K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2019
+ Ý kiến thứ nhất: Mỗi câu chuyện truyền thuyết đều được xây dựng dựa trên “cốt lõi lịch sử”.
 Khẳng định ý kiến đúng: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được xây dựng dựa trên “cốt lõi lịch sử”. Nhà nước Âu Lạc được dựng lên vào thời An Dương Vương, có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà nhưng về sau đã bị rơi vào tay kẻ thù; tình hòa hiếu, giao hảo giữa hai nhà nước do An Dương Vương và Triệu Đà đứng đầu; An Dương Vương chủ quan để thành Cổ Loa thất thủ…. Hiện nay, đền thờ An Dương Vương, đền thờ Mị Châu, giếng Trọng Thủy, dấu vết thành Cổ Loa… là những chứng tích lịch sử đối chiếu phần “cốt lõi lịch sử” trong câu chuyện.
+ Ý kiến thứ hai: Truyền thuyết được sáng tạo bởi rất nhiều hư cấu, tưởng tượng, những yếu tố thần kì.
 Khẳng định ý kiến đúng: Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, dân gian đã thêu dệt, sáng tạo nên nhiều chi tiết thần kì (ví dụ: sự xuất hiện của cụ già từ phương đông, sự xuất hiện của Rùa Vàng, cái lẫy nỏ thần, chi tiết “ngọc trai – giếng nước”, chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng đi xuống biển). Sự xuất hiện của các yếu tố thần kì khiến truyện mang màu sắc hoang đường, kì ảo, góp phần lí giải sự thực lịch sử theo quan điểm của nhân dân…
- Cả hai ý kiến bổ sung cho nhau, thể hiện trọn vẹn đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết dân gian Việt Nam.
22 tháng 9 2019

Cậu xây dựng thành bài văn được không?

3 tháng 10 2016

 "Cốt lõi lịch sử" của truyện là việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. Cái cốt lõi ấy đã được dân gian làm cho sinh động bằng việc thêm vào nhiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai - giếng nước”…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.

10 tháng 12 2021

ai giúp em với ạ=(((

5 tháng 11 2021

Giúp em vs ạ

9 tháng 10 2018

"Truyền thuyết phản ánh sự thực lịch sử theo quan điểm của nhân dân". Qua truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy ta phần nào có thể sáng tỏ nhận định ấy:

- Về nhân vật An Dương Vương:

+ An Dương Vương là người anh hùng dân tộc, có công dựng nước và giữ nước trong buổi đầu nên được thần phù trợ. Việc Thần Kim Quy cho mượn vuốt chế nỏ, giúp xây thành chính là thể hiện quan điểm, cái nhìn của nhân dân: người có lòng, thực tâm muốn xây dựng đất nước thì sẽ nhận được sự phù trợ của lực lượng thần kì.

+ Hơn nữa, chính An Dương Vương là người để mất nước nên phải tháo chạy ra biển Đông. Giặc đuổi sau lưng nhưng lại được sứ Thanh Giang rẽ sóng và đi xuống biển. Chi tiết này chính là thể hiện ước mong của nhân dân muốn bất tử hóa hình tượng người anh hùng. Tuy nhiên sự hóa thánh của An Dương Vương tất nhiên không được lừng lẫy như Thánh Gióng là bay về trời mà là sự "đi xuống", là sống dưới biển.

- Về nhân vật M

21 tháng 6 2018

Bài học lịch sử:

- Tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưu đen tối nhâm hiểm của kẻ thù xâm lược.

- Trách nhiệm của người lãnh đạo đứng đầu quốc gia.

- Bài học về mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước của mỗi người dân với vận mệnh tổ quốc.

9 tháng 9 2023

m

16 tháng 10 2019

Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

    + An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.

    + Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.

    + Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.

    + Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai

    + Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.

a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.

b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:

- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.

- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.

c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:

    + Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.

    + Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:

Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.

Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.