K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2022

Tham Khảo:

 

Ngày nay, có bao người chỉ vừa mới gặp, dù chỉ là một trở ngại nho nhỏ là đã nản chí. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có những con người có ý chí, nghị lực, quyết tâm đạt được mục đích chính đáng của mình. Và từ chính những trải nghiệm của bản thân, họ đã nhận ra rằng: Có chí thì nên. Đây cũng chính là một bài học cho cuộc sống được truyền lại từ bao đời nay và trở thành bài học vô cùng quý giá cho biết bao thế hệ. Để hiểu được tại sao câu tục ngữ này lại có giá trị to lớn đến như vậy đối với đời sống của con người, chúng ta hãy cùng tìm hiểu?


 
Trước hết, chúng ta phải hiểu được ý nghĩa của lời khuyên này. Có chí thì nên mang ý nghĩa rất sâu sắc. Trong câu trên, “chí” được hiểu là ý chí, là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, là nghị lực, sự kiên trì của con người. Còn “nên” là sự thành công, thành đạt trong mọi việc. Từ đó, ta hiểu câu trên nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực thì nhất định chúng ta sẽ kiên trì vượt qua được mọi khó khăn, chông gai của cuộc sống để đi đến thành công. Còn nếu thiếu ý chí, ta sẽ không làm được gì cả, dần sẽ cảm thấy chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn. Vậy tại sao có “ý chí” thì con người sẽ có tất cả? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi này. Ý chí là mặt năng động, là nỗ lực khắc phục khó khăn của con người. Xét về tâm lí học, thì ý chí chính là một thuộc tính cá nhân. Nó không được tự sinh ra mà là được hình thành, tôi luyện trong quá trình con người đấu tranh với khó khăn, thiếu thốn, thử thách trong cuộc sống. Do vậy, không phải ai cũng có ý chí. Nhưng trong thực tế, có trường hợp người vốn thiếu quyết tâm, kém ý chí phấn đấu vậy mà do những va vấp, thất bại nên họ trở nên có ý chí cầu tiến, có quyết tâm thực hiện mục tiêu đã định. Những con người như thế ngày càng nhiều trong xã hội. Vậy người có ý chí là người không sợ nguy hiểm, không chùn bước trước khó khăn, kiên trì theo đuổi mục đích, dồn mọi nỗ lực để khắc phục khó khăn. Vậy nên, chúng ta dễ hiểu tại sao người có ý chí là người luôn thành công trong mục đích đề ra của mình. Không chỉ là cơ sở dẫn đến thành công trong cuộc sống, “ý chí” còn giúp chúng ta hình thành những nhân cách tốt đẹp trong mỗi con người.

28 tháng 3 2022

Tham khảo ở đây:

https://download.vn/chung-minh-tinh-dung-dan-cua-cau-tuc-ngu-co-chi-thi-nen-49041#:~:text=C%C3%A2u%20t%E1%BB%A5c%20ng%E1%BB%AF%20kh%E1%BA%B3ng%20%C4%91%E1%BB%8Bnh,g%C6%B0%C6%A1ng%20t%E1%BB%AB%20x%C6%B0a%20%C4%91%E1%BA%BFn%20nay.

6 tháng 5 2020

thanks

\n
6 tháng 5 2020

kcj ạ

\n
22 tháng 5 2022

đề bài ko hỏi j nx à ?

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
Một vấn đề trong đời sống cũng như trong văn học khi được đưa ra thảo luận có thể có khá nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí gây tranh cãi. Tuy vậy, mọi ý kiến trong buổi thảo luận đều cần được tôn trọng. Có như thế, cuộc thảo luận mới sôi nổi, thú vị và thật hữu ích.Chủ đề thảo luận: Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học sắp tới, lớp em tổ chức buổi...
Đọc tiếp

Một vấn đề trong đời sống cũng như trong văn học khi được đưa ra thảo luận có thể có khá nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí gây tranh cãi. Tuy vậy, mọi ý kiến trong buổi thảo luận đều cần được tôn trọng. Có như thế, cuộc thảo luận mới sôi nổi, thú vị và thật hữu ích.

Chủ đề thảo luận: Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học sắp tới, lớp em tổ chức buổi thảo luận về một nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng. Cô giáo nêu những chủ đề sau cho các nhóm thảo luận:

- Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô có phải là người xấu?

- Những ứng xử của Nét Len với thuyền trưởng Nê-mô có thể hiện sự vô ơn với ân nhân đã cứu mạng mình?

