Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du
- Từ “tưởng” gợi lên được nỗi lòng khắc khoải, nhớ mong về người cũ tình xưa của Thúy Kiều. Trong lòng nàng luôn thường trực nỗi nhớ người yêu đau đớn, dày vò tâm can.
- Từ “xót” tái hiện chân thực nỗi đau đớn đến đứt ruột của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng không thể ở cạnh báo hiếu cho cha mẹ, nàng đau đớn tưởng tượng ở chốn quê nhà cha mẹ đang ngóng chờ tin tức của nàng.
Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” được sử dụng nhằm nhấn mạnh nỗi đau xót dày xé tâm can của Kiều khi lo lắng nghĩ về cha mẹ. Nàng băn khoăn không biết cha mẹ có được phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo không.
Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm)
2. Hai điển tích điển cố được sử dụng:
- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm (0,25 điểm)
- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. (0,25 điểm)
- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm)
3.
Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm)
- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm)
4. Viết đoạn văn
Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)
- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại
+ Nhớ đêm trăng thề nguyền
+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha
- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa
→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu
Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)
- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ
- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con
- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần
→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa
- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)
Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm)
“Tấm son” là từ ngữ dùng để chỉ tấm lòng son sắt, thủy chung, khôn nguôi nhớ về Kim Trọng của Thúy Kiều.
Cũng có thể Kiều đang cảm thấy tủi hờn, nhục nhã khi tấm lòng son bị vùi dập, hoen ố, không biết gột rửa thế nào cho hết.
“Người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên chính là cha mẹ Kiều.
- Kiều cảm thấy đau đớn, xót xa khi tưởng tượng ở quê nhà, cha mẹ và nàng vẫn tựa cửa ngóng đợi tin tức về nàng.
- Nàng xót thương, cảm thấy day dứt khi không thể “quạt nồng ấp lạnh” phụng dưỡng song thân.
Kiều một mình trơ trọi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng thì nỗi cô đơn của Kiều càng lúc càng dâng cao, và tâm trạng thương nhớ người yêu và người thân khắc khoải, da diết.
- Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng: Kiều luôn day dứt vì không thể đáp lại tình cảm và tấm lòng của Kim Trọng.
+ Nỗi nhớ về cảnh thề nguyền khiến Kiều thấy thương thân tủi phận, nàng thấy lại kỉ niệm thiêng liêng trong niềm nuối tiếc.
+ Thương xót, đau đớn nghĩ rằng Kim Trọng sẽ ngóng đợi khi không thấy Kiều.
+ Tấm lòng son sắt của nàng bị vùi dập, hoen ố không biết bao giờ gột rửa cho được.
→ Nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ da diết, đau đớn tới dày xé tâm can.
- Nỗi nhớ cha mẹ: thấy “xót” khi tưởng tượng cha mẹ vẫn ngóng đợi nàng.
+ Kiều tưởng tượng cha mẹ nơi quê nhà già yếu đi, không biết có ai chăm sóc chu đáo.
+ Mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ.
→ Nỗi nhớ thương của Kiều nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng thật xót xa, đau đớn. Nàng đã quên đi nỗi khổ, thực trạng của bản thân để hướng về người thân. Trái tim của nàng giàu tình yêu thương và đức hi sinh.
⇒ Kiều là người chung thủy, người con hiếu thảo, một người giàu đức hi sinh, lòng vị tha cao cả, đáng trân trọng.
Trình tự thương nhớ của Thúy Kiều: nhớ Kim Trọng trước, sau đó nhớ cha mẹ. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc, thật ra lại là rất hợp lý.
+ Kiều bán mình chuộc cha mẹ và em là đã thể hiện sự hiếu đễ của bản thân với công lao cha mẹ, nên nàng phần nào đỡ day dứt.
+ Đối với Kim Trọng, Kiều nhận thấy mình như một kẻ phụ tình, không đền đáp được tình cảm và tấm lòng của người yêu.