K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đoạn 3: Cho đoạn thơ: "Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim" Câu 1: Đoạn thơ trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của từng biện pháp? (chú ý biện pháp tu từ với biện pháp nghệ thuật) Câu 2: Thơ Bác vốn rất nhiều trăng, em hãy nêu một vài câu thơ có hình ảnh trăng...
Đọc tiếp

Đoạn 3: Cho đoạn thơ:

"Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Câu 1: Đoạn thơ trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của từng biện pháp? (chú ý biện pháp tu từ với biện pháp nghệ thuật)

Câu 2: Thơ Bác vốn rất nhiều trăng, em hãy nêu một vài câu thơ có hình ảnh trăng trong thơ của Bác.

Câu 3: Trong đoạn thơ trên, lí trí và tình cảm của tác giả mâu thuẫn hay thống nhất hài hòa với nhau? Điều đó thể hiện tình cảm gì ở tác giả?

Câu 4: Trong cuộc sống không phải lúc mọi sự việc đều được như ý nguyện của mình, bởi vậy nên mâu thuẫn xung đột giữa lí trí và tình cảm thường xuyên diễn ra trong mỗi người hơn. Nếu là anh (chị) anh chị sẽ chọn sống nghe theo lí trí hay nghe theo tình cảm. Hãy viết một đoạn văn trình nêu suy nghĩ của anh (chị) về lựa chọn đó. (Bài viết không quá 1 trang giấy thi).

18
8 tháng 5 2021

Đoạn 3:

Câu 1: Biện pháp tu từ

- Ẩn dụ: “vầng trăng” như tri kỉ của Bác, đồng thời, trăng cũng đẹp như tâm hồn Bác

- Nói giảm nói tránh: giấc ngủ bình yên để giảm nỗi đau và khẳng định sự thanh thản vẻ đẹp

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe nhói ở trong tim” à nỗi đau được cảm nhận tinh tế, tiếng nói của tình cảm lấn át tiếng nói của lí trí

Câu 2:

-         Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân dầy thuyền

-         Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

-         Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ

Câu 3: Mâu thuẫn. Lí trí bảo Bác còn sống, nhưng trái tim không thể phủ nhận nỗi đau Bác đã ra đi trong ngày độc lập. Nhưng sự mâu thuẫn này không bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau khiến ý thơ thêm tỏa sáng, thể hiện tình cảm vô bờ bến của cả dân tộc dành cho Bác.

Câu 4: Một số gợi ý:

- Câu mở đoạn phải nêu được, lí trí và tình cảm là hai trạng thái nhận cùng tồn tài trong một con người. Lí trí thường thuộc về nhận thức khối óc, trí tuệ. Ngược lại, tình cảm lại thuộc về nhận thức của trái tim.

- Mỗi một lối sống có những ưu và khuyết điểm riêng (biểu hiện, ý nghĩa, hạn chế)

- Nếu chọn lối sống theo lí trí:

+ Mọi việc sẽ được tiến hành có logic, có trình tự sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập và làm việc.

+ Nếu chỉ sống có lí trí dẫn tới vô cảm, chai sạn tâm hồn…

- Nếu chọn lối sống theo tình cảm, đề cao tình cảm cảm xúc:

+ Con người sẽ cảm thấy thỏa mái với những gì mình làm, được sống thật với chính bản thân mình, làm những gì mình thích.

 + Nhưng đồng thời dễ bị kích động trước những tác động xấu, lòng tốt đôi khi không được báo đáp

- Kết luận: Kết hợp để có một tâm hồn phong phú nhưng cũng có kế hoạch cụ thể chi tiết, vừa sống thật được với bản thân mình và vừa dễ dàng đạt được mục tiêu mà mỗi người đặt ra…(phân tích dẫn chứng)

- Liên hệ bản thân em.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.

30 tháng 12 2018

- Đoạn (a) chủ yếu theo phương thức tự sự:

    + Kể lại sự việc khi hai người xa nhau: nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ

    + Phương thức biểu cảm, nêu tình cảm của mình với Nhuận Thổ

24 tháng 6 2017

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

20 tháng 8 2019

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Cho đoạn văn" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn

" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu ,thật là đột ngột, không ngờ lại như thế .Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắp "Thế là một -hòa nhé !".Chưa hòa đâu bác ạ .Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc .Ơ,bác vẽ cháu đấy ư ?Không ,không ,đừng vẽ cháu!Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

1,Trích trong? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của vb có đoạn trích dẫn trên

2, Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Dùng một câu văn nêu chủ đề đoạn trích 

3,Phát hiện và ghi ra giấy 1 lời văn gián tiếp trog đọan trên

4,Viết 3-5 câu nêu suy nghĩ của en về quan niệm sống hạnh phúc của ng xưng cháu trog đv

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
7 tháng 12 2018

1. Trích trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Hoàn cảnh: trong một chuyến đi thực tế lên vùng núi Lào Cai những năm 1970 của tác giả.

2. Phương thức biểu đạt: tự sự.

Lời bộc bạch và sự khiêm tốn của anh thanh niên.

3. Lời văn gián tiếp: Câu "Chú ấy nói... Hàm Rồng.

4. Quan điểm sống của anh thanh niên trong đoạn trích thật đáng trân trọng. Anh vui với việc được cống hiến và hết mình vì công việc. Hơn thế, anh còn rất khiêm tốn và nỗ lực lập công góp phần xây dựng đất nước. Anh thanh niên là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bài 1(5.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể...
Đọc tiếp

Bài 1(5.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

                                                                        (Trích “Mây và sóng”, R.Ta-go)

Câu 1. Đoạn thơ trên có mấy cuộc đối thoại? Đó là cuộc đối thoại giữa những nhân vật nào? (1.0 điểm)

Câu 2. Hãy xác định 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ (1.0 điểm)

Câu 3. Tìm 01 câu thơ chứa hàm ý và cho biết hàm ý đó là gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Phân tích ý nghĩa triết lí của câu thơ: (1.0 điểm)

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Câu 5. Từ ý nghĩa bài thơ, hãy chia sẻ về một bài học mà em tâm đắc nhất (1.0 điểm)

Bài 2. (5.0 điểm) Viết đoạn văn (15-20 dòng), phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

-   Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

-   Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1)         

Giups được câu nào thì giúp mình với ạ T.T MÌNH CẦN GẤP LẮM

0
26 tháng 10 2018

Từ niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác. Hình ảnh Bác với giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Giữa vùng ánh sáng yên bình, trong lành đó, Người đang ngủ giấc ngủ bình yên. Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng tới vầng trăng thi vị trong tự nhiên, trong thơ của Bác. Những điều gần gũi, thân thương trong cuộc sống của người thủa sinh thời. Nhưng trong lòng tác giả không vì thế mà nguôi ngoai nỗi xót thương vì Người không còn nữa. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”, tác giả Viễn Phương thấy “nhói trong tim” nỗi đâu mất mát quá lớn, khi đất nước ngày độc lập không có Bác hiện hữu, đây là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. “Trời xanh” là ẩn dụ cho hình ảnh của Người, tấm lòng của Người còn mãi trong trái tim của dân tộc ta.