K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2016

Từ gồm các tiếng nghĩa trái ngược nhau là : đầu đuôi , gần xa , đó đây , to nhỏ , khó dễ
Từ gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa : lựa chọn , màu sắc , yêu mến , cứng rắn , hư hỏng

17 tháng 8 2016

Các tiếng nghĩa trái ngược nhau: đầu đuổi, gần xa, đó đây, to nhỏ, khó dễ.

Các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa là: lựa chọn, yêu mến, cứng rắn, màu sắc, hư hỏng

Chúc bạn học tốt!

 

Đọc các ví dụ sau và tl câu hỏi ở dưới :- Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ? Thầy bói xem quẻ nói rằng : Lợi thì có lợi nhưng răng không còn . ( Ca dao )- Sánh với Na-va " danh tướng " Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương. ( Tú Mỡ )- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ . ( Tú Mỡ ) - Con cá đối bỏ trong cối đá , Con mèo cái nằm trên...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và tl câu hỏi ở dưới :

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

( Ca dao )

- Sánh với Na-va " danh tướng " Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

( Tú Mỡ )

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ .

( Tú Mỡ )

- Con cá đối bỏ trong cối đá ,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ em nghèo , anh nỡ phụ duyên em

( Ca dao )

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Qủa ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà .

( Phạm Hổ )

a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc bt ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Các cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ , theo em , thế nào là chơi chữ ?

d) Trong tiếng Việt , các lối chơi chữ thường gặp là : dùng từ ngữ đồng âm ; dùng lối nói trại âm ( gần âm ) ; dùng cách điệp âm ; dùng lối ns lái ; dùng từ trái nghĩa , đồng nghĩa , gần nghĩa ... Theo em , mỗi ví dụ nêu trên thuộc lối chơi chữ nào ?

 

13
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

(Ca dao)

+ Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

+ Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng => răng lợi.

+ Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

+ Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

4 tháng 12 2016

có vẻ hó nhỉlolang

Đọc các ví dụ sau và tl câu hỏi ở dưới :- Bà già đi chợ Cầu ĐôngBói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?Thầy bói xem quẻ nói rằng :Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .( Ca dao )- Sánh với Na-va " danh tướng " PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ )- Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ .( Tú Mỡ )- Con cá đối bỏ trong cối đá ,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và tl câu hỏi ở dưới :

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

( Ca dao )

- Sánh với Na-va " danh tướng " Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

( Tú Mỡ )

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ .

( Tú Mỡ )

- Con cá đối bỏ trong cối đá ,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ em nghèo , anh nỡ phụ duyên em

( Ca dao )

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Qủa ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà .

( Phạm Hổ )

a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc bt ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Các cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ , theo em , thế nào là chơi chữ ?

d) Trong tiếng Việt , các lối chơi chữ thường gặp là : dùng từ ngữ đồng âm ; dùng lối nói trại âm ( gần âm ) ; dùng cách điệp âm ; dùng lối ns lái ; dùng từ trái nghĩa , đồng nghĩa , gần nghĩa ... Theo em , mỗi ví dụ nêu trên thuộc lối chơi chữ nào ?

 

1
8 tháng 12 2016

1. Thế nào là chơi chữ

Câu 1. Nhận xét về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao.

- Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

- Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng = > (răng lợi)

Câu 2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

Câu 3. Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

Câu 4. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị

2. Các lối chơi chữ.

Câu 1.

Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương. (Tú Mỡ)

Lối chơi ch của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

Câu 2.

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ. (Tú Mỡ)

=> Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

= > Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa. Câu 3.

Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái :

- Cá đối nói lái thành cối đá

- Mèo cái nói lái thành mái kèo

Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

Câu 4. - Lối chơi chữ của đọa thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

8 tháng 12 2016

thank bn nha Nguyễn Thị Mai

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

16 tháng 12 2018

a, - là từ láy

-td: tăng hiệu quả cho diễn đạt

      giúp ng đọc hình dung dc khung cảnh hoang sơ, vắng vẻ của Đèo Ngang

16 tháng 12 2018

Còn câu b, ai giúp với :(((

Câu 1 : "Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo."Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về tấm...
Đọc tiếp

Câu 1 : "Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo."

Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về tấm lòng của mẹ? Trình bày suy nghĩ của em bằng 1 đoạn văn ngắn ( 8-10c câu)

Câu 2 : Nỗi nhớ quê trong những câu thơ dưới đây có gì gần gửi với nỗi nhớ quê trong bài " Tiếng gà trưa"

" Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng sương"

Câu 3 : Phân tích cái hay của việc sử dụng điệp ngữ trong bài "Tiếng gà trưa" và đoạn thơ dưới đây :

" Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Câu 4 : Phân tích tác dụng của phép chơi chữ được sử dụng trong những câu thơ sau"

a." Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

b. "Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?

Gió về từng trận gió bay đi"

Câu 5 : Nhận xét về mức độ giá trị của những vật chất mà Nguyễn Khuyến liệt kê trong bài thơ Bạn đến chơi nhà. Từ đó nêu lên dụng ý của tác giả

Câu 6 : Bằng 1 đoạn văn ngắn ( 10-12 câu), hay phân tích ý nghĩa hàm ẩn của bài thơ "Bánh trôi nước"

2
16 tháng 8 2018

em chịu. Bó tay.com@ cmnr:))

16 tháng 8 2018

Văn bản này được đăng trên báo yêu trẻ số 116, ra ngày 1 tháng 9 năm 2000 tại TP HCM. 

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.

Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ. Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được

Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?a/Từ có hai tiếng có nghĩa    b/Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chínhc/Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ phápd/Từ đượctạo ra từ một tiếng có nghĩaCâu 2: Từ láy là gì?a/Từ có nhiều tiếng có nghĩab/ Từ có các tiếng giốngnhau về phụ âm đầuc/ Từ có các tiếng giống nhau về phần vầnd/ Từ có sự hòa phối...
Đọc tiếp

Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
a/Từ có hai tiếng có nghĩa    

b/Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính

c/Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp

d/Từ đượctạo ra từ một tiếng có nghĩa
Câu 2: Từ láy là gì?
a/Từ có nhiều tiếng có nghĩa

b/ Từ có các tiếng giốngnhau về phụ âm đầu

c/ Từ có các tiếng giống nhau về phần vần

d/ Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa
Câu 3: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?
a/ xinh xắn    b/ gần gũi *     c/đông đủ     d/ dễ dàng
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
a/ mạnh mẽ      b/ ấm áp    c/ mong manh     d/thăm thẳm
Câu 5 : Câu văn :  «  Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn
thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá ». ( Khánh Hoài- Cuộc chia tay của
những con búp bê ) có :
a/ hai từ láy         b/ ba từ láy                    c/ bốn từ láy         d/ năm từ láy
Câu 6 : Câu văn : «  Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn
theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe » ( Khánh Hoài- Cuộc
chia tay của những con búp bê ) có :
a/ một từ láy                       b/ hai từ láy             c/ ba từ láy                       d/ bốn từ láy
Câu 7: Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như
“Gió dập sóng dồi”?
a/ lên thác xuống ghềnh         b/ Nước non lận đận         c/Nhà rách vách nát            d/ Gió táp mưa sa 
Câu 8: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
a/ai               b/ trúc               c/ mai            d/ nhớ
Câu 9:Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
a/Anh Nam là con trai của bác tôi,là Anh.        b/ Người là Cha, là Bác ,là Anh.
c/Bác biết rằng cháu rất chăm học.                 d/ Bác ngồi đó lớn mênhmông
Câu 10: Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì?
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
a/chủ ngữ            b/Vị ngữ              c/ Định ngữ              d/ bổ ngữ
Câu 11: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?
a/Ngôi thứ hai              b/Ngôi thứ ba số ít           c/ Ngôi thứ nhất số nhiều            d/ Ngôi  thứ nhất số ít
Câu 12: Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

