Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.
- Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp.
- Gồm các hoạt động : rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn.
- Ví dụ : hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình mồi.
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ- Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình.
- Ví dụ : cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu ; chó, mèo, hổ,.. đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.
- Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
3. Tập tính sinh sản- là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường bên ngoài (nhiệt độ) hoặc bên trong (hoocmon) gây nên hiện tượng chín sinh dục và các tập tính ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non,...
- Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra..) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục) .
- Ví dụ : gà trống, công đực khoe mẽ với con cái bằng các điệu múa hay màu lông rực rỡ ; hươu đực húc nhau, con nào thắng được giao phối với con cái.
- Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.
4. Tập tính di cư- Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản.
- Ví dụ : Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản.
- Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy.
- Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.
5. Tập tính xã hội
- Là tập tính sống bầy đàn, trong đàn có thứ bậc (hươi, nai, voi, khỉ, sư tử,... có con đầu đàn,) có tập tính vị tha (ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến),...
Tham khảo:
- Cua, tôm dùng càng để bắt mồi, kiếm ăn lúc chiều muộn
- Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá.
Tham khảo!
- Khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn sẽ giúp các cá thể trong cùng một loài hỗ trợ nhau cùng sinh sống và phát triển, tạo ra những thế hệ sau giúp duy trì loài, các cá thể sau sẽ được tiến hóa hơn và mang nhiều đặc tính tốt từ đời trước.
* Ví dụ về tập tính bẩm sinh:
- Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình.
- Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất .
- Gà trống gáy vào mỗi sớm.
- Chuồn chuồn đẻ trứng vào nước.
- Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa.
- Chão chuộc kêu sẽ báo hiệu cơn bão đã đi qua.
- Chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ.
- Cá chuối bố mẹ chăm sóc cá chuối con .
- Cá ngựa vằn ăn trứng của mình….
- Việc sinh con của gấu cái sẽ diễn ra vào kì ngủ đông.
* Ví dụ về tập tính học được:
- Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ.
- Sư tử non học tập để săn mồi.
- Khỉ con học cách leo trèo.
- Chim non học tập để có thể bay.
- Trên các đồng cỏ, các loài thú ăn cỏ sẽ luôn thay nhau vừa ăn vừa canh chừng thú ăn thịt.
- Cá voi con sẽ học cách ép mỏ vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa.
- Rái cá học cách “xây đập nước” để ở.
- Trước kì ngủ đông, các con gấu thường cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng chuẩn bị cho việc không ăn trong suốt mùa đông.
- ….
Tham khảo!
• Các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 là các tập tính bẩm sinh.
• Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp:
- Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…
- Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Các con gấu cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên trước kì ngủ đông; Tập thể dục buổi sáng ở người;…
- Ví dụ về tập tính hỗn hợp: Tập tính săn mồi của hổ (bẩm sinh hổ có khả năng săn mồi, qua học tập và rèn luyện thành kĩ năng săn mồi); Tập tính xây tổ của chim; Tập tính bắt chuột của mèo;…
- Tập tính sinh sản: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với hươu cái.
Tham khảo!
- Sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được:
Tiêu chí | Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được |
Nguồn gốc | Có tính bẩm sinh, do gene quy định. | Hình thành trong đời sống cá thể. |
Tính chất | Di truyền, rất bền vững, đặc trưng cho loài. | Không di truyền, dễ mất đi nếu không được củng cố, mang tính đặc trưng cá thể. |
Tác nhân kích thích | Tác nhân kích thích thích ứng với thụ thể cảm giác. | Tác nhân kích thích bất kì đối với thụ thể cảm giác. |
Số lượng | Số lượng có giới hạn. | Số lượng không giới hạn. |
Trung ương | Tuỷ sống, thân não. | Có sự tham gia của vỏ não. |
- Một số ví dụ về hai loại tập tính trên:
+ Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…
+ Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Tập thể dục buổi sáng ở người;…
Các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau:
Trong mỗi đàn voi đều có con đầu đàn.
Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và tổ.