Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sáu dòng thơ đầu: Niềm xót thương cho số kiếp hồng nhan bé mọn, hẩm hiu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh.
- Hai dòng thơ cuối: Niềm xót thương cho bản thân (Tố Như) và nỗi mong mỏi có bạn tri âm, ít ra là trong hậu thế có thể thấy hiểu nỗi lòng.
=> Nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ bền chặt. Tác giả trông người lại ngẫm đến ta, thấy càng “thương người” thì càng “thương mình”. Cụm từ “ngã tự cư” trong dòng thơ thứ sáu là cái bản lề giữa hai phần của bài thơ.
=> Tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông: Nguyễn Du bất an, bơ vơ giữa dòng đời nhiều thăng trầm, loạn lạc, không biết thế thời đâu là đúng, đâu là sai. Lời tâm sự của ông ẩn chứa bao mỗi bi thương của thời đại. Nguyễn Du khóc thương nàng Tiểu Thanh, cũng chính là khóc thương cho chính mình.
Môi trường sống mà em muốn đó chính là một xã hội công bằng, mọi người sống chan hòa, có đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng, máy móc và trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho công việc và sinh hoạt. Đó là một không gian đủ hợp lí để mỗi người có không gian riêng, không bị bó hẹp.
- Những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở bài hát nói:
+ Con người dốc lòng dốc sức phụng sự quốc gia nhưng vẫn chăm chút cho đời sống cá nhân cá tính.
+ Quyết liệt, cương nghị, nhưng vẫn hào hoa phong nhã.
+ Nghiêm trang, cẩn trọng, chu toàn nhưng vẫn cười cợt, dí dỏm, hài hước.
- Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề là khẳng định vị thế, chức phận của con người trong mối quan hệ với xã hội và thời đại. Bài ca ngất ngưởng bao gồm những chủ đề khác: đời sống cá nhân và cái tôi cá tính, cách thức lựa chọn và hành động để tạo ra những giá trị sống có ý nghĩa đích thực,...
Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Nguyễn Du – một bậc thầy của ngôn ngữ trong văn chương. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là yếu tố quan trọng để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc. Nguyễn Du yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Có biết bao nhiêu lí do để ta trân trọng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và lí do lớn nhất, chính đáng nhất chính là nhân cách cao đẹp của ông, kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa tài và tình Nguyễn Du.
Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Sở dĩ ông nói vậy bởi Nguyễn Du là con người của thời đại trước, đã cách nhà thơ Tố Hữu hàng hai trăm năm nên mới gọi cụ là “người xưa”. Đồng thời, xuất phát từ nhận thức và tình cảm sâu sắc với cụ, liên hệ giữa quá khứ với thực tại, Tố Hữu muốn khẳng định với thế hệ tương lai rằng những tư tưởng của Nguyễn Du, tài năng của cụ đã vượt thời gian, cụ đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam, và không chỉ là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam mà còn vươn ra tầm thế giới, với những tác phẩm để đời thành công.
- Những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối được lặp đi lặp lại khắc họa sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình: từ mơ tưởng trở về thực tại, con đường cô đơn với những nỗi buồn xa vắng.
- Để lấy lại cảm giác bình yên trên những “con đường mùa đông” trong cuộc đời chúng ta hãy nghĩ về những điều tốt đẹp của cuộc sống, sự ấm áp đến từ gia đình, người thương và cả những hy vọng về tương lai tốt đẹp…
Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều. Từ đó đặt ra vấn đề về quyền được sống, khao khát được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa.
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả tiếc thương cho Tiểu Thanh, bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh. Từ sự đồng cảm, nhà thơ nâng lên thành triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Nguyễn Du tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch với nàng. Từ sự thương người, tác giả đột ngột chuyển sang thương mình. Tác giả băn khoăn: không biết người đời sau có ai “khóc” cho mình không? Nhà thơ mong người đời sau sẽ đồng cảm và sẻ chia với mình. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” không chỉ là niềm cảm thông của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh, mà còn tâm sự sâu kín của nhà thơ. Qua đó, ta thấy Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo, giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.
Thể hiện nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn chân chính. Ông thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy được một người tri kỉ ở quá khứ nhưng cũng vừa hoài nghi, vừa mong ngóng một tấm lòng trong tương lai.