a/Ở đâu         b/Khi nào             c/ Nơi đâu               d/ Chỗ nào
Câu 13: Trong những từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ “ sơn hà”?
a/ giang sơm             b/ sông núi            c/ nước non             D/sơn thủy
Câu 14: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
*a/thiên lí               b/ thiên thư             c/thiên hạ               d/thiên thanh
Câu 15: Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “ gia đình”
a/gia vị        b/gia tăng      c/ gia sản d/ tham gia
Câu 16: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
a/xã tắc         b/quốc kì          c/ sơn thủy       d/ giang sơn
Câu 17: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm”?
a/ Cơm niêu nước lọ         b/ Lên thác xuống ghềnh         c/ Nhà rách vách nát              d/ Cơm  thừa canh cặn
Câu 18: Thế nào là quan hệ từ?
a/ Là từ chỉ người và vật;                  b/Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và  giữa câu với câu
c/ Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật ;          d/ Là từ mang ý nghĩa tình thái

1
29 tháng 4 2020

Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
a/Từ có hai tiếng có nghĩa    

b/Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính

c/Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp

d/Từ đượctạo ra từ một tiếng có nghĩa
Câu 2: Từ láy là gì?
a/Từ có nhiều tiếng có nghĩa

b/ Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu

c/ Từ có các tiếng giống nhau về phần vần

d/ Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa
Câu 3: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?
a/ xinh xắn    b/ gần gũi *     c/đông đủ     d/ dễ dàng
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
a/ mạnh mẽ      b/ ấm áp    c/ mong manh     d/thăm thẳm
Câu 5 : Câu văn :  «  Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn
thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá ». ( Khánh Hoài- Cuộc chia tay của
những con búp bê ) có :
a/ hai từ láy         b/ ba từ láy                    c/ bốn từ láy         d/ năm từ láy
Câu 6 : Câu văn : «  Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn
theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe » ( Khánh Hoài- Cuộc
chia tay của những con búp bê ) có :
a/ một từ láy                       b/ hai từ láy             c/ ba từ láy                       d/ bốn từ láy
Câu 7: Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như
“Gió dập sóng dồi”?
a/ lên thác xuống ghềnh         b/ Nước non lận đận         c/Nhà rách vách nát            d/ Gió táp mưa sa 
Câu 8: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
a/ai               b/ trúc               c/ mai            d/ nhớ
Câu 9:Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
a/Anh Nam là con trai của bác tôi,là Anh.        b/ Người là Cha, là Bác ,là Anh.
c/Bác biết rằng cháu rất chăm học.                 d/ Bác ngồi đó lớn mênh mông
Câu 10: Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì?
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
a/chủ ngữ            b/Vị ngữ              c/ Định ngữ              d/ bổ ngữ
Câu 11: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?
a/Ngôi thứ hai              b/Ngôi thứ ba số ít           c/ Ngôi thứ nhất số nhiều            d/ Ngôi  thứ nhất số ít
Câu 12: Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

a/Ở đâu         b/Khi nào             c/ Nơi đâu               d/ Chỗ nào
Câu 13: Trong những từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ “ sơn hà”?
a/ giang sơn        b/ sông núi            c/ nước non             D/sơn thủy
Câu 14: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
*a/thiên lí               b/ thiên thư             c/thiên hạ               d/thiên thanh
Câu 15: Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “ gia đình”
a/gia vị        b/gia tăng      c/ gia sản    d/ tham gia
Câu 16: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
a/xã tắc         b/quốc kì          c/ sơn thủy       d/ giang sơn
Câu 17: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm”?
a/ Cơm niêu nước lọ         b/ Lên thác xuống ghềnh         c/ Nhà rách vách nát              d/ Cơm  thừa canh cặn
Câu 18: Thế nào là quan hệ từ?
a/ Là từ chỉ người và vật;                  b/Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và  giữa câu với câu
c/ Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật ;          d/ Là từ mang ý nghĩa tình thái