K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

~ Chuyện ma có thật ~- Hê nhô mina-san! Hum nay tớ khả là rỗi hơi nên ngồi kể chuyện ma cho mấy cậu nè!_START_- Người ta kể lại rằng...:~ Ở một thành phố nọ có một cô bé rất thích sưu tầm búp bê!~ Tất cả mọi con búp bê từ to tới nhỏ cô đều có hết! Nói chung là loại nào cũng có* Đến một hôm, cô bé được ba mẹ cho đến nhà thăm cô và ở đó 1 tuần.~ Cô bé rất háo hức, cô chạy...
Đọc tiếp

~ Chuyện ma có thật ~

- Hê nhô mina-san! Hum nay tớ khả là rỗi hơi nên ngồi kể chuyện ma cho mấy cậu nè!

_START_

- Người ta kể lại rằng...:

~ Ở một thành phố nọ có một cô bé rất thích sưu tầm búp bê!

~ Tất cả mọi con búp bê từ to tới nhỏ cô đều có hết! Nói chung là loại nào cũng có

* Đến một hôm, cô bé được ba mẹ cho đến nhà thăm cô và ở đó 1 tuần.

~ Cô bé rất háo hức, cô chạy nhảy xung quanh để chơi đùa

~ Thế rồi, cô nhìn thấy một cửa hàng có để một con búp bê rất xinh và rất to nữa

~ Cô thích quá liền chạy qua bên đó hỏi thử xem, cô bé hỏi chú bán hàng:

- Cháu chào chú ạ! Dạ con búp bê đó xinh quá!-cô bé chỉ tay vào con búp bê vừa nãy, con đó bao nhiêu tiền để cháu trả ạ!

Chú bán hàng lúc đầu có từ chối và nói nhỏ với cô bé:

- Con búp bê ấy bị ÁM đấy!

Cô bé tươi cười đáp:

- Không sao đâu chú ạ, dù nó có bị làm sao thì cháu vẫn mua vì nó xinh ghê!

Chú băn khoăn một lúc rồi sau đó cho luôn cô bé con búp bê đó.

~ Cô bé tung tăng chạy về nhà, nhà cô của cô bé ở tầng cao của chung cư nên phải đi thang máy!

~ Thế là cô chạy vô thang máy...Cô nghĩ lại lời mà chú bán hàng nói làm cô rợn hết cả ng vì lúc đó con búp bê đang chuyển động.

~ Tự nhiên cô thấy: Tại sao thang máy không dịch chuyển vậy? Hichic, nó bị ma ÁM rồi ! AAAAAAA

~ Con búp bê di chuyển cái cổ, nói với cô bé bằng cái giọng ghê rợn:

MÁ!!!!!!! MÁ ĐÃ CHỌN TẦNG ĐÂU MÀ NÓ LÊN ĐƯỢC CƠ CHỨ! LÀM TÔI ĐỢI SUỐT NÃY TỚI GIỜ!

_Comment phía dưới để tớ bt cảm xúc của các cậu nha!_

Còn h thỳ: PP mina!

@mii_vivi

0
Mẹ cấm nó mua cuốn sách to bự dày đặc, tất nhiên là tốn tiền không kém, nó lựa dịp đi chơi với bạn mua luôn, kèm theo một cuốn sách nữa dành cho mẹ, nhưng cũng tất nhiên, là cuốn nó thích.Mẹ cấm nó chơi video game, chả sao, sinh nhật nó, bạn bè tặng nó tới mấy bộ. Đương nhiên, nó vịn cớ bạn đã có lòng tặng, để đó chi cho chật nhà, rồi cứ dịp ở nhà một mình nó lại lôi ra...
Đọc tiếp

Mẹ cấm nó mua cuốn sách to bự dày đặc, tất nhiên là tốn tiền không kém, nó lựa dịp đi chơi với bạn mua luôn, kèm theo một cuốn sách nữa dành cho mẹ, nhưng cũng tất nhiên, là cuốn nó thích.

Mẹ cấm nó chơi video game, chả sao, sinh nhật nó, bạn bè tặng nó tới mấy bộ. Đương nhiên, nó vịn cớ bạn đã có lòng tặng, để đó chi cho chật nhà, rồi cứ dịp ở nhà một mình nó lại lôi ra "cày".

Mẹ bực mình nó kinh khủng, đã bao nhiêu lần nói mà mặt nó vẫn cứ trơ ra, môi nó vẫn cứ cong lên, cứ loắng nhoắng cãi, thôi thì, mẹ không thèm nói nữa!


Mẹ không thèm nói nữa ! , đã bao nhiêu lần mẹ nói câu đó rồi nhỉ ?

Và rồi, khi năm học đầu tiên tại cấp Ba đang đến gần, nó bỗng nảy ra ý tưởng...
"Mẹ! Con ứng cử làm lớp trưởng lớp mới nha!"
"Hả?" Mẹ nghe như sét đánh ngang tai, làm sao con bé đỏng đảnh, nhạy cảm, cứng đầu này tự dưng lại muốn làm lớp trưởng?
"Không được đâu nhé! Con không đủ tố chất, làm lớp trưởng cực lắm con!"
"Không đủ thì rèn, vả lại làm lớp trưởng, con sẽ được thầy cô ưu tiên, rành những phong trào ở trường, làm quen với các bạn nhanh hơn, oai lắm chứ, mẹ?"
"Không không không..."

Tối hôm trước khi nó đi nhận lớp, mẹ cứ nơm nớp lo, cứ sợ nó tự giơ tay đề cử mình, tự rước rắc rối vào nó, một đứa còn chưa hình dung nổi thời khóa biểu cấp Ba, lịch học thêm sẽ dày đặc cỡ nào, chưa nghĩ hết được khả năng tiếp thu bài vở của mình tệ ra sao, nó chưa bao giờ làm lớp trưởng cả, lúc nào cũng thờ ơ với mọi thứ xung quanh, thì làm sao mà đảm đương toàn bộ việc lớp, mà trách nhiệm với cả một tập thể được?

Hôm nhận lớp, trong khi từng chức vụ trong ban cán sự được lần lượt trao vào tay những ứng cử viên "có vẻ là tiềm năng", con bé cứ hồi hộp, quả thật nó cũng ngại giơ tay, ngại ánh mắt của các bạn nhìn nó, nhưng nó vẫn không mảy may tự ti về khả năng của mình. Giơ hay không giơ? Chỉ có mỗi cơ hội này để thử sức, để được một lần trở nên oai ơi là oai. Giơ không đây? Đến khi cô chủ nhiệm hỏi "Còn chức lớp trưởng? Làm lớp trưởng dễ ợt à, chỉ điểm danh các bạn, giữ các bạn im lặng trong lúc chào cờ, quản l..."

"Con". Cánh tay nó chĩa thẳng băng lên trần nhà, giọng nói nhỏ bé nhưng không hề run rẩy. Cả căn phòng yên ắng, những ánh mắt đổ dồn về phía nó, con bé cảm thấy tim mình đập những nhịp rộn ràng, nó biết mặt mình giờ đỏ y chang những mạch máu đang dồn dập lên não nó. Liệu có ai còn tranh chức với nó không?

Không ai dám giơ tay nữa.
Cô chủ nhiệm vui mừng : "Con hả? Vậy con đọc tên với số điện thoại cho cô nha!"


Và thế là nó làm lớp trưởng.


Khỏi phải nói mẹ phẫn nộ đến mức nào.

"Mẹ hết nói nổi con rồi. Con lo cho thân con còn chưa xong, học hành chả giỏi giang gì, các bạn lại thông minh hơn mình gấp nhiều lần, có kham nổi trọng trách này không? Rồi lớp ồn, lớp không hợp tác, có nhiêu là đổ hết lên lớp trưởng đó."
"Mẹ khuyên con nên từ chức ngay đi, trước khi con thấy hối hận."
Con bé nghĩ, "Nhỡ giơ tay mà từ chức liền thì quê chết, còn gì hình tượng với các bạn mới nữa. Chi bằng cứ thử, được đâu hay tới đó, mình chỉ cần cố hết sức thôi..."

Con bé cứng đầu,

Con bé lì lợm kinh khủng,

Vì thế nó cố gắng thật.

Trong những tuần đầu tiên, nó xông xáo, cẩn thận ghi chép, quan tâm đến tất cả thành viên, chịu khó nhắc nhở lớp giữ trật tự, đồng thời chịu khó xem trước bài mới, dò từng thuật ngữ không hiểu...

Họp phụ huynh đầu năm, mẹ không tin vào tai mình khi nghe cô khen nó thực hiện vai trò đứng đầu rất tốt.

Con bé nghe mẹ kể, khoái chí lắm, nghĩ rằng năm học này mình sẽ thật oai, thật nổi tiếng trong trường cho mà xem.
Thế là mỗi ngày vào lớp, nó bắt đầu tỏ vẻ ta đây, luôn nghĩ rằng mình khôn khéo, thông minh hơn các bạn, rằng các bạn phải nghe lời nó, nếu không thì cái mặt nó sẽ rúm ró, gàu gợn không khác gì cái bịch ni lông được xài lại nhiều lần, kèm theo cái vẩu môi kinh điển và cái giọng chua ngoa: "Muốn làm gì thì làm!" đầy hách dịch. Mỗi khi có ai trả lời được các câu hỏi khó do thầy cô bộ môn đặt ra, không phải nó, nó sẽ ngồi ra đó, hết liếc mắt khó chịu đến tức tối trong lòng. Nó muốn được công nhận là người toàn diện nhất lớp. Phải là người cất tiếng lên mà ai cũng nghe theo. Nó là lớp trưởng. Nó phải là nhất.

Từ đó cái tính ích kỉ tự cao lại ngoi lên chiếm phần nhiều trong nó. Nó tự cao đến nỗi không dám nói xin lỗi bất cứ ai, không thèm suy xét kĩ lưỡng một vấn đề. Đã quen là tâm điểm của sự chú ý, nó luôn là đứa đầu têu ra tất cả phi vụ "nói chuyện liên hành tinh" trong lớp. Thầy cô bắt đầu phàn nàn về tình trạng kỉ luật của lớp. Đã có một số bạn cảm thấy không phục với cách xử lí vấn đề của nó. Tự cao quá mức, nó bắt đầu ỷ y vào khả năng học tập của mình, bắt đầu bỏ bê việc học, hoặc nhiều khi nó chỉ ôm tập ngồi thừ ra đó, tập mở ra trước mắt, nhưng đầu óc nó lại lang thang đâu đó, đi luẩn quẩn trong một thế giới khác, một thế giới được xây nên bằng những viên gạch xấu tính đố kị kết dính chặt chẽ với nhau bằng chất keo "chủ quan", sẵn sàng khép chặt cánh cửa, cách ly nó khỏi thế giới bên ngoài.

Kì thi tập trung giữa học kì đến và qua nhanh.


Cầm trên tay bảng điểm, con bé muốn bật khóc.

Trước khi kiểm tra vì nghĩ mình biết hết, nó không thèm xem lại những bài cũ từ đầu năm.

Lúc kiểm tra xong, nó cứ nghĩ mình đúng hết.

Nhưng, sao điểm nát bét thế này?

Một con toán trung bình.

Một con hóa chỉ được 6 điểm (con bé tính ra nó được 9 cơ).

Môn văn, môn nó tự tin nhất, chỉ được 7 điểm, trong khi những bài kiểm tra từ lúc biết văn là gì nó luôn trên 8, thuộc top cao nhất của lớp.

Môn anh văn, tại sao vậy, 7 điểm thôi?

Không thể thế được. Con bé chực trào nước mắt. Lớp trưởng mà còn thua điểm gần như hết lớp. Lớp trưởng mà học sinh khá. Bộ mặt của lớp mà bảng điểm nát bét như thế này sao?
Nó nén lại, cố dụi cho bằng được nước mắt.

Phải tìm đứa nào đó để "dốc bầu tâm sự" xả stress mới được.

Giờ nghỉ giữa 2 tiết, nó vào nhà vệ sinh, vừa để "giải quyết nỗi buồn", vừa để xem có đứa nào trong lớp đang ở trong nhà vệ sinh không.

Cửa các buồng vệ sinh đóng im lìm, chắc bọn nó chưa ra, con bé mệt đến nỗi không buồn gọi xem có ai chung lớp nó đang ở trong đó không.

Nó tìm một buồng không người.

Đang "giải quyết", nghe tiếng cửa mở, rồi có ba giọng nói quen thuộc vang lên, ríu ra ríu rít. 3 con nhỏ hay tám với mình đây rồi, nó định mở mồm gọi tên bỗng khựng lại...
Giọng nói quen thuộc đó, từng cùng nó trải qua biết bao "phi vụ", từng là một trong những người nó tin tưởng,
Giọng nói ấy, tiếc thay, đang gợi nguồn cho một cuộc nói xấu sau lưng, mà "nữ chính" của câu chuyện, không ai khác, chính là nó.