- Ông Quơn-cơ có sai không khi cố tình thử thách năm đứa trẻ lúc tham quan nhà máy sô-cô-la với ý đồ chọn người thắng cuộc để trao tặng nhà máy?

- Ích-chi-an là người may mắn được trao năng lực làm người cá hay là người bất hạnh?

- Bác sĩ Xan-van-tô là nhà khoa học tài năng hay là một tên tội phạm?

1
8 tháng 1

* Bài tham khảo

Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô có phải là người xấu?

Thuyền trưởng Nê-mô là người xấu

Thuyền trưởng Nê-mô không phải là người xấu

Lí lẽ 1: Không ai biết chút thông tin gì về Nê-mô

Bằng chứng 1: “Liệu sau này tôi có biết được quốc tịch của con người bí ẩn đã từ bỏ Tổ quốc mình không?

Bằng chứng 2: “Tôi chẳng nghe, chẳng nhìn thấy gì cả… Thậm chí là tôi chẳng thấy một bóng thủy thủ nào”

Lí lẽ 1: Ông ấy là một người tài giỏi

Bằng chứng: Nê-mô rất am hiểu về biển, ông phổ cập kiến thức cho giáo sư A-rô-nắc.

 

Lí lẽ 2: Ông là một người rất lạnh lùng

Bằng chứng 1: Chưa lần nào ông ta bắt tay tôi. Cũng chưa lần nào đưa tay cho tôi bắt

Bằng chứng 2: Tôi chờ thuyền trưởng Nê-mô nhưng ông ta không đến.

 Lí lẽ: Ông là một người rất chu đáo và có tình người.

Bằng chứng 1: Ông đã cứu sống nhóm người giáo sư A-rô-nắc

Bằng chứng 2: Bữa ăn đã dọn sẵn trên bàn.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'. 

- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực

+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.

- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.

+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.

+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.

- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.

+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.

* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ. Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:

- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.

- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.

+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.

+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "

- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.

Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".

- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.

11 tháng 3 2023

 

Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài  ca dao “Trong đầm gì đẹp    bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Đề cao trí tuệ của nhân dân

- Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen  đã được miêu tả một cách   khéo léo, tài tình

- Ý kiến 2: Qua hình ảnh     sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc

Lí lẽ và bằng   chứng

- Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ  ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

+ Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó,  em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại  câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu  trả lời

- Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ  ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan      niệm phong kiến về các tầng lớp       người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ

+ Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do  nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí

- Lí lẽ 3: người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.

+ Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra   đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm   chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần    phục của mình đối với nước láng       giềng”

+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất,    tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

   Bằng chứng 1.1: Trạng    ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu   ca dao, làm cho trở thành   tương đối và có tính thuyết phục

+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể      trong cây sen để chứng      minh cho câu thứ nhất.

  Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá  xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát   từ ngoài vào trong, rất tự   nhiên hợp lí

  Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác    dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu    sắc đáng chú ý của cây sen

  Bằng chứng 1.2.3: Từ      “chen” nói lên sự kết chặt   giữa hoa và nhị, chứng tỏ   đây là một bông hoa vừa   mới nở

+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài

+ Lí lẽ 2: Câu thứ tư: Gần   bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

+ Bằng chứng 2.1: Phần     nhiều đều chuyển ngay      sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó

+ Bằng chứng 2.2: “sen”     hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái       “đầm” và mùi “hôi tanh”     cũng được coi là hình ảnh   tượng trưng, ẩn dụ theo     nghĩa bóng

 

- Chi tiết chiếc lá cuối cùng

+ Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm     cho tâm trạng nhân   vật bất hạnh và có    phần Giôn-xi được hồi sinh

- Kết thúc bất ngờ

+ Cho đến cuối văn    bản, cũng tức là cuối   truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại   cho Giôn-xi về cái      chết của cụ Bơ-mơn,   về kiệt tác chiếc lá     cuối cùng

+ Người kể chuyện     không nói hộ ý nghĩ   của nhân vật cụ        Bơ-mơn, lại cố ý bỏ    qua không kể việc cụ  đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào

Mục đích viết

Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh

bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong  đầm gì đẹp bằng sen

Bình luận về sức hấp  dẫn của truyện ngắn  Chiếc lá cuối cùng

Nội dung chính

Khẳng định trí thông minh của nhân dân

Khẳng định sự đạt đến độ    hoàn mĩ hiếm có trong loại  ca dao vịnh tả cảnh vật      mang tính triết lí trong bài   ca dao Trong đầm gì đẹp    bằng sen

Khẳng định sức hấp    dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối    cùng và kết thúc bất   ngờ

14 tháng 2 2016

- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.