần và phẩm chất của cậu bé có tuổi đời còn quá nhỏ này.

Ở cuối tác phẩm, sau khi bị bỏ tù ở nước Anh, Remi cuối cùng cũng tìm thấy được niềm hạnh phúc cho riêng mình đó là tìm lại được người mẹ đã thất lạc của mình sau bao nhiêu năm xa cách. Đây cũng chính là phần thưởng dành cho cậu bé đã phải chịu quá nhiều cực khổ, đọc đến đây cũng đã có rất nhiều khán giả vui mừng và xúc động với nhân vật này.

Thông điệp ý nghĩa mà cuốn sách muốn gửi gắm

Có thể nói rằng, tác phẩm không gia đình đã đưa người đọc cùng trải nghiệm hành trình mưu sinh của cậu bé Remi với nhiều tình huống trớ trêu mà một cậu bé còn quá nhỏ phải chịu đựng và vượt qua. Đã có lúc tưởng chừng cái kết đã cận kề nhưng cậu bé vẫn lạc quan vượt qua, tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm quý giá mà những đứa trẻ cùng độ tuổi khác không có được.

Từ đó, cùng với ông chủ và gánh xiếc, remi đã vượt qua những năm tháng lao động vất vả nhưng lại đầy quyết tâm vươn lên. Kể cả khi người thân duy nhất là ông chủ gánh xiếc đã qua đời, những đức tính mà ông dạy cho Remi vẫn không hề bị suy giảm hay mất đi thậm chí nó ngày càng mãnh liệt hơn.

Có thể nói, gánh xiếc chính là ngôi nhà của Remi, nơi cậu có được tình thương và sự bao bọc của ông Vitalis cùng với những con thú, tất cả đã tạo nên một gia đình thật sự. Cũng nhờ đó, đã giúp Remi có thêm động lực để sống tốt và vượt qua những thử thách dù tuổi đời vẫn còn quá nhỏ.

Tác giả Hector Malot đã vô cùng thành công trong việc tạo nên những chi tiết có tính xúc động mạnh đánh trung tâm lý của người đọc cũng như tạo nên những phân cảnh tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Tuy được viết dành cho trẻ em tác phẩm lại có rất nhiều chi tiết để người lớn phải suy ngẫm, có nhiều người sau khi đọc cuốn sách này còn cảm thấy hổ thẹn vì bản thân mình không bằng một đứa trẻ. Cũng chính tác phẩm này đã làm rất nhiều người thức tỉnh, giúp họ tạo thêm động lực để vượt qua những khó khăn mà cuộc sống đem lại.

Trên đây là phần giới thiệu về quyển sách nổi tiếng không gia đình của tác giả Hector Malot mà chúng tôi muốn gửi đến các độc giả. Hy vọng với những thông tin bạn đã hiểu hơn về nội dung của cuốn sách và có thêm động lực để vững bước trên con đường của mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn thì hãy mua ngay một quyển về để có thể trải nghiệm nhé!

Sau đây là gợi ý về cuốn sách em sẽ giới thiệu để tham gia cuộc thi này

Tựa sách: Con mèo dạy hải Âu bay. 

Nhân vật: Chú mèo Zorba, cô hải âu nhỏ Lucy, chú mèo từ điển bách khoa Einstein ở cửa tiệm Tạp hoá bến cảng Harry, Đại Tá, Secretario, cô hải âu Kengah…

Tóm tắt: Mở đầu chuyện là cảnh tả bến cảng Hamburg ngập nắng gió với đàn hải âu đang sải cánh trên nền trời xanh tự do. Chú mèo Zorba to đùng và mập ú đang sưởi nắng ở ban công – bỗng chốc mang trên mình 3 lời hứa danh dự với cô nàng hải âu gặp nạn vì tình trạng ô nhiễm dầu “ không ăn quả trứng, phải chăm lo cho quả trứng nở thành con, và phải dạy cho hải âu non biết bay”. Kế tiếp đó là hàng loạt những rắc rối xuất hiện khi mèo mập Zorba bước vào hành trình trở thành một người mẹ của hải âu Lucy. Zorba cùng với bạn bè mèo ở bến cảng đã trải qua nhiều khó khăn, thậm chí phá vỡ điều cấm kỵ của loài mèo để chăm chút và dạy chú hải âu non tập bay. Vượt qua mọi khó khăn, Lucy đã có thể tự dang rộng đôi cánh của chính mình vươn ra biển lớn. 

Phần thích nhất cả câu chuyện: Lucy đã cất cánh bay đêm giông tố sau lời động viên của Zobra “Trong cuộc đời, con sẽ có rất nhiều lý do để hạnh phúc. Một trong những thứ đó là nước, thứ khác là gió, thứ khác nữa là mặt trời, và đó luôn là món quà đến sau những cơn mưa. Hãy cảm nhận mưa đi. Giang đôi cánh của con.” Lucky từng sợ hãi, từng thất bại mười bảy lần, từng tự cho mình là kẻ thất bại. Giờ đây, cô bé ấy đã tự mình dang rộng đôi cánh bay ra biển lớn trở thành hải âu dũng cảm nhất. 

Điều cuốn sách dạy em: 

- Những trích dẫn hay thấm đẫm triết lý cuộc sống bồi đắp cho mảnh đất tâm hồn hướng thiện: 

-“Chỉ những kẻ thực sự dám thì mới có thể bay”

- “Trong cuộc đời, con sẽ có rất nhiều lý do để hạnh phúc. Một trong những thứ đó là nước, thứ khác là gió, thứ khác nữa là mặt trời, và đó luôn là món quà đến sau những cơn mưa​

   Yêu thương” chính là tình cảm cao quý nhất, có thể ví như viên dạ minh châu sáng giá nhất trong chiếc rương kho báu là tâm hồn con người. Mang trong mình sức mạnh vô hình có thể cứu rỗi cả nhân loại cải tạo một thế giới tốt hơn, yêu thương không bao giờ là sự ích kỷ trong tâm hồn chỉ chấp nhận ôm một vòng người chật hẹp. Nó phải được trải rộng theo chiều dài của cuộc sống bao gồm cả “ai đó khác mình”- điều khác biệt. Và những chú mèo ở bến cảng đã làm được điều đó. Chúng hợp lực đã giúp chú chim hải âu có thể lần đầu tìm lại chính mình trên bầu trời tự do.Nhưng không chỉ mình chú hải âu học được cách bay, chính Zorba cũng đã học được cách "bay lượn" bằng chính tâm hồn của mình. Chỉ trên "đôi cánh" tự do đó, Zorba mới có thể bay thoát ra được những định kiến, vượt ra khỏi những quy luật tự nhiên để nuôi dạy một "đứa trẻ" khác loài. Thậm chí, phải chống lại chính đồng loại của mình, những con mèo hoang đòi lấy đi quả trứng, Zorba phải vượt qua được sự trêu chọc để giữ lời hứa của mình.

- Lời cảnh tỉnh về vấn đề môi trường và sự tàn phá của loài người đối với mẹ Thiên nhiên: 

- Cô hải âu Kengah bị nhấn chìm trong váng dầu – thứ chất thải nguy hiểm mà những con người xấu xa bí mật đổ ra đại dương đã làm hai mẹ con Lucy chia cắt. Con người có lỗi khi đang dần huỷ hoại chính môi trường sống của mình và phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Hình ảnh một vùng biển bị váng dầu như một hồi chuông, nhắc nhở con người hãy biết bảo vệ thiên nhiên vì cuộc sống của chúng ta cũng là cuộc sống của những loài động vật khác trên trái đất.