"Bọn bay biết lớp trưởng môn Toán bao nhiêu điểm không?"

"9 điểm hả?"

"Hửm? Sao cao vậy được? Đánh giá lớp trưởng hơi cao rồi đó."

"Tao thấy nó biết nhiều với tự tin lắm mà?"

"Trời, cái mác bên ngoài nó vậy thôi, trong lớp suốt ngày nói chuyện, quản lớp thì không, thầy cô khó chịu ra mặt, cho điểm thấp là đúng rồi."

"Ừ, nó chểnh mảng thiệt đó, đầu năm tao cứ nghĩ nó biết điều khiêm tốn lắm."

"Mới đầu vô nó vậy, giờ bản chất lộ ra rồi, từ giờ đảm bảo không ai nghe lời nó nữa."

Cả đám lại ríu rít ra ngoài, bỏ mặc nó co rúm trong nhà vệ sinh, tủi hổ, sững sờ, cô đơn...

Nó xuống dốc thật sự. Những ngày đến trường không còn là những ngày vui, đầy tiếng cười nữa. Cứ nghĩ đến cảnh bị "phản bội", bị nói sau lưng, bị ánh mắt dò xét kín đáo của các thành viên trong lớp là lòng nó lại trĩu lại, nó cảm thấy mỗi ngày vào lớp là một lo lắng, là một gánh nặng. Càng lo lắng, nó càng mất tập trung trong giờ học, bắt đầu ngại mở lời, không dám tham gia trò chuyện với các bạn nữa. Việc quản lý lớp của nó càng ngày càng trì trệ...

"Lớp trưởng ơi, quyết vụ áo lớp đi!"

"Hả?" – nó giật mình khi thấy tin nhắn từ đứa bạn cùng lớp. – "Có áo lớp nữa hả?"

"Ủa? Lớp nào chả có áo lớp? :))"

"Ờ để tui coi thử."

Nó mệt mỏi mở nhóm chat của lớp, một loạt các ý tưởng...không giống ai lướt qua, nó thầm nghĩ "Sao tụi lớp mình có gu tệ thế nhỉ? Loại áo này mặc vào không giống ai cả?"

Không hình dung tiếp được cảnh nó sẽ phải mặc loại áo màu xám xịt chèn thêm mấy dòng chữ nhằng nhịt, nó type luôn:

"Thôi để áo vậy kì lắm. Mình đổi kiểu khác được không?"

"Kiểu nào nói thử coi LỚP TRƯỞNG ơi?" – dòng tin nhắn đáng ghét tỏ ý khinh bỉ nó xuất hiện, đứa nó "không vừa mắt" nhất lớp nghĩ nó là ai thế kia?

Tự ái, nó liền đề xuất cho cả lớp nó ý tưởng về cái kiểu áo được "thiết kế có 1-0-2" và hoàn toàn "phù hợp với mắt người nhìn vào cái lớp". Phổ biến xong, tưởng chừng được ủng hộ, lay động được cái nhìn của các bạn, nó nào ngờ tự nó lại đẩy mình vào tình thế, như mẹ nó nói là "Không biết thì dựa cột mà nghe", và nó lại bỏ cái cột đi đến nơi nào mất rồi.

"Gu thẩm mỹ của bà bị gì vậy bà?"

"Thôi cho tui xin, bà đi khám mắt đi là vừa!"

"Trời đất, kiểu này quê quá à, tầm thường hết sức."

Đúng lúc con bé vốn nhạy cảm sắp chết ngộp trong những lời chê bai ấy, đứa nó chướng mắt nhất lớp – đứa luôn luôn can thiệp vào chuyện quản lí lớp của nó, luôn lăm le chức lớp trưởng của nó – lên tiếng :

"Được rồi các bạn, tha lớp trưởng đi, lớp trưởng đang sống chậm thời đại thôi à, mốt có hoạt động gì thì mình tự làm để lớp trưởng có thời gian cập nhật cái đầu lại ha."

Con bé tức giận, tức giận thật sự, đứa đó là ai mà dám lên mặt với nó như vậy? Bực mình, nó type một dòng: "Có quyền gì mà nói tao như vậy?"

Cô nàng này cũng không vừa gì nó. Tìm đúng được điểm yếu của nó, cô độp vào ngay:

- Ủa chứ phải là lớp trưởng mới có quyền nói hả? Lớp trưởng chứ không có phải cái rốn của vũ trụ nhé, muốn mở miệng ra là người khác phải tuyệt đối răm rắp nghe theo cái ý kiến ngớ ngẩn của mình hả?

- Tụi tao chán cái thái độ của mày lắm rồi. Lớp trưởng gì mà trong lớp thì nói chuyện riêng. Suốt ngày ganh tị với hết người này đến người khác. Hở tí không được thì bĩu môi giở trò nước mắt ra hù dọa, quát tháo. Phong trào thì không làm được đến đâu. Vì cái "năng suất hiệu quả" của mày mà từng phong trào đều chỉ đùn hết cho một đứa làm. Giờ đến áo của lớp thì cũng không quan tâm. Làm ơn đi, cái lớp này chán ngấy cái tác phong quản lí lớp của mày lắm rồi.

Chắc chắn nó bị trách oan. Con bé tham gia đầy đủ phong trào của lớp. Nó cố gắng giúp đỡ các bạn trong từng mảng văn nghệ, phụ trong phần chỉnh sửa video lớp, đôn đốc tìm địa điểm, ý tưởng cho cuộc thi cắm hoa. Lẽ nào lại không nhìn ra được công sức, thời gian nó đầu tư? Hình như chưa đủ để "giết" con bé, một bức ảnh chụp màn hình đã cắt tên người nhắn được gửi lên ngay nhóm chat của lớp, từng dòng chữ như cắt đứt hơi thở và nhịp tim, cũng như niềm tin của con bé:

"Thiết nghĩ nên đổi lớp trưởng đi, chứ cái thể loại đứng đó giao việc xong không làm gì thì không xứng đáng để lãnh đạo cái tập thể này nữa."

Tim con bé ngừng đập. Trong một thoáng, nó thiết nghĩ mình chết đi là vừa. Nhục nhã. Bị khinh bỉ. Không một ai tin nó. Tất cả mọi người đều quay lưng lại với nó. Con bé cảm thấy như bị đẩy xuống dòng chảy tối tăm. Càng ngày càng chìm xuống dần. Nó quẫy đạp. Nó kêu cứu. Không một lối thoát, không một cánh tay nào kéo nó lên. Dòng chảy vẫn tiếp tục chảy xiết, như muốn chôn vùi nó cùng chức lớp trưởng nó hằng ao ước xuống đáy biển sâu. Nó thất vọng vì những ước mong muốn gắn bó, làm cho cả lớp tốt hơn lại không được ai công nhận. Nó thật sự hối hận vì không tin lời mẹ, nó hận mình cứ một mực làm theo những gì mình thích. Chỉ cần nó thích. Chứ nó không bao giờ để ý đến hậu quả sau này. Và con bé khóc. Nó khóc. Từng giọt nước mắt đong đầy xấu hổ, oan ức và căm ghét bản thân. Đáng lẽ không làm lớp trưởng, thì nó sẽ không bị soi mói, không phải rớ tay vào những việc nó không thích như thế này. Đáng lẽ không làm lớp trưởng, cuộc sống của nó sẽ thoải mái, nó sẽ bớt những thói ích kỉ hơn bây giờ. Đáng lẽ ra...

Một tin nhắn mới.

Con bé định tắt nguồn, quăng chiếc điện thoại đi thì...
Là cậu bạn im lặng, trầm tính ngồi bàn cuối trong lớp nhắn cho nó. Con bé hay quan tâm đến cậu bạn vì cậu "bí ẩn", học giỏi và ...khá bảnh trai. Khác với những thành phần nhiều chuyện loi choi trong lớp, cậu hay ngồi đọc những cuốn sách cổ điển, xa xửa xa xưa, hoặc cùng lắm thì trò chuyện với nhóm các bạn nam mê trinh thám. Con bé từng lân la đến gần và nghe cậu say sưa kể về chiến thuật suy luận của Sherlock Homes, Arsene Lupin và Sam Spade,...toàn là những thứ quá vĩ mô đối với con bé. Trong lớp cậu không hay giơ tay phát biểu, chỉ xung phong khi có bài khó và điểm kiểm tra cậu rất cao. Con bé ngưỡng mộ cậu bạn ấy. Nó hay kiếm cớ lại gần hỏi cậu về các cuốn sách, thông báo lại cho cậu về phong trào, hoặc đơn giản, nhắc cậu chuẩn bị lễ phục chào cờ. Có thể nói, con bé có cảm tình đặc biệt với cậu bạn ấy.

"Lớp trưởng ơi, các bạn nói cũng đúng đó, chỉ là cách thể hiện không được khéo thôi. Lớp trưởng đừng để ý những lời nặng nề đó mà hãy xem như đó là lời khuyên thôi nha! Đừng từ chức nhé vì ngoài bà ra, không ai phù hợp để làm lớp trưởng một cách nhiệt tình như vậy đâu."

Con bé ngơ ngác, xen lẫn một chút cảm giác được an ủi, một tia nắng ấm áp xuyên qua lòng nó. Hóa ra, trong lớp này, người nó xem trọng nhất, cũng chính là duy nhất còn tin tưởng, ủng hộ nó. Cuối cùng cũng có người dám chèo thuyền đi tìm nó, dù chỉ có 2 cánh tay, nhưng vững chắc, đủ để kéo nó thoát khỏi dòng nước dữ.

Con bé nhắn lại : "Cảm ơn ông nha! Nhưng chắc chỉ có mình ông nghĩ vậy, các bạn khác chắc cũng sẽ đề nghị với cô giáo đổi lớp trưởng thôi."

"Không đâu, mọi người không có ý gì đâu mà."

"Đừng tiêu cực nha! Cũng đừng có từ chức. Còn tui...tui ủng hộ bà...Mà thôi, lớp trưởng ngủ sớm đi, mai còn đi học."

Đặt điện thoại xuống, con bé quệt nước mắt, mỉm cười. Tối đó, nó nằm suy nghĩ, liệu trước giờ nó có thật lòng muốn làm lớp tốt hơn hay chỉ muốn chứng tỏ một mình bản thân nó? Liệu có bao giờ nó thật sự lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của mọi người? Liệu có bao giờ nó chịu nhìn nhận thật kĩ vào những sai lầm, khuyết điểm trước đó của nó không?, nó cứ nghĩ, nghĩ mãi, rồi nó chìm vào giấc ngủ sâu, miên man, trong mơ đó nó thấy các bạn trong lớp uể oải đến trường sau khi nhận những nhiệm vụ "bất khả thi bất khả cãi" của nó, oan ức vì những "phán xét" không có suy nghĩ, bất công của nó, bất lực nghe ý kiến của mình bị bác bỏ, không thể đóng góp thêm ý kiến để xây dựng lớp. Con bé như kẻ độc tài đứng trên ngọn núi của sự tự cao tự đại, giương lá cờ màu đỏ thẫm, cái màu tưởng chừng có thể đem con người ta trở nên quyền lực, thành công, cuối cùng lại thành một màu đại diện cho nguy hiểm, bị đẩy xuống vực khi nào không hay....

Hôm sau, giờ sinh hoạt chủ nhiệm,

"Kết thúc giờ sinh hoạt, các em có ý kiến góp ý gì không?"

Con bé, với một sự dũng cảm, xen lẫn hồi hộp y như cái ngày nó giơ tay tự ứng cử làm lớp trưởng, lên tiếng:

- Thưa cô, em có chuyện muốn nói với cả lớp.

Con bé, với sự hối hận tột độ, mong muốn cải thiện, đã thật sự bỏ qua được cái tôi của mình, mà chân thành xin lỗi cả lớp, xin lỗi những lúc vô tâm, ích kỉ, bảo thủ mà quên đi rằng, các bạn cũng là những người có chính kiến, có tài năng, và quan trọng, cũng là một thần dân trách nhiệm muốn chung tay giúp nó xây dựng lớp. Nó cũng tâm sự về những khó khăn lần đầu làm lớp trưởng, những chật vật cố gắng cân bằng việc trường lớp và học hành, những khoảnh khắc nó chợt thấy lớp đoàn kết, cười đùa, lòng nó tự nhiên ấm áp, như đó chính là trái ngọt đầu tiên, là thành công của việc lãnh đạo một tập thể của nó. Con bé không nhớ nó còn bộc lộ những cảm xúc gì, nhưng toàn thể lớp đều vỗ tay ủng hộ, an ủi, đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn chân thành, kể cả cô nàng hay chọc quê nó, đặc biệt, các bạn cảm ơn sự nhiệt tình của nó, còn xin lỗi nó vì cứ nghĩ nó không làm gì cho lớp...

