K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2017
Trăng vào cửa sổ đòi thơ Chỉ một câu thơ mà nói rõ phẩm chất thi sĩ tuyệt vời của Bác. Không là thi sĩ đích thực, không mang một hồn thơ dạt dào nhạy cảm, không thể viết được một câu thơ như thế – nhất là trong những ngày bề bộn, căng thẳng của chiến trận. Câu thơ dịch của Huy Cận cũng đã "rất thơ", nhưng nếu đọc nguyên tác chữ Hán ta sẽ phát hiện ra những điều mới mẻ, độc đáo trong hồn thơ của Bác. Trong giấc Mộng Đẹp này trăng nhập hẳn vào thế giới con người (điều chưa từng có trong thơ trăng Bác Hồ), thân mật trong cử chỉ (thôi song – đẩy cửa sổ), tự nhiên trong cách ăn nói (thi thành vị? – thơ xong chưa?), rõ ra người bạn tri âm tri kỉ thường đến với nhà thơ vào những đêm trăng đẹp. Bác phải yêu trăng và yêu thơ đến mức nào thì trăng – thơ mới đi vào trong giấc mơ của Bác để thành giấc mộng đêm thu tuyệt diệu,của Người. Nhưng cái đẹp nhất của giấc mộng này không phải ở trăng – thơ mả ở chính con người. Yêu trăng và yêu thơ như thế, nhưng trăng và thơ đã lùi xuống hàng thứ hai để nhường chỗ cho điều mà, Bác quan tâm, lo lắng nhất – cũng là "ham muốn tột bậc" của Bác: Quân vụ nhưng mang vị tố thi (Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau) Và kì diệu biết bao, điều quan tâm lo lắng vì nước, vì dân ấy lại đến ngay cả trong giấc mơ khi Bác vừa chợp mắt sau một ngày làm việc căng thẳng. Bác tỉnh ngay cả ở trong mộng như xưa kia trong tù, Bác nhớ nước cả trong mơ. "Có đại giác thì mới có đại mộng" (Mai đình mộng kí) – đây là "đại mộng” của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong giấc mơ trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh, là sự hài hòa tuyệt điệu giữa tinh thần chiến sĩ và cốt cách thi sĩ trong con người Bác. Trong cuộc đời và trong thơ ca, từ xưa đến nay, có giấc mộng nào đẹp hơn thế nữa? Nhưng giấc mộng đêm thu ấy chỉ đẹp trọn vẹn với ý nghĩa sâu xa của nó chỉ tiếng chuông lầu báo tin thắng trận. Chuông lầu như cái bản lề nối liền Mộng và Thực, và bài thơ đã được phát triển theo cái tứ độc đáo: từ Mộng đẹp biến thành Thực đẹp: Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. Nếu Mộng đẹp tràn ngập ánh trăng lung linh huyền ảo thì Thực đẹp lại rộn vang tiếng chuông giòn giã báo tin thắng trận. "Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” – tiếng chuông lầu trên núi cổ kính như từ một thời xa xưa vọng về, lại mở ra một hiện thực sống động của cuộc sông đánh giặc ngày hôm nay, làm cho hiện thực ấy càng ngời sáng rực rỡ. Mộng đẹp và Thực đẹp ấy thống nhất với nhau trong cấu tứ thơ Đường: không trực tiếp mô tả sự việc mà chủ yếu là thống nhất hóa sự vật giữa hai mặt đối lập hay hai mặt tương ứng. Thơ trong tù của Bác thường thống nhất giữa hai mặt đối lập, còn thơ kháng chiến của Bác lại thường thống nhất giữa hai mặt tương ứng. Ở bài thơ này là sự thống nhất giữa Mộng đẹp và Thực đẹp, cũng là sự thống nhất giữa Tĩnh và Động, giữa Lãng mạn và Hiện thực. Từ Mộng đẹp mà có Thực đẹp; Thực đẹp là sự phát triển tự nhiên, lôgic, tất yếu của Mộng đẹp, là kết quả của Mộng đẹp đồng thời là sự minh chứng hùng hồn cho Mộng đẹp. Có Mộng đẹp thì mới có Thực đẹp, có "việc quân đang bận" trong giấc mơ trăng thì mới có ”tin thắng trận liên khu báo về" trong cảnh thực. Mộng và Thực hô ứng, xoắn xuýt, cộng hưởng với nhau hoàn chỉnh tứ thơ toàn bài. Và ta hiểu cái "tin thắng trận" này có nguồn gốc sâu xa từ con người mà trong giấc mơ trăng vẫn nhớ đến nhiệm vụ đánh giặc. Con người đẹp ấy có một giấc mơ đẹp và chính cái "đại mộng" này đã làm nên một bài thơ trăng vào loại đẹp nhất trong chuỗi ngọc thơ trăng của Bác: một bài thơ trăng đe báo tin thắng trận, một bài thơ đậm đà phong vị Đường thi nhưng lại ngời sáng tinh thần thời đại.
27 tháng 8 2017

