K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2017

150 canh

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em làm thuốc chữa bệnh cho mẹ, Phật nói: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó, hoa cúc có rất nhiều cánh… Ngày nay hoa cúc vẫn được dùng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em làm thuốc chữa bệnh cho mẹ, Phật nói: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó, hoa cúc có rất nhiều cánh… Ngày nay hoa cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của hoa cúc là Liêu Chi. ( Theo “Người mẹ và phái đẹp”. NXB văn hóa, HN 1990)

1.Văn bản trên nhằm giải thích điều gì ? Đặt tựa đề cho văn bản ? ( 1.0đ) 2.Phương thức biểu đạt nào là chính ? 2 đoạn văn trên có câu chủ đề hay không ? Vì sao ?

3.Chỉ ra thông điệp (nội dung chủ yếu) mà nhà văn muốn nhắn nhủ qua câu chuyện ?

4.Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản trên ?

1
1 tháng 3 2023

1. Nhằm giải thích sự ra đời của hoa cúc. 
Tựa đề: 'Sự tích bông hoa cúc''

2. PTBĐ chính: Tự sự

2 đoạn văn nào em?

3. Thông điệp: Sự hiếu thảo và tình yêu thương mẹ vô bờ bến của cô bé

4. Bài học: Chúng ta nên biết yêu thương, hiếu thuận với cha mẹ

Báo hiệu lời nói trực tiếptrí não bảo z:)

18 tháng 1 2022

đều đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật

3 tháng 9 2021

-Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ : phụ chú

-Phật : CN1

-nói thêm : VN1

-hoa cúc : CN2

-Có bao nhiêu cánh : VN2

-Người mẹ : CN3

-sẽ sống thêm bấy nhiêu năm : VN3

3 tháng 9 2021

Kiểu câu: Câu đơn có thành phần mở rộng ở phần vị ngữ

Những bài văn bất hủ của học sinh(8)Đề: Tả cây chuối.Trước cửa nhà em có một cây chuối. Rễ của nó cắm sâu xuống lòng đất. Sáng nào em cũng vun đất cho cây, trưa em vun đất cho cây, chiều em cũng vun đất cho cây. Quả của nó sum suê, rụng cả xuống đất.Đề: Tả con bò.Giữa trưa hè nóng nực, em thấy con bò kéo xe trên phố, mồ hôi chảy ròng ròng. Em học tập con bò tính cần cù chăm...
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ của học sinh(8)

Đề: Tả cây chuối.

Trước cửa nhà em có một cây chuối. Rễ của nó cắm sâu xuống lòng đất. Sáng nào em cũng vun đất cho cây, trưa em vun đất cho cây, chiều em cũng vun đất cho cây. Quả của nó sum suê, rụng cả xuống đất.

Đề: Tả con bò.

Giữa trưa hè nóng nực, em thấy con bò kéo xe trên phố, mồ hôi chảy ròng ròng. Em học tập con bò tính cần cù chăm chỉ.

Đề: Tả cây bàng.

Sân trường em có một cây bàng trồng đã 3 năm cao 3 mét, nặng 2 kg, tán xoè như một cái ô.

Đề: Tả mái đình.

Hôm nay cô giáo cho chúng em về làng quê chơi, đầu làng có cái mái đình cong cong, khi chúng em đến mái đình rung rinh chào đón chúng em.

Đề: Tả về người mẹ.

Mẹ em rất dễ thương, mắt mẹ em như hai hòn bi ve, mái tóc mẹ em đen nhánh, má mẹ em mũm mĩm.

Đề: Tả con đường đến trường.

Nhà em cách trường không xa, hàng ngày em đều đi trên con đường nhỏ ấy. Những ngày nắng thì không sao nhưng cứ đến mùa mưa thì nước ngập lên tận bẹn.

Đề: Tả vườn rau muống.

Nhà em có một vườn rau muống. Chiều chiều mẹ em lại bắc thang lên hái lá về nấu canh.

Đề: Tả con gà.

Con gà nhà em mới nở trông đến là xinh đẹp, cái đầu nó to như một nắm tay, còn mình nó to như hai nắm tay.

Đề: Tả một thắng cảnh.

Tuần trước, bố mẹ em cho em đi thăm rừng Cúc Phương. Rừng Cúc Phương toàn là hoa cúc phương.

2

có 1 ko 2

1 tháng 3 2018

LIKE

8 tháng 6 2019

Có 2 mạch kể:

- Trong mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.

- Trong mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.

24 tháng 7 2017

Chọn đáp án: B

16 tháng 8 2016

I Mở bài:

  Cánh đồng lúa ấy ở đâu? Em thấy nó vào dịp nào?

II Thân bài:

Tả bao quát:

Cánh đồng ấy vào thời gian nào ( sáng, trưa,........)

Nó rộng hay hẹp, xung quanh nó có những gì?

Màu sắc ( xanh tốt,........)

Tả chi tiết:

Cảnh vật , không khí của buổi ấy.

Con người làm việc ra sao? Những đứa trẻ thì như thế nào? ( thả diều,........)

Mọi thứ xung quanh ra sao?

III Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về cảnh tả.Ấn tượng của mình về cảnh đó.

Đây là ý kiến riêng của mình nhé! Bạn cứ tham khảo nếu có chỗ nào sai sót mong bạn bỏ qua cho!! Chúc bạn học tốt!

16 tháng 8 2016

ko có gì

chuyên văn nên bài nay ít nhất phải 4 mặt giấy 

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.