"Trên đời ai mà chả một lần bị vấp ngã, ngay từ những trải nghiệm đầu tiên? Quan trọng, ta có cảm thấy lương tâm cắn rứt vì mình chưa cố gắng hết sức, để tạo động lực cho mình phát triển và sửa đổi thôi." Con bé tự nhủ với chính mình trên đường về nhà. Ngày mai tới trường, nó sẽ là một cô lớp trưởng hòa đồng, luôn quan tâm, đốc thúc các bạn tham gia học tập và luôn đoàn kết, thương yêu nhau, như mục tiêu ban đầu của nó khi mới nhận chức, và đến bây giờ mục tiêu đó vẫn chỉ như vậy.....

Kết thúc học kì 1, nó la toáng vui mừng khi công sức cải thiện, phấn đấu của nó được đền đáp: Nó đủ điểm để đạt học sinh giỏi! Không những thế, vì đã hiểu phần nào tính cách và năng lực của nhau, lớp nó đạt giải nhì cuộc thi trí tuệ và múa cổ động của trường, được khen thưởng danh hiệu "Lớp tiến bộ nhất khối". Được cô giáo và các bạn hoan nghênh, nó vui lắm. Nó thật sự yêu cuộc đời này và cám ơn những bất đồng, những chê bai từ mọi người xung quanh đã làm nó tự hối lỗi và hoàn thiện bản thân, trở thành một cán bộ lớp đầy gương mẫu, công bằng, luôn đặt mục tiêu chung của lớp lên trên, một học sinh ngoan ngoãn, học lực tốt, một đứa con gái biết suy nghĩ thấu đáo, biết phụ mẹ việc nhà và bớt cãi bướng khi mắc phải lỗi lầm...

Ngày Valentine đã đến, không khí xung quanh ngập tràn những ngọt ngào, tinh khiết của tình yêu học trò. Hương tóc nhẹ của những cô bạn thoang thoảng vào mũi nó, mùi quần áo được là ủi thơm tho của đám con trai đang ra vẻ người lớn, lịch sự. Nhìn những cặp đôi xung quanh nó, mới bước vào trường thôi, con bé thấy lòng mình hơi chùng lại. Ừ thì, có bao giờ nó nghĩ về việc có bạn trai đâu nhỉ? Mà chắc cũng chả ai thèm để ý đến nó đâu. Có gì đâu mà ghen tị ?


"Valentine này, cậu cho tớ được làm "vệ tinh", à nhầm, vệ sĩ của cậu được không, lớp trưởng?"

Mảnh giấy kèm với chiếc túi giấy màu hồng nhẹ nằm trong hộc bàn nó, bên trong là thỏi sô cô la vị hoa hồng – vị nó thích nhất. Túi giấy còn rất ấm. Băn khoăn, ngẩn ngơ, không biết là ai đã "thương hại" nó hay cố tình trêu nó vậy nhỉ? Nó chợt nhìn ra cửa lớp, cậu bạn trầm tính ấy đang đứng nhìn nó, nắng chiếu lên mái tóc đen và đôi mắt sáng của cậu. Con bé ngẩn người. Má cậu chuyển sang ửng đỏ, cậu hít một hơi, tiến về phía nó. Cả người con bé như nổ tung vì những "mạch điện" tình cảm đang rần rần chạy ngang dọc, với vận tốc còn hơn cả ánh sáng. Con bé vuốt khẽ mái tóc, mỉm cười...

Bầu trời đương muốn níu giữ mùa xuân vẫn xanh mướt, những ngọn gió vẫn thoảng nhẹ qua mái tóc và tà áo học sinh.
Những tán lá vẫn khẽ đung đưa, lay động những giọt sương long lanh bên đóa hoa xuân nở muộn.

Và con bé vẫn vui vẻ đi trên con đường đến trường mỗi ngày, chỉ là, bên cạnh nó, đã có một chàng trai đi cùng.

Dù có chuyện gì thì vẫn luôn cố gắng và thật trách nhiệm, phải không cô lớp trưởng ?

❤️ ❤️ ❤️

0
Mẹ cấm nó mua cuốn sách to bự dày đặc, tất nhiên là tốn tiền không kém, nó lựa dịp đi chơi với bạn mua luôn, kèm theo một cuốn sách nữa dành cho mẹ, nhưng cũng tất nhiên, là cuốn nó thích.Mẹ cấm nó chơi video game, chả sao, sinh nhật nó, bạn bè tặng nó tới mấy bộ. Đương nhiên, nó vịn cớ bạn đã có lòng tặng, để đó chi cho chật nhà, rồi cứ dịp ở nhà một mình nó lại lôi ra...
Đọc tiếp

Mẹ cấm nó mua cuốn sách to bự dày đặc, tất nhiên là tốn tiền không kém, nó lựa dịp đi chơi với bạn mua luôn, kèm theo một cuốn sách nữa dành cho mẹ, nhưng cũng tất nhiên, là cuốn nó thích.

Mẹ cấm nó chơi video game, chả sao, sinh nhật nó, bạn bè tặng nó tới mấy bộ. Đương nhiên, nó vịn cớ bạn đã có lòng tặng, để đó chi cho chật nhà, rồi cứ dịp ở nhà một mình nó lại lôi ra "cày".

Mẹ bực mình nó kinh khủng, đã bao nhiêu lần nói mà mặt nó vẫn cứ trơ ra, môi nó vẫn cứ cong lên, cứ loắng nhoắng cãi, thôi thì, mẹ không thèm nói nữa!

Mẹ không thèm nói nữa ! , đã bao nhiêu lần mẹ nói câu đó rồi nhỉ ?

Và rồi, khi năm học đầu tiên tại cấp Ba đang đến gần, nó bỗng nảy ra ý tưởng...
"Mẹ! Con ứng cử làm lớp trưởng lớp mới nha!"
"Hả?" Mẹ nghe như sét đánh ngang tai, làm sao con bé đỏng đảnh, nhạy cảm, cứng đầu này tự dưng lại muốn làm lớp trưởng?
"Không được đâu nhé! Con không đủ tố chất, làm lớp trưởng cực lắm con!"
"Không đủ thì rèn, vả lại làm lớp trưởng, con sẽ được thầy cô ưu tiên, rành những phong trào ở trường, làm quen với các bạn nhanh hơn, oai lắm chứ, mẹ?"
"Không không không..."

Tối hôm trước khi nó đi nhận lớp, mẹ cứ nơm nớp lo, cứ sợ nó tự giơ tay đề cử mình, tự rước rắc rối vào nó, một đứa còn chưa hình dung nổi thời khóa biểu cấp Ba, lịch học thêm sẽ dày đặc cỡ nào, chưa nghĩ hết được khả năng tiếp thu bài vở của mình tệ ra sao, nó chưa bao giờ làm lớp trưởng cả, lúc nào cũng thờ ơ với mọi thứ xung quanh, thì làm sao mà đảm đương toàn bộ việc lớp, mà trách nhiệm với cả một tập thể được?

Hôm nhận lớp, trong khi từng chức vụ trong ban cán sự được lần lượt trao vào tay những ứng cử viên "có vẻ là tiềm năng", con bé cứ hồi hộp, quả thật nó cũng ngại giơ tay, ngại ánh mắt của các bạn nhìn nó, nhưng nó vẫn không mảy may tự ti về khả năng của mình. Giơ hay không giơ? Chỉ có mỗi cơ hội này để thử sức, để được một lần trở nên oai ơi là oai. Giơ không đây? Đến khi cô chủ nhiệm hỏi "Còn chức lớp trưởng? Làm lớp trưởng dễ ợt à, chỉ điểm danh các bạn, giữ các bạn im lặng trong lúc chào cờ, quản l..."

"Con". Cánh tay nó chĩa thẳng băng lên trần nhà, giọng nói nhỏ bé nhưng không hề run rẩy. Cả căn phòng yên ắng, những ánh mắt đổ dồn về phía nó, con bé cảm thấy tim mình đập những nhịp rộn ràng, nó biết mặt mình giờ đỏ y chang những mạch máu đang dồn dập lên não nó. Liệu có ai còn tranh chức với nó không?

Không ai dám giơ tay nữa.
Cô chủ nhiệm vui mừng : "Con hả? Vậy con đọc tên với số điện thoại cho cô nha!"


Và thế là nó làm lớp trưởng.


Khỏi phải nói mẹ phẫn nộ đến mức nào.

"Mẹ hết nói nổi con rồi. Con lo cho thân con còn chưa xong, học hành chả giỏi giang gì, các bạn lại thông minh hơn mình gấp nhiều lần, có kham nổi trọng trách này không? Rồi lớp ồn, lớp không hợp tác, có nhiêu là đổ hết lên lớp trưởng đó."
"Mẹ khuyên con nên từ chức ngay đi, trước khi con thấy hối hận."
Con bé nghĩ, "Nhỡ giơ tay mà từ chức liền thì quê chết, còn gì hình tượng với các bạn mới nữa. Chi bằng cứ thử, được đâu hay tới đó, mình chỉ cần cố hết sức thôi..."

Con bé cứng đầu,

Con bé lì lợm kinh khủng,

Vì thế nó cố gắng thật.

Trong những tuần đầu tiên, nó xông xáo, cẩn thận ghi chép, quan tâm đến tất cả thành viên, chịu khó nhắc nhở lớp giữ trật tự, đồng thời chịu khó xem trước bài mới, dò từng thuật ngữ không hiểu...

Họp phụ huynh đầu năm, mẹ không tin vào tai mình khi nghe cô khen nó thực hiện vai trò đứng đầu rất tốt.

Con bé nghe mẹ kể, khoái chí lắm, nghĩ rằng năm học này mình sẽ thật oai, thật nổi tiếng trong trường cho mà xem.
Thế là mỗi ngày vào lớp, nó bắt đầu tỏ vẻ ta đây, luôn nghĩ rằng mình khôn khéo, thông minh hơn các bạn, rằng các bạn phải nghe lời nó, nếu không thì cái mặt nó sẽ rúm ró, gàu gợn không khác gì cái bịch ni lông được xài lại nhiều lần, kèm theo cái vẩu môi kinh điển và cái giọng chua ngoa: "Muốn làm gì thì làm!" đầy hách dịch. Mỗi khi có ai trả lời được các câu hỏi khó do thầy cô bộ môn đặt ra, không phải nó, nó sẽ ngồi ra đó, hết liếc mắt khó chịu đến tức tối trong lòng. Nó muốn được công nhận là người toàn diện nhất lớp. Phải là người cất tiếng lên mà ai cũng nghe theo. Nó là lớp trưởng. Nó phải là nhất.

Từ đó cái tính ích kỉ tự cao lại ngoi lên chiếm phần nhiều trong nó. Nó tự cao đến nỗi không dám nói xin lỗi bất cứ ai, không thèm suy xét kĩ lưỡng một vấn đề. Đã quen là tâm điểm của sự chú ý, nó luôn là đứa đầu têu ra tất cả phi vụ "nói chuyện liên hành tinh" trong lớp. Thầy cô bắt đầu phàn nàn về tình trạng kỉ luật của lớp. Đã có một số bạn cảm thấy không phục với cách xử lí vấn đề của nó. Tự cao quá mức, nó bắt đầu ỷ y vào khả năng học tập của mình, bắt đầu bỏ bê việc học, hoặc nhiều khi nó chỉ ôm tập ngồi thừ ra đó, tập mở ra trước mắt, nhưng đầu óc nó lại lang thang đâu đó, đi luẩn quẩn trong một thế giới khác, một thế giới được xây nên bằng những viên gạch xấu tính đố kị kết dính chặt chẽ với nhau bằng chất keo "chủ quan", sẵn sàng khép chặt cánh cửa, cách ly nó khỏi thế giới bên ngoài.

Kì thi tập trung giữa học kì đến và qua nhanh.


Cầm trên tay bảng điểm, con bé muốn bật khóc.

Trước khi kiểm tra vì nghĩ mình biết hết, nó không thèm xem lại những bài cũ từ đầu năm.

Lúc kiểm tra xong, nó cứ nghĩ mình đúng hết.

Nhưng, sao điểm nát bét thế này?

Một con toán trung bình.

Một con hóa chỉ được 6 điểm (con bé tính ra nó được 9 cơ).

Môn văn, môn nó tự tin nhất, chỉ được 7 điểm, trong khi những bài kiểm tra từ lúc biết văn là gì nó luôn trên 8, thuộc top cao nhất của lớp.

Môn anh văn, tại sao vậy, 7 điểm thôi?

Không thể thế được. Con bé chực trào nước mắt. Lớp trưởng mà còn thua điểm gần như hết lớp. Lớp trưởng mà học sinh khá. Bộ mặt của lớp mà bảng điểm nát bét như thế này sao?
Nó nén lại, cố dụi cho bằng được nước mắt.

Phải tìm đứa nào đó để "dốc bầu tâm sự" xả stress mới được.

Giờ nghỉ giữa 2 tiết, nó vào nhà vệ sinh, vừa để "giải quyết nỗi buồn", vừa để xem có đứa nào trong lớp đang ở trong nhà vệ sinh không.