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên thu báo về

=>Nhân hóa

=>Đây là một trong nét đặc sắc thi pháp thơ Hồ Chí Minh. Và đặc biệt cách cấu tứ này giúp ngươi đọc cảm nhận được một điều hết sức tinh tế nhưng vô cùng sâu sắc của Bác đối với trăng. Bác yêu trăng, tình yêu đó gắn chặt với tình yêu Tổ quốc. Đây chính là bài học sâu sắc người đọc thu nhận được khi đọc lại những vần thơ trăng của Bác.

21 tháng 9 2017

Đáp án cần chọn là: B

10 tháng 1 2022

 - Biện pháp tu từ hoán dụ qua các hình ảnh “nón mê, áo tơm”, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

 - Hình ảnh của nón mê và áo tơm đều là hình ảnh hoán dụ của người mẹ, của người phụ nữ lao động lam lũ, trải qua những vất vả và hy sinh thăng trầm. Tác dụng: diễn tả một cách sinh động, chân thực, giàu tình cảm và cảm xúc những sự hy sinh và lam lũ của mẹ.

14 tháng 11 2021

BPTT: Ẩn dụ và so sánh

  Mảnh vá đã một thời lưng mẹ

      Sao bây giờ lại còn nỡ vịn vai em(Ẩn dụ)

      Anh mặc áo lành đi giữa phố đông chen 

      Mảnh vá ấy đốt lòng như vết bỏng(So sánh).

Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sinh động, chân thật

Cho thấy cô gái trẻ đã dành lại những thứ tốt đẹp nhất cho anh em còn mình thì mặc áo vá. Qua đây, chàng trai cũng cảm thấy thương cô gái vì phải mặc áo vá nên cảm thấy vết vá ''như vết bỏng''. 

14 tháng 6 2022

Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong 3 khổ thơ đầu của bài thơ Lũy tre 

21 tháng 8 2018

Đáp án C

9 tháng 3 2017

Đáp án cần chọn là: A

Nội dung chính của đoạn trích sau:“Thường thì cứ chạy xe xong trở về thành phố, việc đầu tiên cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào hiệu giải khát, nhấm nháp chút gì đó và tất nhiên, có uống một li rượu lử người. Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy…Thế rồi, tôi thấy chú bé ở cửa hàng giải khát, hôm sau vẫn lại thấy – thằng bé rách bươm xơ mướp…Tức là, ông...
Đọc tiếp

Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Thường thì cứ chạy xe xong trở về thành phố, việc đầu tiên cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào hiệu giải khát, nhấm nháp chút gì đó và tất nhiên, có uống một li rượu lử người. Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy…Thế rồi, tôi thấy chú bé ở cửa hàng giải khát, hôm sau vẫn lại thấy – thằng bé rách bươm xơ mướp…Tức là, ông bố đẻ của nó đã có thời mặc bành tô da, và nó chợt nhớ lại, Đấy, trí nhớ trẻ con cứ như quầng sáng mùa hạ, soi sáng tất cả trong chốc lát rồi vụt tắt. Trí nhớ của chú bé ấy cũng như vậy, như quầng sáng, cứ chợt lóe lên như thế”.

A.   Trước khi Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a gặp nhau

B. Cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a


 

C. Số phận hẩm hiu của Xô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga


 

D. Cuộc sống của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a


 

1
31 tháng 3 2018

Đáp án cần chọn là: B