K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

Câu bị động: in đậm

Lời dẫn trực tiếp: in nghiêng

Vũ nương là người vợ thủy chung. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn nói với Phan Lang: "Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”, ý muốn về gặp chàng lần cuối. Phải chăng trăm năm mới có một người như nàng? Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.

29 tháng 8 2021

 Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Một trong những phẩm chất cao quý nhất của Vũ Nương là giàu tình yêu thương. Tình yêu thương ấy được thể hiện trong mối quan hệ của nàng với chồng, mẹ chồng và con trai. Với chồng, nàng hiểu chồng, cảm thông cho nỗi vất vả phải đi chinh chiến của chồng. Không chỉ vậy, nàng rất mực thủy chung, lúc nào cũng nhớ mong chồng. Với mẹ chồng, nàng là một người con dâu hiếu thảo. Một mình nàng tận tình chăm sóc, khuyên lơn mỗi khi mẹ chồng ốm đau. Khi bà mất, Vũ Nương lo ma chay tế lễ cho đáo như lo cho cha mẹ mình. Vũ Nương một mình chăm sóc con bấy nhiêu năm qua. Cũng vì thương con, nàng mới trỏ cái bóng trên tường, vờ nói đó là cha. Nàng là người vợ hiền, người con thảo, người mẹ tốt. Chỉ tiếc là nàng bị số phận dồn đến con đường bi thương. Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

* Gạch chân:in đậm nghiêng

29 tháng 8 2021

E cảm ơn!E lm xong rồi chị ạ!

26 tháng 2 2023

Một số ý chính cho bạn.

- Dẫn dắt đoạn thơ trên.

Mẫu: Nếu văn học nói chung được diễn tả bằng từ ngữ thì trong thơ ca chủ yếu là diễn tả bằng lời nói, giọng điệu của đời sống của một thứ tình cảm được kết tinh lại. Và "Nói với con" chính một trong số bài thơ như thế. Nổi bật nhất là đoạn thơ ... 

- Nội dung đoạn thơ là gì?

- Đặc điểm: thơ tự do giúp cho cách diễn đạt rõ ràng không bị gò bó

- Nét độc đáo qua việc sử dụng:

+ từ ngữ: "chân phải", "thô sơ da thịt", "tự đục đá", "nhỏ bé" thể hiện lên sự cốt yếu luôn hướng tới cha, chỉ đến việc nhắc nhở con cần nghe theo cha bảo. Niềm tự hào của cha về tính cách "xa nuôi chí lớn" "không lo cực nhọc" của đồng bào mình sống khổ cực/

+ hình ảnh: "người đồng mình", "đá", "thung", "sông", "suối", "thác", "đường" thể hiện sự chân thực và tình cảm thân thương giữa mọi người với nhau. Gợi không gian hoang dã nói lên cuộc sống đơn giản còn nhiều gian lao của người dân.

=> Sự cảm thông, yêu thường "người đồng mình"

+ biện pháp tu từ: ẩn dụ "không bao giờ nhỏ bé được" và "người đồng mình" thể hiện suy nghĩ của tg về những người dân ta không bao giờ chịu sống thấp hèn về phẩm chất của mình. So sánh "sống như sông như suối", điệp ngữ "sống" nói lên cái đẹp đẽ về tính cách sống không ngại khổ ngại làm. 

=> Qua đó làm cho câu thơ hấp dẫn nhưng vẫn súc tích ngắn gọn. Đồng thời thể hiện cái đẹp của con người VN.

- Cảm nhận rõ hơn tình cảm của người cha với con:

- Người cha có những tình cảm đầy chân thực, sâu sắc dành cho người đồng mình. 

- Tình cảm thiêng liêng, rộng lớn được người cha thể hiện qua lời dạy con dịu dàng âu yếm.

- Đó là tình cảm mà không một đứa con nào được chối từ.

Phép nối: in đậm.

______________________________________________________________________

Thiệt mình không biết là đoạn thơ nào, vì thế mình đưa những ý chính của bài bạn có thể chắt lọc để làm!