Cửa các buồng vệ sinh đóng im lìm, chắc bọn nó chưa ra, con bé mệt đến nỗi không buồn gọi xem có ai chung lớp nó đang ở trong đó không.

Nó tìm một buồng không người.

Đang "giải quyết", nghe tiếng cửa mở, rồi có ba giọng nói quen thuộc vang lên, ríu ra ríu rít. 3 con nhỏ hay tám với mình đây rồi, nó định mở mồm gọi tên bỗng khựng lại...
Giọng nói quen thuộc đó, từng cùng nó trải qua biết bao "phi vụ", từng là một trong những người nó tin tưởng,
Giọng nói ấy, tiếc thay, đang gợi nguồn cho một cuộc nói xấu sau lưng, mà "nữ chính" của câu chuyện, không ai khác, chính là nó.

"Bọn bay biết lớp trưởng môn Toán bao nhiêu điểm không?"

"9 điểm hả?"

"Hửm? Sao cao vậy được? Đánh giá lớp trưởng hơi cao rồi đó."

"Tao thấy nó biết nhiều với tự tin lắm mà?"

"Trời, cái mác bên ngoài nó vậy thôi, trong lớp suốt ngày nói chuyện, quản lớp thì không, thầy cô khó chịu ra mặt, cho điểm thấp là đúng rồi."

"Ừ, nó chểnh mảng thiệt đó, đầu năm tao cứ nghĩ nó biết điều khiêm tốn lắm."

"Mới đầu vô nó vậy, giờ bản chất lộ ra rồi, từ giờ đảm bảo không ai nghe lời nó nữa."

Cả đám lại ríu rít ra ngoài, bỏ mặc nó co rúm trong nhà vệ sinh, tủi hổ, sững sờ, cô đơn...

Nó xuống dốc thật sự. Những ngày đến trường không còn là những ngày vui, đầy tiếng cười nữa. Cứ nghĩ đến cảnh bị "phản bội", bị nói sau lưng, bị ánh mắt dò xét kín đáo của các thành viên trong lớp là lòng nó lại trĩu lại, nó cảm thấy mỗi ngày vào lớp là một lo lắng, là một gánh nặng. Càng lo lắng, nó càng mất tập trung trong giờ học, bắt đầu ngại mở lời, không dám tham gia trò chuyện với các bạn nữa. Việc quản lý lớp của nó càng ngày càng trì trệ...

"Lớp trưởng ơi, quyết vụ áo lớp đi!"

"Hả?" – nó giật mình khi thấy tin nhắn từ đứa bạn cùng lớp. – "Có áo lớp nữa hả?"

"Ủa? Lớp nào chả có áo lớp? :))"

"Ờ để tui coi thử."

Nó mệt mỏi mở nhóm chat của lớp, một loạt các ý tưởng...không giống ai lướt qua, nó thầm nghĩ "Sao tụi lớp mình có gu tệ thế nhỉ? Loại áo này mặc vào không giống ai cả?"

Không hình dung tiếp được cảnh nó sẽ phải mặc loại áo màu xám xịt chèn thêm mấy dòng chữ nhằng nhịt, nó type luôn:

"Thôi để áo vậy kì lắm. Mình đổi kiểu khác được không?"

"Kiểu nào nói thử coi LỚP TRƯỞNG ơi?" – dòng tin nhắn đáng ghét tỏ ý khinh bỉ nó xuất hiện, đứa nó "không vừa mắt" nhất lớp nghĩ nó là ai thế kia?

Tự ái, nó liền đề xuất cho cả lớp nó ý tưởng về cái kiểu áo được "thiết kế có 1-0-2" và hoàn toàn "phù hợp với mắt người nhìn vào cái lớp". Phổ biến xong, tưởng chừng được ủng hộ, lay động được cái nhìn của các bạn, nó nào ngờ tự nó lại đẩy mình vào tình thế, như mẹ nó nói là "Không biết thì dựa cột mà nghe", và nó lại bỏ cái cột đi đến nơi nào mất rồi.

"Gu thẩm mỹ của bà bị gì vậy bà?"

"Thôi cho tui xin, bà đi khám mắt đi là vừa!"

"Trời đất, kiểu này quê quá à, tầm thường hết sức."

Đúng lúc con bé vốn nhạy cảm sắp chết ngộp trong những lời chê bai ấy, đứa nó chướng mắt nhất lớp – đứa luôn luôn can thiệp vào chuyện quản lí lớp của nó, luôn lăm le chức lớp trưởng của nó – lên tiếng :

"Được rồi các bạn, tha lớp trưởng đi, lớp trưởng đang sống chậm thời đại thôi à, mốt có hoạt động gì thì mình tự làm để lớp trưởng có thời gian cập nhật cái đầu lại ha."

Con bé tức giận, tức giận thật sự, đứa đó là ai mà dám lên mặt với nó như vậy? Bực mình, nó type một dòng: "Có quyền gì mà nói tao như vậy?"

Cô nàng này cũng không vừa gì nó. Tìm đúng được điểm yếu của nó, cô độp vào ngay:

- Ủa chứ phải là lớp trưởng mới có quyền nói hả? Lớp trưởng chứ không có phải cái rốn của vũ trụ nhé, muốn mở miệng ra là người khác phải tuyệt đối răm rắp nghe theo cái ý kiến ngớ ngẩn của mình hả?

- Tụi tao chán cái thái độ của mày lắm rồi. Lớp trưởng gì mà trong lớp thì nói chuyện riêng. Suốt ngày ganh tị với hết người này đến người khác. Hở tí không được thì bĩu môi giở trò nước mắt ra hù dọa, quát tháo. Phong trào thì không làm được đến đâu. Vì cái "năng suất hiệu quả" của mày mà từng phong trào đều chỉ đùn hết cho một đứa làm. Giờ đến áo của lớp thì cũng không quan tâm. Làm ơn đi, cái lớp này chán ngấy cái tác phong quản lí lớp của mày lắm rồi.

Chắc chắn nó bị trách oan. Con bé tham gia đầy đủ phong trào của lớp. Nó cố gắng giúp đỡ các bạn trong từng mảng văn nghệ, phụ trong phần chỉnh sửa video lớp, đôn đốc tìm địa điểm, ý tưởng cho cuộc thi cắm hoa. Lẽ nào lại không nhìn ra được công sức, thời gian nó đầu tư? Hình như chưa đủ để "giết" con bé, một bức ảnh chụp màn hình đã cắt tên người nhắn được gửi lên ngay nhóm chat của lớp, từng dòng chữ như cắt đứt hơi thở và nhịp tim, cũng như niềm tin của con bé:

"Thiết nghĩ nên đổi lớp trưởng đi, chứ cái thể loại đứng đó giao việc xong không làm gì thì không xứng đáng để lãnh đạo cái tập thể này nữa."

Tim con bé ngừng đập. Trong một thoáng, nó thiết nghĩ mình chết đi là vừa. Nhục nhã. Bị khinh bỉ. Không một ai tin nó. Tất cả mọi người đều quay lưng lại với nó. Con bé cảm thấy như bị đẩy xuống dòng chảy tối tăm. Càng ngày càng chìm xuống dần. Nó quẫy đạp. Nó kêu cứu. Không một lối thoát, không một cánh tay nào kéo nó lên. Dòng chảy vẫn tiếp tục chảy xiết, như muốn chôn vùi nó cùng chức lớp trưởng nó hằng ao ước xuống đáy biển sâu. Nó thất vọng vì những ước mong muốn gắn bó, làm cho cả lớp tốt hơn lại không được ai công nhận. Nó thật sự hối hận vì không tin lời mẹ, nó hận mình cứ một mực làm theo những gì mình thích. Chỉ cần nó thích. Chứ nó không bao giờ để ý đến hậu quả sau này. Và con bé khóc. Nó khóc. Từng giọt nước mắt đong đầy xấu hổ, oan ức và căm ghét bản thân. Đáng lẽ không làm lớp trưởng, thì nó sẽ không bị soi mói, không phải rớ tay vào những việc nó không thích như thế này. Đáng lẽ không làm lớp trưởng, cuộc sống của nó sẽ thoải mái, nó sẽ bớt những thói ích kỉ hơn bây giờ. Đáng lẽ ra...

Một tin nhắn mới.

Con bé định tắt nguồn, quăng chiếc điện thoại đi thì...
Là cậu bạn im lặng, trầm tính ngồi bàn cuối trong lớp nhắn cho nó. Con bé hay quan tâm đến cậu bạn vì cậu "bí ẩn", học giỏi và ...khá bảnh trai. Khác với những thành phần nhiều chuyện loi choi trong lớp, cậu hay ngồi đọc những cuốn sách cổ điển, xa xửa xa xưa, hoặc cùng lắm thì trò chuyện với nhóm các bạn nam mê trinh thám. Con bé từng lân la đến gần và nghe cậu say sưa kể về chiến thuật suy luận của Sherlock Homes, Arsene Lupin và Sam Spade,...toàn là những thứ quá vĩ mô đối với con bé. Trong lớp cậu không hay giơ tay phát biểu, chỉ xung phong khi có bài khó và điểm kiểm tra cậu rất cao. Con bé ngưỡng mộ cậu bạn ấy. Nó hay kiếm cớ lại gần hỏi cậu về các cuốn sách, thông báo lại cho cậu về phong trào, hoặc đơn giản, nhắc cậu chuẩn bị lễ phục chào cờ. Có thể nói, con bé có cảm tình đặc biệt với cậu bạn ấy.

"Lớp trưởng ơi, các bạn nói cũng đúng đó, chỉ là cách thể hiện không được khéo thôi. Lớp trưởng đừng để ý những lời nặng nề đó mà hãy xem như đó là lời khuyên thôi nha! Đừng từ chức nhé vì ngoài bà ra, không ai phù hợp để làm lớp trưởng một cách nhiệt tình như vậy đâu."

Con bé ngơ ngác, xen lẫn một chút cảm giác được an ủi, một tia nắng ấm áp xuyên qua lòng nó. Hóa ra, trong lớp này, người nó xem trọng nhất, cũng chính là duy nhất còn tin tưởng, ủng hộ nó. Cuối cùng cũng có người dám chèo thuyền đi tìm nó, dù chỉ có 2 cánh tay, nhưng vững chắc, đủ để kéo nó thoát khỏi dòng nước dữ.

Con bé nhắn lại : "Cảm ơn ông nha! Nhưng chắc chỉ có mình ông nghĩ vậy, các bạn khác chắc cũng sẽ đề nghị với cô giáo đổi lớp trưởng thôi."

"Không đâu, mọi người không có ý gì đâu mà."

"Đừng tiêu cực nha! Cũng đừng có từ chức. Còn tui...tui ủng hộ bà...Mà thôi, lớp trưởng ngủ sớm đi, mai còn đi học."

Đặt điện thoại xuống, con bé quệt nước mắt, mỉm cười. Tối đó, nó nằm suy nghĩ, liệu trước giờ nó có thật lòng muốn làm lớp tốt hơn hay chỉ muốn chứng tỏ một mình bản thân nó? Liệu có bao giờ nó thật sự lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của mọi người? Liệu có bao giờ nó chịu nhìn nhận thật kĩ vào những sai lầm, khuyết điểm trước đó của nó không?, nó cứ nghĩ, nghĩ mãi, rồi nó chìm vào giấc ngủ sâu, miên man, trong mơ đó nó thấy các bạn trong lớp uể oải đến trường sau khi nhận những nhiệm vụ "bất khả thi bất khả cãi" của nó, oan ức vì những "phán xét" không có suy nghĩ, bất công của nó, bất lực nghe ý kiến của mình bị bác bỏ, không thể đóng góp thêm ý kiến để xây dựng lớp. Con bé như kẻ độc tài đứng trên ngọn núi của sự tự cao tự đại, giương lá cờ màu đỏ thẫm, cái màu tưởng chừng có thể đem con người ta trở nên quyền lực, thành công, cuối cùng lại thành một màu đại diện cho nguy hiểm, bị đẩy xuống vực khi nào không hay....

Hôm sau, giờ sinh hoạt chủ nhiệm,

"Kết thúc giờ sinh hoạt, các em có ý kiến góp ý gì không?"

Con bé, với một sự dũng cảm, xen lẫn hồi hộp y như cái ngày nó giơ tay tự ứng cử làm lớp trưởng, lên tiếng:

- Thưa cô, em có chuyện muốn nói với cả lớp.

