Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :vvv
1. Nêu vài nét về tác giả và thể thơ của bài "Côn sơn ca"
2. Học thuộc phần phiên âm của bài thơ " Hồi hương ngẫu thư"
3. So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Qua đèo ngang và cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà
1. Từ đồng nghĩa là gì ? Có mấy loại từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ mỗi loại ?
2. Đặt câu với các cặp quan hệ từ : Nếu....thì , Mặc dù....nhưng , Vì ....nên
3. Viết 1 đoạn văn từ 8-10 câu chủ đề tự chọn có sử dụng từ đồng âm , từ trái nghĩa
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào phương án đúng: (5đ)
1. Từ ghép được cấu tạo gồm:
a. Từ ghép chính phụ.
b. Từ ghép đẳng lập.
c. Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
d. Từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa.
2. Từ "bất khuất, trung hậu" thuộc loại từ:
a. Từ đơn b. Từ phức - từ ghép
c. Từ láy - từ phức d. Từ đơn – từ ghép
3. Những từ phức có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng là:
a. Từ láy b. Từ phức c. Từ ghép đẳng lập d. Từ ghép
4. Vai trò ngữ pháp của Đại từ:
a. Làm chủ ngữ - vị ngữ
b. Làm định ngữ - bổ ngữ
c. Làm chủ ngữ - vị ngữ, phụ ngữ
d. Làm bổ ngữ
5. Từ " Tái phạm" có nghĩa:
a. Xúc phạm b. Quay lại đường cũ
c. Tiếp xúc trở lại d. Vi phạm trở lại
6. Yếu tố Hán Việt là tiếng:
a. Để cấu tạo từ ghép b. Để cấu tạo từ Hán Việt
c. Để cấu tạo từ phức d. Để cấu tạo từ láy
7. Từ đồng nghĩa là:
a. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
b. Những từ có nghĩa giống nhau
c. Những từ có nghĩa gần giống nhau
8. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống: "...... nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương."
a. Ngước đầu b. Quay đầu c. Ngẩng đầu d. Xoay đầu
9. Từ " Cờ" (Lá cờ), "Cờ" (Bàn cờ), các trường hợp này gọi là:
a. Từ trái nghĩa b. Từ đồng âm c. Từ láy d. Từ đồng nghĩa
10 "Nó ngồi lắng nghe cô giáo giảng bài đầu cuối giờ học". Xác định lỗi quan hệ từ trong câu trên:
a. Thiếu quan hệ từ
b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
c. Thừa quan hệ từ
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
II. TỰ LUẬN: (5đ)
Câu 11: Xác định từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong cả hai ngữ cảnh sau:
a. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
b. Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
(Ca dao)
- Từ đồng nghĩa: .....................................................................................
- Từ trái nghĩa: ........................................................................................
Câu 12: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
............. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc kiểu và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em tôi bỗng tru tréo lên giận dữ.........
Hãy thống kê các đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.
- Đại từ: ................................................................................................
- Quan hệ từ: ........................................................................................
- Từ Hán Việt: .......................................................................................
tui ne=)
kiem tra rui, met lam XD
neu ban mun de thi nhan chon minh, neu ko mun thi thui nha hihi
1: (2 điểm)
a) Có mấy loại từ láy? Trình bày đặc điểm về nghĩa của từ láy?
b) Xác định các từ láy trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng.
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
2 ( 3.0 điểm). Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
c) Viết đoạn văn ngắn để lí giải thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường được thể hiện trong đoạn văn
d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
3 (5,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)
1. Chép lại bài thơ " Bành trôi nước " . Bài " Bành trôi nước " có mấy lớp nghĩa , lớp nghĩ nào là nghĩa có giá trí trong bài thơ , vì sao ?
2. Chép lại bài " Nam quốc sơn hà " , vì sao văn bản này lại đc coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
3. Nêu sự khác nhau giữa cụm từ " ta với ta " trong bài Qua đèo ngang và Bạn đến chơi nhà.
đề ở lớp cậu toàn mấy câu trong SGK nhỉ, cô mình ns đề lớp tớ 2 câu trong SGK, 2 câu nâng cao.
Câu 1: Thể loại, vấn đề mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đưa ra là:
a. Văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em.
b. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
c. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của người mẹ trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
d. Là truyện ngắn viết về cuộc chia tay của những con búp bê.
Câu 2: Tại sao bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
a. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và cảnh cáo kẻ thù.
b. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm.
c. Nêu vai trò của vua Nam và cảnh cáo kẻ thù.
d. Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam được qui định trong sách trời.
Câu 3: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây:
a. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.
b. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân.
c. Hình thức ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể thơ lục bát.
d. Thường nhắc lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.
Câu 4: Tính đa nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) được thể hiện ở ý nào sau đây?
a. Bài thơ miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
b. Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.
c. Bài thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp hình thức, phẩm chất cao quý và số phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
d. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi nước và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.
Câu 5: Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông –Nguyên
b. Trước khi đi đón Thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long
c. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử
d. Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô Thăng Long
Câu 6: Văn bản nào sau đây được viết bằng hình thức của một bức thư?
a. Cổng trường mở ra
b. Mẹ tôi
c. Cuộc chia tay của những con búp bê
d. Buổi học cuối cùng
ngày mai tui kt phần tv ok tui kt văn ùi vs tập làm văn