Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế thì bạn làm như sau :
B1 : Lên link sau : https://vndoc.com
B2 : Đánh tên tài liệu cần tìm ở phần tìm kiếm
B3 : Download hoặc in cũng được
B4 : Thế là đã xong !
#Minh#
đề tiếng anh
I. Find the word which has a different sound in the part underlined.
1. A. tea | B. sea | C. health | D. team |
2. A. listen | B. mind | C. like | D. rice |
3. A. wanted | B. visited | C. needed | D. played |
4. A. cat | B. cinema | C. classroom | D. carving |
II. Choose the odd one out.
1. A. envelope B. stamp C.letter D. coach
2. A. friend B. uncle C. father D. sister
3. A. room B. picture C. house D. apartment
4. A. songbooks B. guitar C. equation D. music
III. Choose the most appropriate word or phrase to fill in each blank. (2.5 ms)
1. ............................ milk does she want? - A little.
A. How many
B. How much
C. How often
D. How long
2. In Physics, we learn............................how things work.
A. at
B. about
C. on
D. in
3. Catherine is English and............................
A. so am I.
B. I am too.
C. so do I.
D. A & B are correct.
4. I'll soon have a............................
A. 2-week holiday
B. 2-weeks holiday
C. 2- week holidays
D. 2-weeks holidays
5. A holiday by the sea is............................than a holiday in the mountains.
A. good
B. best
C. better
D. the best
6. There are............................expensive new flats next to the river.
A. some
B. little
C. much
D. any
7. If you want to find the meaning of new words, you can use a............................
A. picture book
B. story
C. dictionary
D. workbook
8. Most of the children enjoy............................Cartoon Network channel.
A. watch
B. to watch
C. are watching
D. watching
III. Rewrite the following sentences so that the second sentence means the same as the first one.
1. Where does he live?
-> What ……………………………………………………………………………………..?
3. Your book is newer than my book.
-> My book …………………………………………………………………………….
4. These books are so interesting .
-> What ................................................................................................!
5. Why don’t we go to the beach ?
-> What about ........................................................................?
1/Lúc sắp mưa: Trời bỗng dưng tối hẳn, mây đen ùn ùn kéo đến.Gió thổi mạnh,mát rượi, làm cho cây cối ngả nghiêng, bụi bay mù mịt. Mọi người ai cũng hối hả chạy ra sân để lấy quần áo đang phơi. Chim chóc nấp vào bụi cây để tránh mưa, gà vịt chạy tán lạn tìm chỗ trú.
2/Lúc bắt đầu mưa:Hạt mưa to và thưa, rơi xiên xiên xuống sân, kêu lộp bộp trên mái nhà. Gió ù ù thổi mạnh, mát rượi càng làm cho mọi người càng lúc càng chìm sâu vào giấc ngủ
3/Lúc đang mưa:Mưa to dần rồi mưa như trút nước, sấm đì đùng, chớp nhoang nhoáng, nước chảy cuồn cuộn trong sân rồi ồ ồ chảy xuống các cống rãnh. Cây cối ướt sũng nước. Có 1 chú gà con ham chơi ướt lướt thướt run rẩy ở góc sân nhà em
4/Lúc tạnh mưa:Những hạt mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Không khí mát mẻ, cây cối xanh tươi. Mọi người lại ùa ra sân tiếp tục công việc của mình. Chim chóc hót véo von. Gà mẹ lại lục đục dẫn lũ con đi kiếm mồi. Nắng lên, cầu vồng xuất hiên ra ở góc trời rất đẹp.Bầu trời sáng hẳn lên, lại trong xanh như mọi khi.
KB:Nêu cảm nghĩ của em về trời mưa
: - Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn.
Ví dụ:
( Câu có đủ hai bộ phận chính:
- Bạn đi xem phim không?
- Mình không đi được.
Câu rút gọn:
- Đi xem phim không?
- Không đi được. )
- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu.
Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn.
Ví dụ:
- Mưa! Mưa!
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng.
( Câu đặc biệt: Lại mưa. )
Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả,
Long Khanh K · 9 năm trước
11
Tán thành
6
Không tán thành
Báo cáo vi phạm
1 bình luận
Xếp hạng của người hỏi
* Giống nhau : có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ -> Ngắn gọn
*Khác nhau:
a) Câu rút gọn:
-Về bản chất câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi 1 số thành phần đó như chủ ngữ, vị ngữ,hoặc cả chủ ngữ-vị ngữ
-Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn làm thành phần gì trong câu
-có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần
b) Câu đặc biệt:
-là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
-Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu
- Không thể khôi phục lại được
1.* Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
VD: Quê hương! Quê hương thân yêu!
* Câu rút gọn là câu có thể đã lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
VD: Bạn Hồng ùa ra sân, sau đó là những bạn khác nữa.
Đừng cóp mạng AFK_GARENA ngắn gọn vừa phải
1, có mấy loại từ ghép? Nêu đặc điểm của mỗi loại từ ghép?
2, mỗi loại từ ghép có tính chất gì? Nêu rõ ??
3, có mấy loại từ láy? Nêu đặc điểm mỗi loại?
4, nghĩa của từ láy là gì?
Mình mới học có từng này ko à!!!!
Chúc bạn kiểm tra tốt nhé!!
Hình ảnh minh họa :
Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế - Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên.
Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết đến vậy chăng?
Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò. Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm khế như ngôi sao sáng trên bầu trời.
Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và nói rằng:
- Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé!
Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất. Thật may may, ông đã không ,mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:
- Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau như con người ấy.
Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông.
Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh.
Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.
1: (2 điểm)
a) Có mấy loại từ láy? Trình bày đặc điểm về nghĩa của từ láy?
b) Xác định các từ láy trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng.
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
2 ( 3.0 điểm). Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
c) Viết đoạn văn ngắn để lí giải thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường được thể hiện trong đoạn văn
d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
3 (5,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)
Câu 1 : Trình bày tóm tắt suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản Cổng trường mở ra - Lý Lan.
Câu 2: Định nghĩa từ ghép gì ? Lấy ví dụ về một số từ ghép.
Câu 3 : Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một loài cây.