Con bé, với sự hối hận tột độ, mong muốn cải thiện, đã thật sự bỏ qua được cái tôi của mình, mà chân thành xin lỗi cả lớp, xin lỗi những lúc vô tâm, ích kỉ, bảo thủ mà quên đi rằng, các bạn cũng là những người có chính kiến, có tài năng, và quan trọng, cũng là một thần dân trách nhiệm muốn chung tay giúp nó xây dựng lớp. Nó cũng tâm sự về những khó khăn lần đầu làm lớp trưởng, những chật vật cố gắng cân bằng việc trường lớp và học hành, những khoảnh khắc nó chợt thấy lớp đoàn kết, cười đùa, lòng nó tự nhiên ấm áp, như đó chính là trái ngọt đầu tiên, là thành công của việc lãnh đạo một tập thể của nó. Con bé không nhớ nó còn bộc lộ những cảm xúc gì, nhưng toàn thể lớp đều vỗ tay ủng hộ, an ủi, đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn chân thành, kể cả cô nàng hay chọc quê nó, đặc biệt, các bạn cảm ơn sự nhiệt tình của nó, còn xin lỗi nó vì cứ nghĩ nó không làm gì cho lớp...

"Trên đời ai mà chả một lần bị vấp ngã, ngay từ những trải nghiệm đầu tiên? Quan trọng, ta có cảm thấy lương tâm cắn rứt vì mình chưa cố gắng hết sức, để tạo động lực cho mình phát triển và sửa đổi thôi." Con bé tự nhủ với chính mình trên đường về nhà. Ngày mai tới trường, nó sẽ là một cô lớp trưởng hòa đồng, luôn quan tâm, đốc thúc các bạn tham gia học tập và luôn đoàn kết, thương yêu nhau, như mục tiêu ban đầu của nó khi mới nhận chức, và đến bây giờ mục tiêu đó vẫn chỉ như vậy.....

Kết thúc học kì 1, nó la toáng vui mừng khi công sức cải thiện, phấn đấu của nó được đền đáp: Nó đủ điểm để đạt học sinh giỏi! Không những thế, vì đã hiểu phần nào tính cách và năng lực của nhau, lớp nó đạt giải nhì cuộc thi trí tuệ và múa cổ động của trường, được khen thưởng danh hiệu "Lớp tiến bộ nhất khối". Được cô giáo và các bạn hoan nghênh, nó vui lắm. Nó thật sự yêu cuộc đời này và cám ơn những bất đồng, những chê bai từ mọi người xung quanh đã làm nó tự hối lỗi và hoàn thiện bản thân, trở thành một cán bộ lớp đầy gương mẫu, công bằng, luôn đặt mục tiêu chung của lớp lên trên, một học sinh ngoan ngoãn, học lực tốt, một đứa con gái biết suy nghĩ thấu đáo, biết phụ mẹ việc nhà và bớt cãi bướng khi mắc phải lỗi lầm...

Ngày Valentine đã đến, không khí xung quanh ngập tràn những ngọt ngào, tinh khiết của tình yêu học trò. Hương tóc nhẹ của những cô bạn thoang thoảng vào mũi nó, mùi quần áo được là ủi thơm tho của đám con trai đang ra vẻ người lớn, lịch sự. Nhìn những cặp đôi xung quanh nó, mới bước vào trường thôi, con bé thấy lòng mình hơi chùng lại. Ừ thì, có bao giờ nó nghĩ về việc có bạn trai đâu nhỉ? Mà chắc cũng chả ai thèm để ý đến nó đâu. Có gì đâu mà ghen tị ?


"Valentine này, cậu cho tớ được làm "vệ tinh", à nhầm, vệ sĩ của cậu được không, lớp trưởng?"

Mảnh giấy kèm với chiếc túi giấy màu hồng nhẹ nằm trong hộc bàn nó, bên trong là thỏi sô cô la vị hoa hồng – vị nó thích nhất. Túi giấy còn rất ấm. Băn khoăn, ngẩn ngơ, không biết là ai đã "thương hại" nó hay cố tình trêu nó vậy nhỉ? Nó chợt nhìn ra cửa lớp, cậu bạn trầm tính ấy đang đứng nhìn nó, nắng chiếu lên mái tóc đen và đôi mắt sáng của cậu. Con bé ngẩn người. Má cậu chuyển sang ửng đỏ, cậu hít một hơi, tiến về phía nó. Cả người con bé như nổ tung vì những "mạch điện" tình cảm đang rần rần chạy ngang dọc, với vận tốc còn hơn cả ánh sáng. Con bé vuốt khẽ mái tóc, mỉm cười...

Bầu trời đương muốn níu giữ mùa xuân vẫn xanh mướt, những ngọn gió vẫn thoảng nhẹ qua mái tóc và tà áo học sinh.
Những tán lá vẫn khẽ đung đưa, lay động những giọt sương long lanh bên đóa hoa xuân nở muộn.

Và con bé vẫn vui vẻ đi trên con đường đến trường mỗi ngày, chỉ là, bên cạnh nó, đã có một chàng trai đi cùng.

Dù có chuyện gì thì vẫn luôn cố gắng và thật trách nhiệm, phải không cô lớp trưởng?

0
Mấy hôm sau, Niệm Kha cũng không đến làm phiền Yên Chi.Đến cuối tuần, anh bất ngờ đến nói muốn đưa cô đi làm thủ tục ly hôn. Một tuần qua, anh đã nghĩ thông suốt, chấp nhận hiện thực là cô sẽ không tha thứ cho mình, nên anh quyết định buông tay.- Yên Chi, em không muốn nuôi Miu sao?Yên Chi lạnh nhạt ừ một tiếng. Sợ anh lại hỏi nhiều, cô còn bổ sung thêm một câu.- Miu là do anh đem về...
Đọc tiếp

Mấy hôm sau, Niệm Kha cũng không đến làm phiền Yên Chi.

Đến cuối tuần, anh bất ngờ đến nói muốn đưa cô đi làm thủ tục ly hôn. Một tuần qua, anh đã nghĩ thông suốt, chấp nhận hiện thực là cô sẽ không tha thứ cho mình, nên anh quyết định buông tay.
- Yên Chi, em không muốn nuôi Miu sao?
Yên Chi lạnh nhạt ừ một tiếng. Sợ anh lại hỏi nhiều, cô còn bổ sung thêm một câu.
- Miu là do anh đem về thì anh đem đi đi.
- Em sẽ không sao chứ? Em yêu con như vậy...
- Tôi chưa bao giờ yêu con bé. Suốt ngày quấn lấy tôi, phiền chết đi được. Còn nữa, nếu tôi mang con bé bên mình sẽ làm những người đàn ông sợ chạy mất. Như vậy thì sao tôi kết hôn được đây?
Yên lặng lắng nghe, Niệm Kha không nói gì, duy trì tư thế lái xe, gương mặt anh không có biểu hiện gì bất thường, vẫn thâm trầm như anh trước đây.
Không khí trong xe lắng xuống. Đến tận khi xe rẽ vào nhà, Yên Chi chuẩn bị mở cửa đi xuống, Niệm Kha mới mở miệng.
- Em để Miu ở đây một thời gian nữa, anh sẽ từ từ nói chuyện với con, anh sẽ sớm mang con đi không làm phiền em nữa.
Yên Chi lười mở miệng, chỉ khẽ gật đầu.
Cả hai đều hiểu, Vị Thanh còn nhỏ, mẹ ruột mất chưa lâu. Khó khăn lắm mới có lại được tình thương của mẹ. Nếu nó biết một lần nữa nó không có mẹ, nó sẽ đau buồn đến dường nào?
- A, mẹ về! Ơ, mà ba đâu rồi? Ba không về cùng mẹ sao?
Vị Thanh chạy ra đón cô, mặt mày hớn hở. Nhìn quanh không thấy ba ba, mặt nó liền xìu xuống.

- Có việc, đi trước rồi.

- Mẹ, có phải ba mẹ làm hòa rồi không?

- Trẻ con đừng hỏi nhiều.

- Con không phải trẻ con, con lớn rồi mà.

- Thấp hơn mẹ thì vẫn là trẻ con.

Hai người một lớn một nhỏ, lớn một câu, nhỏ một câu đến tận khi vào trong nhà.

......

Vị Thanh không biết chuyện ba mẹ ly hôn. Nó vẫn vui vẻ cười đùa. Còn cố ý trước mặt Yên Chi nói tốt cho ba ba.

Con bé không biết, tình cảm Yên Chi dành cho Niệm Kha sớm đã hóa thành thù hận. Thù hận đó tự cô còn không thể hóa giải, huống hồ là con bé.

Yên Chi dành khoảng thời gian ngắn cuối cùng đối xử tốt với Vị Thanh. Cô không lạnh nhạt, cũng không đặc biệt ân cần. Cô sợ mình cho đi quá nhiều tình cảm, lúc con bé rời đi rồi cô sẽ đau lòng.

- Miu, mẹ thực sự rất yêu con, chính vì yêu con, sợ con theo mẹ sẽ không vui, sợ con thiếu tình thương của ba, nên mẹ mới chọn từ bỏ... Con đừng giận mẹ, cũng đừng buồn, rồi ba sẽ tìm cho con một người mẹ mới, người đó sẽ thay mẹ yêu thương con. Mẹ xin lỗi, rất xin lỗi...

Yên Chi ôm chặt con gái ở trong lòng, khẽ vuốt mái tóc mềm như tơ của con bé. Con bé ngủ say trong lòng cô, đôi môi hình như đang cười.

Cô để Vị Thanh đi với Niệm Kha, không phải vì cô không yêu con bé, mà cô sợ quyết định không kết hôn của mình sẽ làm con bé thiếu đi tình thương của ba.

Cô nói với Niệm Kha không yêu thương Vị Thanh là nói dối. Nói với anh muốn cùng người đàn ông khác kết hôn cũng là nói dối.

Cô đã dành thời gian hai mươi năm để gặp, để quen và để yêu anh. Yêu một người thật lâu, để quên một người chắc cũng phải lâu như vậy. Huống hồ, có người đàn ông nào biết cô không thể sinh con mà còn muốn kết hôn cùng cô?

Cô đã định không kết hôn nữa, cũng không muốn yêu ai nữa. Một mình sống đơn độc đến già, có khi lúc chết đi cũng có một mình. Đơn độc như chính cái cách cô đã đến với thế giới này vậy.

......

Yên Chi đã chuẩn bị tâm lý rời xa Vị Thanh. Nhưng không ngờ, lúc con bé thật sự rời đi, cô lại rơi vào trầm cảm nghiêm trọng.

Ngày hôm đó, cô có hẹn với Mỹ Nhân đi xem một chỗ tốt để thuê mở tiệm bánh.

Cô định sau này sẽ dùng tiệm bánh này để sống. Còn tiền Niệm Kha cho cô gọi là phí hôn nhân kia cô đều trả cho anh, cả căn nhà đứng tên cô.

Lúc cô trở về nhà, gọi Vị Thanh mấy lần đều không nghe con bé trả lời, tìm khắp nhà đều không thấy. Cô nóng ruột định gọi điện thoại cho Niệm Kha thì thấy tin nhắn anh gửi "Anh mang Miu đi rồi, em yên tâm"

Không biết đứng lặng người bao lâu, Yên Chi tay cầm điện thoại, thẫn thờ đi lên lầu.

Tất cả đồ đạc của Vị Thanh đều không còn. Trong một buổi chiều, hai cha con dọn dẹp cũng nhanh thật, nói đi liền đi, một lời từ biệt cũng không có.

Không phải đây là kết quả cô mong muốn sao? Bọn họ đều đi cả rồi, cô nên vui mới phải.

Đèn trong nhà không bật, trong góc phòng, Yên Chi ngồi ôm gối, mắt vô hồn nhìn xuống nền nhà, nửa giây chớp mắt cũng không có.

"- Mẹ xem, hoa cẩm tú cầu nở màu hồng kìa. Đều nhờ ba hóa phép cho đó. Mẹ, mẹ thấy đẹp không?

- Ừ.

- Ừ là sao? Con hỏi mẹ đẹp không thì mẹ phải trả lời là đẹp hoặc không đẹp! Mẹ hiểu rồi chứ?"

"- Mẹ ơi mẹ, có phải lúc nhỏ mẹ dùng cái vòng tay như thế này để cầu hôn với ba không?

- Nói bậy!

- Là ba nói với con mà. Ba còn dạy con đan nữa đó nha. Mẹ thấy con làm có đẹp không?

- Tạm được.

- Con có làm tặng mẹ một cái, để con đeo vào giúp mẹ"

"- Mẹ, có mèo con ở ngoài kia không có mèo mẹ, nhìn rất đáng thương, mẹ cho con nuôi nó nhé?

- Không.

- Cho con nuôi đi mà mẹ, đi mà!"

"- Mẹ, mẹ có biết con giống mẹ ở chỗ nào không?

- Không biết.

- Là đôi mắt. Ba nói lúc con cười, mắt con sẽ giống như mắt mẹ. Mẹ con mình cùng cười lên xem thử đi.

- Không muốn.

- Đi mà mẹ, cười lên một cái thôi!"

Từng góc nhà đều văng vẳng tiếng Vị Thanh. Yên Chi bị những hình ảnh kia làm cho ngơ ngẩn, có lúc cô còn đáp lại. Đêm nằm ngủ, cô còn mơ thấy con bé. Lúc tỉnh lại, chỉ có mình cô trong căn nhà rộng lớn, không có hơi ấm, không có vui vẻ, chỉ có không khí lạnh lẽo bao trùm.

Cô ở trong tình trạng đó hơn một tuần liền. Nếu không có cô bạn Mỹ Nhân kéo cô ra, chắc cô vẫn còn tin Vị Thanh vẫn chưa rời đi.

......

Trong suốt một tuần đó, Niệm Kha cũng không lấy gì thoải mái.

Anh đưa Vị Thanh sang Mỹ để ba mẹ nuôi chăm sóc, mẹ nuôi rất thích con bé, cưng còn hơn bảo bối.

Anh cũng sẽ về Mỹ, nhưng không phải bây giờ. Anh còn công việc cần bàn giao lại, anh đang sắp xếp người thay mình điều hành công ty. Anh vùi đầu vào làm việc, cố gắng không nghĩ đến Yên Chi, tập quên đi cô.

Không nghĩ tới, vào một buổi tối, anh nhận được điện thoại Yên Chi gọi tới.

- Anh bây giờ có thể đến quán bar X đem Yên Chi về được không? Cô ấy... tôi không quản được nữa rồi.

1
Chap 1 : Hai đứa trẻ kì lạ Trên đời này thứ mỏng manh nhất là tình bạn, thứ dễ vỡ nhất là tình yêu. Tình bạn mỏng manh để chúng ta gìn giữ và trân trọng, tình yêu dễ vỡ nhưng lại cho chúng ta những hoài niệm thật tuyệt vời. Thân không có nghĩa là yêu, yêu không có nghĩa là thân, tình bạn và tình yêu không thể đánh đồng, nhưng trong từ điển của loài người lại có một cụm từ mang...
Đọc tiếp

Chap 1 : Hai đứa trẻ kì lạ

Trên đời này thứ mỏng manh nhất là tình bạn, thứ dễ vỡ nhất là tình yêu. Tình bạn mỏng manh để chúng ta gìn giữ và trân trọng, tình yêu dễ vỡ nhưng lại cho chúng ta những hoài niệm thật tuyệt vời. Thân không có nghĩa là yêu, yêu không có nghĩa là thân, tình bạn và tình yêu không thể đánh đồng, nhưng trong từ điển của loài người lại có một cụm từ mang tên: "Bạn thân nhất"!
***
Thời điểm bé gái ấy ra đời là thời điểm bình thường nhất. Mặt trời không toả ánh nắng rạng rỡ, gió không thổi, mưa không rơi, vạn vật vẫn duy trì hoạt động bình thường của nó, vì vậy mẹ em bé đặt tên cho em là Giản Đơn. Có nghĩa là tuy thời điểm em sinh ra rất bình thường nhưng bù lại, tình yêu thương của người thân thì lại dành hết cho em, đó là thứ tình cảm giản dị nguyên thuỷ nhất mà lại đẹp đẽ nhất. Cuộc sống đôi khi chỉ cần những thứ "giản đơn" đó là đủ.
Trước đó 11 tháng cũng có một bé trai được chào đời ở đúng chỗ này. Khi đó ngược lại mặt trời lại toả ra ánh nắng rất chói mắt, bé trai đang khóc bị nắng chiếu vào liền nhắm tịt mắt lại. Bố em bé buồn cười trước hành động này liền đặt tên bé là Minh, mẹ bé phản bác, nói vì em bé trốn tránh ánh nắng mặt trời nên phải đặt là Từ Minh.
***
Nghe đồn bé trai nhà họ Dạ rất ít nói, tuy được thừa hưởng gen trội từ bố mẹ nên mới 5 tuổi đã viết thành thạo tiếng việt, làm toán đơn giản và phân biệt chính tả, bù lại bé chẳng nói năng với ai mấy. Cả bố và mẹ đều rất lo lắng. Ngày xưa cả hai người bọn họ tính cách đều không được dễ chịu cho lắm, liệu con trai của bọn họ có bị gộp tính cách giữa hai người vào không?
- Hay là thử cho nó tiếp xúc với những đứa trẻ khác xem?
Bố Dạ đưa ra ý kiến liền được sự đồng thuận của mẹ Dạ. Bé Minh được đưa đến trường mẫu giáo để tiếp xúc với các bạn, tiếc thay mới được nửa ngày bố mẹ đã phải mang bé về bởi khuôn mặt đằng đằng sát khí của bé đã doạ cho trẻ con toàn lớp khóc nhè loạn lên.
Bố mẹ Dạ đành bó tay trước cậu con trai của mình. Đúng lúc họ đang sốt sắng hết cả lên thì phía căn hộ gần sát có người chuyển đến. Bố mẹ Nguyễn mang đứa con gái đầu lòng đến chào hỏi là làm quen. Bố mẹ Dạ niềm nở tiếp đón, để cho bé Đơn và bé Minh vào phòng đồ chơi tự chơi với nhau.
Cửa phòng đóng lại, các bố mẹ rời đi. Minh như thường lệ lờ đi em bé kém mình 11 tháng phía đối diện, cầm máy điện tử lên chơi.
- Anh ơi, anh bị câm à?
Em bé tầm 4 tuổi kia nhìn Minh suốt từ đầu giờ mới mở miệng, nhưng đã mở miệng thì sẽ có độ sát thương cực lớn. Minh ngây ngốc nhìn vào khuôn mặt cũng thờ ơ chả kém gì mình kia.
- Sao ?
Kì thực cả ngày nay, đây là chữ đầu tiên Minh mở miệng. Cô bé kia thực sự là quá lợi hại. Ấn tượng của Minh với em bé kia rất đặc sắc. Đầu tiên chỉ hơi chú ý vì em có đôi mắt to màu nâu rất đẹp, về sau bị một câu nói của em làm cho nhớ mãi cái mặt lạnh tanh kia.
- Cái bộ mặt của anh, thật là khó chịu! Lạnh đến chán ghét!
- Cậu có quyền gì mà nói?
- Vâng em không có quyền, em chỉ góp ý cho anh biết. Anh có biết là bố mẹ anh lo lắng thế nào vì cái thái độ đấy của anh không? Em nói thế thôi, anh nghe hay không thì tuỳ!
Minh ngồi im re tại chỗ, mắt cụp xuống biểu hiện sự áy náy và suy tư. Em bé kia từ từ tiến lại gần Minh, nâng mặt Minh lên, dùng đôi tay bụ bẫm của mình nhéo hai má Minh thật đau, nhéo đến khi hai má Minh đỏ lừ lên em mới chịu cười ha hả:
- Cười lên một tí có phải đẹp trai không?
Khoảnh khắc lúc đó Minh không thể diễn tả thành lời. Em chỉ cảm thấy nụ cười của em bé kia thật là đẹp, thật là rạng rỡ, là nụ cười ấm áp nhất mà Minh từng gặp. Em bé cười xong vô cùng tự nhiên chui rúc vào lòng Minh dụi mắt:
- Hôm nay em phải dậy sớm để theo mẹ sang nhà anh, anh cho em nằm nhờ trong lòng ngủ tí, không có người ôm em không chịu được.
Minh hơi hiếu kì cùng mất tự nhiên, lát sau thích ứng được Minh liền ôm em bé kia vào lòng, ôm như mẹ hay ôm Minh, rồi Minh cũng ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Các bố mẹ trò chuyện chán chê liền đi vào phòng đồ chơi tìm con. Lúc mở cửa ra bố mẹ Dạ suýt rớt tròng mắt. Bé Đơn được bế gọn trong lòng bé Minh, hai đứa ôm nhau ngủ, cảnh tượng thật yên bình mà cũng thật... không thể tin nổi ! Bố mẹ Dạ lúc đó mừng toé nước mắt, túm lấy túm để bố mẹ Nguyễn đòi nhận bé Đơn làm con dâu.
***
Từ cái hôm nhớ mãi không quên đó mà bé Minh trở nên thích bé Đơn đến lạ thường, cứ canh lúc bố mẹ Nguyễn đến lại chạy ra hỏi bạn Đơn đâu. Bé Đơn ngày xưa hở ra là bố mẹ giờ cái gì cũng anh Minh: Anh Minh ơi với em cái này, anh Minh ơi hộ em cái kia. Hai đứa tầm tuổi chơi với nhau nên rất hợp tính, Minh thì thông minh đến ưu việt, nhiều lúc sự thông minh quá mức này làm cho người rất đau đầu, Đơn thì lại có trí nhớ siêu tốt, đã lỡ hứa với bé cái gì rồi thì đừng mơ nuốt lời được.
***
Năm nay Minh và Đơn 5 tuổi, nghĩa là năm sau vào lớp 1 rồi. Các bé cùng trang lứa trong khu háo hức lắm. Nào là bắt bố mẹ dắt đi mua cặp, mua sách vở, nào là hỏi han loạn lên, "Mẹ ơi cô giáo có ác không ?"
Thế mà, hai đứa con nhà này, một đứa cứ tanh tách máy chơi game, một đứa chui vào lòng đứa còn lại, lặng lẽ ghi nhớ chiêu thức để tăng lever. Cả hai đứa rất bàng quan, thẩn thơ tự chơi với nhau, coi như là người phải đi lớp 1 không phải mình vậy. Bố mẹ Dạ cùng bố mẹ Nguyễn nhìn nhau, lắc đầu. Mẹ Nguyễn mở lời:
- Minh Đơn à, hai con có muốn đi hiệu sách sắm đồ không?
- Không ạ!
Rất đồng thanh, hai đứa lại tạch tạch máy chơi game, điệu bộ hờ hững quá thể.
- Thế các con không muốn mua đồ dùng, sách vở chuẩn bị cho năm học mới à?
Bố Nguyễn nói đỡ vợ, nhận lại là cái nhìn chăm chăm của Đơn. Ông cười, hỏi Đơn:
-Sao thế?
- Buổi chiều thứ 7 tuần trước nữa, cách đây 2 tuần 12 giờ 34 phút, bố mẹ đã hứa là nếu con chịu thơm anh Minh một cái bố mẹ sẽ chuẩn bị toàn bộ sách vở cho con và anh Minh.
Minh chen thêm lời, mắt không rời màn hình máy chơi game:
- Bố mẹ con cũng hứa nếu con chịu ngồi yên để Đơn thơm cho mọi người chụp một kiểu, toàn bộ đồ dùng học tập của con và Đơn bố mẹ sẽ lo tất.
Các bố mẹ sau câu nói của hai đứa trẻ liền nhìn nhau, thở dài ngao ngán. Họ mong ước lắm, một đứa con bình thường!!!
- À anh Minh ơi!
- Sao?
Đơn xoay mái đầu nhỏ lại làm mái tóc đen mượt như lông tơ của cô bé cọ vào cằm Minh, ngưa ngứa.
- Năm sau bọn mình vào lớp một rồi.
- Ừ...
- Đến lúc đó sống chết anh phải ngồi cạnh em!
- Ừ, tất nhiên rồi…
Đơn cười toét miệng, Minh vẫn tạch tạch bấm máy, coi việc ngồi cạnh Đơn là một việc hiển nhiên.
...
***
Trường tiểu học Thanh Lịch, bóng bay rực rỡ, cổng trường mở rộng, chuẩn bị đón các em lớp 1 vào trường. Các cô giáo mặt mày niềm nở, hiền từ như một người mẹ đích thực, tay chỉ đường tay vỗ về các em nhỏ, giúp các em xếp đúng hàng. Các em nhỏ, em nào em đấy mắt ngấn nước níu ống tay áo bố mẹ, ngập ngừng không muốn bước vào trường.
Bố mẹ Dạ cùng bố mẹ Nguyễn thèm thuồng nhìn những đứa trẻ khác, một lúc lại quay qua nhìn con mình. Một thằng đang theo sự chỉ dẫn của cô giáo xếp ngay ngắn vào hàng, một con nắm chặt gấu áo thằng kia bước theo, trước khi đi còn bỏ lại mấy chữ:
- Bye bye mọi người~
- ...
Họ hận, họ hận cuộc đời này!
Minh và Đơn xếp vào hàng dưới sân trường, phía các em nhỏ đang khóc nhè kia cũng đã bắt đầu ổn định hàng ngũ, thầy hiệu trưởng mỉm cười đầy hiền từ:
- Thôi nào các em, chúng ta lớn rồi, cần phải thôi dựa dẫm vào bố mẹ chứ ! Các em thấy không, các anh chị lớp lớn hơn đây này, thầy cô, mái trường này, ai cũng chào đón các em. Bước vào mái trường.....v.v.....
Minh nhăn mặt, huých huých tay Đơn đang đứng cạnh bên, hỏi:
- Cậu thấy sao?
Đơn ngáp ngắn ngáp dài, cả người mệt mỏi dựa hẳn vào người Minh, hay cánh tay ôm chặt lấy cánh tay phải của cậu, nũng nịu lắc la lắc lư:
- Bài phát biểu này so với bài khai giảng năm ngoái không sai một chữ.
- Hửm, sao cậu biết?
- Anh quên à ? Năm ngoái bố mẹ chả cho chúng mình lên trường tham quan thử còn gì ?
- Ừ...
❤️❤️❤️

0
1. Sự hiểu lầmTại Alaska có một cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn. Đến thời kỳ người vợ sinh nở nhưng do sinh khó nên đã qua đời để lại đứa con.Người cha vì cuộc sống bận rộn, nên con không có ai chăm sóc. Vì vậy người cha đã đào tạo một con chó. Con chó này rất thông minh và biết nghe lời, có thể chăm sóc em bé được. Nó còn mang được bình sữa mang đến cho em bé uống.Một hôm...
Đọc tiếp

1. Sự hiểu lầm
Tại Alaska có một cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn. Đến thời kỳ người vợ sinh nở nhưng do sinh khó nên đã qua đời để lại đứa con.
Người cha vì cuộc sống bận rộn, nên con không có ai chăm sóc. Vì vậy người cha đã đào tạo một con chó. Con chó này rất thông minh và biết nghe lời, có thể chăm sóc em bé được. Nó còn mang được bình sữa mang đến cho em bé uống.
Một hôm người cha để con chó ở nhà trông chừng đứa bé, khi ông trở về nhà bỗng thấy khắp miệng con chó toàn là máu, nguyên nhân là vì….
Người đàn ông ra ngoài có việc, để con chó ở nhà trông đứa bé. Khi ông trở về, nhìn thấy khắp sàn nhà toàn là máu, nhưng lại không thấy đứa bé đâu cả. Còn con chó thì vừa liếm máu tươi ở khóe miệng, vừa vẫy vẫy cái đuôi vui vẻ nhìn ông.
Người đàn ông nổi giận, liền rút con dao đâm mạnh vào bụng con chó. Con chó kêu thảm một tiếng, làm cho đứa trẻ đang ngủ say dưới tấm thảm loang lổ vết máu giật mình tỉnh dậy.
Lúc này, người đàn ông kia mới phát hiện xác chết của một con cho sói đang nằm bên cạnh góc tường.
Cảm ngộ: Có rất nhiều sự việc mà bạn nhìn thấy tận mắt, nghe thấy tận tai, nhưng nó chưa chắc đã đúng như những gì bạn nghĩ. Trong việc đối nhân xử thế, chúng ta hãy cố gắng học cách lắng nghe, nên cho người khác có cơ hội để giải thích. Có như vậy, mới giúp chúng ta tránh được nhiều điều khiến ta phải hối tiếc sau này.
Ngược lại nếu chúng ta không hỏi, không nói, không giải thích mà đã vội vã hành động hay phán xét thì đây không phải là thể hiện sự mạnh mẽ, cá tính mà nó chính là sự bất công, không có trách nhiệm với chính mình và những người khác.
2. Sự nóng giận
Một cậu bé có tính xấu rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào.
Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng:
“Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi.
Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác.
Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy.
Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…”
Cảm ngộ: Con người khi cáu giận thường trút giận dữ lên những người thân yêu ở quanh mình, bởi vì họ biết những người thân yêu của chúng ta sẽ luôn bao dung và tha thứ cho chúng ta.
Nhưng những lời nói khi tức giận luôn giống như những chiếc đinh làm tổn thương người khác. Có thể bạn chỉ là vô tâm nhưng vết thương đó cũng giống như lỗ hổng trên hàng rào vậy, nó đã tạo thành những vết thương nghiêm trọng. Vì vậy nhất định đừng lãng phí tình yêu thương mà những người thân yêu dành cho bạn, bởi vì điều này đối với họ lại là một sự tổn thương lớn.
3. Sự khoan dung
Câu chuyện kể về một người lính Mỹ, cuối cùng đã được trở về nhà sau trận chiến đấu vô cùng ác liệt ở Việt Nam.
Từ San Francisco, anh gọi điện cho cha mẹ mình: “Ba mẹ ơi, con đã trở về nhà này, nhưng con có một chuyện muốn nhờ ba mẹ. Con có một người bạn, con muốn đưa anh ấy về nhà cùng con”.
“Chắc chắn rồi, con trai yêu quý“, cha mẹ anh vui vẻ trả lời: “Ba mẹ rất muốn gặp bạn con”.
“Nhưng có một điều con muốn nói trước với ba mẹ”, chàng trai tiếp tục, “anh bạn con đã bị thương khá nặng trong chiến tranh. Anh ấy đã hơi bị đãng trí và còn bị mất một cánh tay và một chân. Anh ấy không có nơi nào để về, và con muốn anh ấy đến sống với chúng ta…
“Ồ, ba mẹ xin lỗi con, con trai… Nhưng có lẽ chúng ta có thể giúp anh ấy tìm một nơi nào khác để sống…”
“Không, ba mẹ ơi, con muốn anh ấy tới sống với chúng ta”.
“Con à“, người cha nói, “con có biết con đang yêu cầu cha mẹ điều gì không? Một người tàn tật đến như vậy sẽ là một gánh nặng khủng khiếp cho ba mẹ. Ba mẹ còn có cuộc sống riêng của mình chứ, ba mẹ không thể để một điều như vậy làm ảnh hưởng tới cuộc sống riêng. Ba nghĩ rằng con hãy về nhà đi và quên anh bạn đó của con đi. Anh ấy rồi sẽ tìm được cách lo liệu cho cuộc sống của mình thôi…”
Lúc đó, người con trai gác điện thoại. Cha mẹ anh không còn nghe thấy điều gì từ đầu dây bên kia nữa. Song, một vài ngày sau đó, họ đột nhiên nhận được một cú điện thoại từ đồn cảnh sát San Francisco. Con trai của họ đã qua đời sau khi ngã từ trên một tòa nhà xuống, cảnh sát đã thông báo như vậy cho họ. Cảnh sát San Francisco nhận định rằng đó là một vụ tự sát.
Cha mẹ người lính, trong đau đớn tột cùng, đã vội vã bay tới San Francisco và được đưa tới nhà xác thành phố để nhận diện thi thể của con trai. Họ nhận ra anh, người con trai yêu quý của mình. Nhưng đột nhiên họ khiếp hãi không thốt nên lời khi nhìn thấy một điều mà trước đó họ không hề hay biết, đó là con trai của họ chỉ còn một cánh tay và một chân.
Những giọt nước mắt ân hận rơi xuống, nhưng tất cả đã quá muộn màng.
Cảm ngộ: Đừng bao giờ đối xử phân biệt với người khác, bạn sẽ không biết được người thực sự bị gây tổn thương là ai? Hãy bao dung rộng lượng với mọi người và tự nghiêm khắc với bản thân mình!. Nếu mỗi người chúng ta đều có thể dành sự bao dung và nhân ái cho những người lạ như cho chính người thân của mình, thì thế giới này sẽ tốt đẹp biết bao.
Bởi vì với sự từ bi, bao dung chúng ta sẽ đủ sức mài mòn bất kỳ hòn đá vô tri vô giác nào để trở thành một viên ngọc lung linh tỏa sáng, đủ sức biến điều khó khăn trở nên dễ dàng, đủ sức biến một người tầm thường hay tàn khuyết thành một vĩ nhân.
Nguồn: sưu tầm ( diendan.hocmai.vn)

0
Trên đời này thứ mỏng manh nhất là tình bạn, thứ dễ vỡ nhất là tình yêu. Tình bạn mỏng manh để chúng ta gìn giữ và trân trọng, tình yêu dễ vỡ nhưng lại cho chúng ta những hoài niệm thật tuyệt vời. Thân không có nghĩa là yêu, yêu không có nghĩa là thân, tình bạn và tình yêu không thể đánh đồng, nhưng trong từ điển của loài người lại có một cụm từ mang tên: "Bạn thân nhất"!Thời...
Đọc tiếp

Trên đời này thứ mỏng manh nhất là tình bạn, thứ dễ vỡ nhất là tình yêu. Tình bạn mỏng manh để chúng ta gìn giữ và trân trọng, tình yêu dễ vỡ nhưng lại cho chúng ta những hoài niệm thật tuyệt vời. Thân không có nghĩa là yêu, yêu không có nghĩa là thân, tình bạn và tình yêu không thể đánh đồng, nhưng trong từ điển của loài người lại có một cụm từ mang tên: "Bạn thân nhất"!

Thời điểm bé gái ấy ra đời là thời điểm bình thường nhất. Mặt trời không toả ánh nắng rạng rỡ, gió không thổi, mưa không rơi, vạn vật vẫn duy trì hoạt động bình thường của nó, vì vậy mẹ em bé đặt tên cho em là Giản Đơn. Có nghĩa là tuy thời điểm em sinh ra rất bình thường nhưng bù lại, tình yêu thương của người thân thì lại dành hết cho em, đó là thứ tình cảm giản dị nguyên thuỷ nhất mà lại đẹp đẽ nhất. Cuộc sống đôi khi chỉ cần những thứ "giản đơn" đó là đủ.

Trước đó 11 tháng cũng có một bé trai được chào đời ở đúng chỗ này. Khi đó ngược lại mặt trời lại toả ra ánh nắng rất chói mắt, bé trai đang khóc bị nắng chiếu vào liền nhắm tịt mắt lại. Bố em bé buồn cười trước hành động này liền đặt tên bé là Minh, mẹ bé phản bác, nói vì em bé trốn tránh ánh nắng mặt trời nên phải đặt là Từ Minh.

Nghe đồn bé trai nhà họ Dạ rất ít nói, tuy được thừa hưởng gen trội từ bố mẹ nên mới 5 tuổi đã viết thành thạo tiếng việt, làm toán đơn giản và phân biệt chính tả, bù lại bé chẳng nói năng với ai mấy. Cả bố và mẹ đều rất lo lắng. Ngày xưa cả hai người bọn họ tính cách đều không được dễ chịu cho lắm, liệu con trai của bọn họ có bị gộp tính cách giữa hai người vào không?

- Hay là thử cho nó tiếp xúc với những đứa trẻ khác xem?

Bố Dạ đưa ra ý kiến liền được sự đồng thuận của mẹ Dạ. Bé Minh được đưa đến trường mẫu giáo để tiếp xúc với các bạn, tiếc thay mới được nửa ngày bố mẹ đã phải mang bé về bởi khuôn mặt đằng đằng sát khí của bé đã doạ cho trẻ con toàn lớp khóc nhè loạn lên.

Bố mẹ Dạ đành bó tay trước cậu con trai của mình. Đúng lúc họ đang sốt sắng hết cả lên thì phía căn hộ gần sát có người chuyển đến. Bố mẹ Nguyễn mang đứa con gái đầu lòng đến chào hỏi là làm quen. Bố mẹ Dạ niềm nở tiếp đón, để cho bé Đơn và bé Minh vào phòng đồ chơi tự chơi với nhau.

Cửa phòng đóng lại, các bố mẹ rời đi. Minh như thường lệ lờ đi em bé kém mình 11 tháng phía đối diện, cầm máy điện tử lên chơi.

- Anh ơi, anh bị câm à?

Em bé tầm 4 tuổi kia nhìn Minh suốt từ đầu giờ mới mở miệng, nhưng đã mở miệng thì sẽ có độ sát thương cực lớn. Minh ngây ngốc nhìn vào khuôn mặt cũng thờ ơ chả kém gì mình kia.

- Sao ?

Kì thực cả ngày nay, đây là chữ đầu tiên Minh mở miệng. Cô bé kia thực sự là quá lợi hại. Ấn tượng của Minh với em bé kia rất đặc sắc. Đầu tiên chỉ hơi chú ý vì em có đôi mắt to màu nâu rất đẹp, về sau bị một câu nói của em làm cho nhớ mãi cái mặt lạnh tanh kia.

- Cái bộ mặt của anh, thật là khó chịu! Lạnh đến chán ghét!

- Cậu có quyền gì mà nói?

- Vâng em không có quyền, em chỉ góp ý cho anh biết. Anh có biết là bố mẹ anh lo lắng thế nào vì cái thái độ đấy của anh không? Em nói thế thôi, anh nghe hay không thì tuỳ!

Minh ngồi im re tại chỗ, mắt cụp xuống biểu hiện sự áy náy và suy tư. Em bé kia từ từ tiến lại gần Minh, nâng mặt Minh lên, dùng đôi tay bụ bẫm của mình nhéo hai má Minh thật đau, nhéo đến khi hai má Minh đỏ lừ lên em mới chịu cười ha hả:

- Cười lên một tí có phải đẹp trai không?

Khoảnh khắc lúc đó Minh không thể diễn tả thành lời. Em chỉ cảm thấy nụ cười của em bé kia thật là đẹp, thật là rạng rỡ, là nụ cười ấm áp nhất mà Minh từng gặp. Em bé cười xong vô cùng tự nhiên chui rúc vào lòng Minh dụi mắt:

- Hôm nay em phải dậy sớm để theo mẹ sang nhà anh, anh cho em nằm nhờ trong lòng ngủ tí, không có người ôm em không chịu được.

Minh hơi hiếu kì cùng mất tự nhiên, lát sau thích ứng được Minh liền ôm em bé kia vào lòng, ôm như mẹ hay ôm Minh, rồi Minh cũng ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Các bố mẹ trò chuyện chán chê liền đi vào phòng đồ chơi tìm con. Lúc mở cửa ra bố mẹ Dạ suýt rớt tròng mắt. Bé Đơn được bế gọn trong lòng bé Minh, hai đứa ôm nhau ngủ, cảnh tượng thật yên bình mà cũng thật... không thể tin nổi ! Bố mẹ Dạ lúc đó mừng toé nước mắt, túm lấy túm để bố mẹ Nguyễn đòi nhận bé Đơn làm con dâu.

Từ cái hôm nhớ mãi không quên đó mà bé Minh trở nên thích bé Đơn đến lạ thường, cứ canh lúc bố mẹ Nguyễn đến lại chạy ra hỏi bạn Đơn đâu. Bé Đơn ngày xưa hở ra là bố mẹ giờ cái gì cũng anh Minh: Anh Minh ơi với em cái này, anh Minh ơi hộ em cái kia. Hai đứa tầm tuổi chơi với nhau nên rất hợp tính, Minh thì thông minh đến ưu việt, nhiều lúc sự thông minh quá mức này làm cho người rất đau đầu, Đơn thì lại có trí nhớ siêu tốt, đã lỡ hứa với bé cái gì rồi thì đừng mơ nuốt lời được.

Năm nay Minh và Đơn 5 tuổi, nghĩa là năm sau vào lớp 1 rồi. Các bé cùng trang lứa trong khu háo hức lắm. Nào là bắt bố mẹ dắt đi mua cặp, mua sách vở, nào là hỏi han loạn lên, "Mẹ ơi cô giáo có ác không ?"

Thế mà, hai đứa con nhà này, một đứa cứ tanh tách máy chơi game, một đứa chui vào lòng đứa còn lại, lặng lẽ ghi nhớ chiêu thức để tăng lever. Cả hai đứa rất bàng quan, thẩn thơ tự chơi với nhau, coi như là người phải đi lớp 1 không phải mình vậy. Bố mẹ Dạ cùng bố mẹ Nguyễn nhìn nhau, lắc đầu. Mẹ Nguyễn mở lời:

- Minh Đơn à, hai con có muốn đi hiệu sách sắm đồ không?

- Không ạ!

Rất đồng thanh, hai đứa lại tạch tạch máy chơi game, điệu bộ hờ hững quá thể.

- Thế các con không muốn mua đồ dùng, sách vở chuẩn bị cho năm học mới à?

Bố Nguyễn nói đỡ vợ, nhận lại là cái nhìn chăm chăm của Đơn. Ông cười, hỏi Đơn:-Sao thế?

- Buổi chiều thứ 7 tuần trước nữa, cách đây 2 tuần 12 giờ 34 phút, bố mẹ đã hứa là nếu con

chịu thơm anh Minh một cái bố mẹ sẽ chuẩn bị toàn bộ sách vở cho con và anh Minh.

Minh chen thêm lời, mắt không rời màn hình máy chơi game:

- Bố mẹ con cũng hứa nếu con chịu ngồi yên để Đơn thơm cho mọi người chụp một kiểu, toàn bộ đồ dùng học tập của con và Đơn bố mẹ sẽ lo tất.

Các bố mẹ sau câu nói của hai đứa trẻ liền nhìn nhau, thở dài ngao ngán. Họ mong ước lắm, một đứa con bình thường!!!

- À anh Minh ơi

- Sao?

Đơn xoay mái đầu nhỏ lại làm mái tóc đen mượt như lông tơ của cô bé cọ vào cằm Minh, ngưa ngứa.

- Năm sau bọn mình vào lớp một rồi.

- Ừ...

- Đến lúc đó sống chết anh phải ngồi cạnh em!

- Ừ, tất nhiên rồi…

Đơn cười toét miệng, Minh vẫn tạch tạch bấm máy, coi việc ngồi cạnh Đơn là một việc hiển nhiên.

...

Trường tiểu học Thanh Lịch, bóng bay rực rỡ, cổng trường mở rộng, chuẩn bị đón các em lớp 1 vào trường. Các cô giáo mặt mày niềm nở, hiền từ như một người mẹ đích thực, tay chỉ đường tay vỗ về các em nhỏ, giúp các em xếp đúng hàng. Các em nhỏ, em nào em đấy mắt ngấn nước níu ống tay áo bố mẹ, ngập ngừng không muốn bước vào trường.

Bố mẹ Dạ cùng bố mẹ Nguyễn thèm thuồng nhìn những đứa trẻ khác, một lúc lại quay qua nhìn con mình. Một thằng đang theo sự chỉ dẫn của cô giáo xếp ngay ngắn vào hàng, một con nắm chặt gấu áo thằng kia bước theo, trước khi đi còn bỏ lại mấy chữ:

- Bye bye mọi người~

- ...

Họ hận, họ hận cuộc đời này!

Minh và Đơn xếp vào hàng dưới sân trường, phía các em nhỏ đang khóc nhè kia cũng đã bắt đầu ổn định hàng ngũ, thầy hiệu trưởng mỉm cười đầy hiền từ:

- Thôi nào các em, chúng ta lớn rồi, cần phải thôi dựa dẫm vào bố mẹ chứ ! Các em thấy không, các anh chị lớp lớn hơn đây này, thầy cô, mái trường này, ai cũng chào đón các em. Bước vào mái trường.....v.v.....

Minh nhăn mặt, huých huých tay Đơn đang đứng cạnh bên, hỏi:

- Cậu thấy sao?

Đơn ngáp ngắn ngáp dài, cả người mệt mỏi dựa hẳn vào người Minh, hay cánh tay ôm chặt lấy cánh tay phải của cậu, nũng nịu lắc la lắc lư:

- Bài phát biểu này so với bài khai giảng năm ngoái không sai một chữ.

- Hửm, sao cậu biết?

- Anh quên à ? Năm ngoái bố mẹ chả cho chúng mình lên trường tham quan thử còn gì ?

- Ừ...

Kết thúc bài phát biểu, thầy hiệu trưởng cho các em học sinh chào cờ, diễu hành. Các em lớp 1 thấy các anh chị lớn thả bóng bay thì thích lắm, thi nhau ngoái cổ lên nhìn. Cô Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A là cô giáo mới vào nên rất yêu và nhiệt huyết với nghề. Cô vui vẻ hoà mình vào cùng với niềm vui thích xen lẫn bỡ ngỡ của các em nhỏ, hạnh phúc nhìn một hàng học sinh của lớp cô. Chợt thấy bóng dáng của hai đứa trẻ cuối hàng, niềm vui của cô Hương liền... tắt điện!

Hai đứa bé cuối hàng lớp cô, bé gái dựa vào người bé trai ngủ ngon lành cành đào. Bé trai thì ngoan hơn, không ngủ, ngồi thẳng lưng cho bé gái dựa, thỉnh thoảng còn điều chỉnh tư thế cho bé gái thoải mái hơn. Cả hai đứa mặt mũi rất đáng yêu ưa nhìn. Chỉ có cái... bé trai à... bé có nhất thiết phải nhìn màn thả bóng này với ánh mắt khinh bỉ thế không ?

Cô Hương nuốt nước bọt, lặng lẽ tiến đến dãy cuối hàng. Lúc đến gần Minh và Đơn cô liền ngồi xổm xuống, cười thật "tươi" hỏi:

- Con tên là gì?

Minh liếc cô giáo rồi lại trở lại tư thế cũ, ánh mắt hướng thẳng phía trước, không thèm nhìn vào mặt cô:

- Minh ạ.

Như lũ trẻ bình thường hoặc là rụt rè không nói, hoặc là chúng nó sẽ cười tớn lên, hô hào rõ to "Con tên là Minh cô ạ!", thế mà đứa trẻ này... cái tư thái lãnh đạm như nước này, không biết có phải là học sinh lớp 1 không nữa.

- Tên hay nhỉ? Thế bạn ngồi cạnh con tên là gì?

Minh nhìn qua Đơn, ánh mắt lạnh bỗng dưng xen chút trìu mến, giọng cậu bé cũng bớt hờ hững đi nhiều:

- Đơn cô ạ...

- À..., thế hả?

Cả sân trường rộn ràng đến lạ thường, tiết trời mùa hạ làm cho những cơn gió hè trở nên khô rát. Thế mà chả hiểu sao cô Hương thấy lành lạnh thế nhỉ?

- Ưm... anh Minh ơi em nóng...

Bé gái đang ngủ hơi cựa quậy, nói mớ vài câu rồi lại ngủ thiếp đi. Chỉ là ngủ mơ nói vài câu thôi, thế mà bé trai cứ sốt sắng hết lên, nhăn mày nhăn mặt, gọi í ới ra chỗ mấy phụ huynh đang đứng phía sau:

- Mẹ, mẹ có quạt giấy không, Đơn nóng!

Cô Hương theo phản xạ ngoài theo nhìn, phát hiện ra phụ huynh hai bé này toàn trai xinh gái đẹp, nam thanh nữ tú, thảo nào đẻ ra hai đứa con đẹp thế!

Mẹ Dạ lấy trong túi xách ra cái quạt hình quả ngô luộc chạy bằng pin, dài chừng nửa cái thước kẻ dúi vào tay bé Minh. Cô Hương lịch sự chào mẹ Dạ, đoạn tò mò ngắm nghía Minh đang thành thục mở quạt chĩa về Đơn, chầu chực nụ cười của bé Đơn hiện hữu trên khuôn mặt đang đỏ hồng lên vì quá nóng.

Này này...

Hai đứa bé này, chẳng lẽ...

Cô Hương chết lặng. Từ đó trở đi Minh và Đơn luôn là hai em học sinh được cô Hương chú ý nhất.

Đầu năm lớp 2, các em học sinh có bài kiểm tra chất lượng. Cô Hương phát đề, lúc đi qua bàn Minh và Đơn, nhìn thấy hai đứa đang chơi X O, cô không khỏi cảm thấy đau đầu. Nước cờ, đánh gì mà dài lê thê. Đây thật sự là học sinh lớp 2 ?

Đề Tiếng Việt, không ngoài dự đoán của cô, toàn bộ các em đánh vần với viết ngon ơ. Cô ngó qua bài Minh và Đơn, chữ đẹp không tả nổi! Cô hài lòng cho 2 con 9 đỏ chói.

Đề Toán, cực kì đơn giản. Quanh đi quẩn lại chỉ có 21 x 2 =?, 2 x 51 =?. Duy có bài cuối khó hơn chút. Đề là: "Có một con thuyền gỗ phải đi giao hàng bên kia đại dương, mũi thuyền cách mặt nước 6m. Tối đến, thuỷ triều làm nước dâng lên 4m, hỏi lúc này mũi thuyền cách mặt nước bao nhiêu mét ?

Đa số học sinh lớp cô và cả trong khối, học sinh yếu thì bỏ trống, học sinh giỏi đều ra đáp số là 2m. Đáp án này, được xét là hoàn toàn sai !

Đến bài của Đơn, tất cả các thầy cô đều ngó vào xem, đồng loạt khen lấy khen để, khen tấm tắc. Bài Đơn ghi như sau: "Vì thuyền gỗ nổi trên nước nên khi nước dâng lên thuyền cũng dâng lên. Do đó, mũi thuyền cách mặt nước 6m."

Cô Hương đọc xong, trước ánh mắt ngưỡng mộ của các cô lớp khác, hài lòng cho Đơn điểm 10.

Đến bài của Minh, chữ viết nắn nót cứng cỏi, so với chữ Đơn tuy không đẹp bằng nhưng rất dễ nhìn. Minh ghi: "Có 3 giả thuyết được đặt ra:

1, Theo lí thuyết, vì thuyền gỗ nổi trên mặt nước nên mũi thuyền luôn cách mặt nước 6m (loại trừ trường hợp thuyền không còn ở mặt nước nữa).

2, Trên thực tế, mỗi con thuyền gỗ dù nổi trên mặt nước nhưng khá nặng, khi đi phần đáy sẽ bị chìm một chút xuống nước. Từ đó suy ra mũi thuyền cách mặt nước một khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 6m.

3, Đây là trường hợp hi hữu. Thuyền đi biển bị gặp sóng thần, sóng sẽ dìm thuyền xuống, do đó khoảng cách từ mũi thuyền đến mặt nước, tính theo thực tế là tuỳ thuộc vào áp lực của nước."

Tất cả các thầy cô giáo đều đồng loạt toát mồ hôi. Đến chết với cái thằng nhóc này !

4
23 tháng 8 2019

hay lắm

24 tháng 8 2019

hay quá