Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ệnh HIV/AIDS khi được nhắc đến thì chắc hẳn ai cũng biết nó là một căn bệnh thế kỉ, bởi nó đã xuất hiện vào năm 1959 tại Châu Phi cho đến nay mà vẫn chưa có thuốc chữa.
HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus, nó là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. AIDS còn được gọi là sida, nó là một bệnh mãn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được. Vì thế người bệnh thường mắc phải những triệu chứng như viêm da, tiêu chảy, đau mắt, lao phổi,... nhưng lại hoàn toàn không có khả năng hồi phục, dẫn đến suy kiệt, rồi tử vong
Có khi nào bạn tự hỏi: “ Tại sao chúng ta chưa thể đẩy lùi đại dịch này ?”. Câu
trả lời là chính vì con người chúng ta quá ích kỉ và hèn nhát bởi khi nhắc đến bệnh HIV/AIDS, người ta thường nghĩ đó là một căn bệnh không có thuốc chữa, chỉ có con đường chết mà thôi. Nên mọi người sợ lây nhiễm HIV/AIDS và rồi sẽ chết, nên cách tốt nhất là cứ tránh xa họ. Không những thế họ còn nghĩ những điều thật tệ hại đó là những người nhiễm HIV/AIDS là những người ăn chơi sa đọa, đàng điếm, tội lỗi…nên sự chết, đau khổ, mọi người xa lánh… là hậu quả mà họ phải chịu. Nhưng họ có đâu có hiểu được rằng người nhiễm HIV/AIDS không phải hầu hết đều là mại dâm, ăn chơi xa đọa…, mà họ có thể bị lây nhiễm qua đường máu, bơm chung kim tiêm chưa sát trùng, từ mẹ sang con hay một sự va chạm chảy máu khi tiếp xúc với người có HIV/AIDS.
Để khắc phục được tình trạng đó thì mỗi chúng ta cần phải nỗ lực phấn đấu hết mình để học tập tốt hơn nữa, phải tìm hiểu, tự nâng cao nhận thức của mình về căn bệnh HIV/AIDS để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của nó. Đặc biệt, mỗi chúng ta hãy trở thành những tuyên truyền viên xuất sắc, mang những kiến thức cần thiết về HIV/AIDS đến cho tất cả mọi người. Hãy tham gia tích cực vào các hoạt động thiết thực như các cuộc thi, các buổi tham gia cổ động, các phong trào tình nguyện giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời, một nhiệm vụ quan trọng nhất đó là xé tan đi tấm lưới vô hình đang vây lấy những người bị nhiễm HIV/AIDS bằng cách phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chăm sóc giúp đỡ và chống kì thị, phân biệt đối xử với họ, bớt đi một ánh mắt vô cảm là giúp cho những người nhiễm HIV/AIDS không còn lo sợ, bớt đi một cái nhìn thờ ơ là tiếp thêm sức mạnh cho họ chống lại bệnh tật, một cái bắt tay thân thiện sẽ cho họ những nụ cười để vững tin hơn vào cuộc sống, chúng ta hãy mở rộng trái tim đồng cảm, hãy cùng nắm tay, sát cánh bên nhau để giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS.
Chính vì thế điều đó cho ta nhận thức được dù bạn là ai, ở địa vị nào đi chăng nữa bạn cũng là một con người có tâm hồn, có trí khôn và có một lương tâm lương thiện. Các bạn hãy dùng ân ban của đời bạn là tâm hồn lương thiện của mình mà quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người nhiễm HIV/AIDS và có cái nhìn thân thiện với họ.
Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:
- Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…
- Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…
- Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…
1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)
1 số phương ngữ Trung (miền Trung)
1 số phương ngữ Nam (miền Nam)
Có lẽ ai trong cuộc đời cũng đều có một ước mơ của riêng mình. Bởi “không ai đánh thuế ước mơ” - chúng ta luôn có quyền mơ ước những điều tốt đẹp cho bản thân.
Ước mơ chính là những dự định, khao khát mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Có ước mơ to lớn, cũng có ước mơ nhỏ bé. Nó trở thành động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn đến mục tiêu mà mình đã định trước.
Ước mơ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Người ta ví ước mơ giống như ngọn đuốc soi đường cho chúng ta biết hành động và hướng chúng ta đến những đường tốt đẹp. Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng chính là lúc chúng ta được mọi người công nhận năng lực của mình. Mỗi con người sinh ra đều là một phần tử nhỏ bé của xã hội nhưng không thể vì vậy mà ta để mình nhạt mờ đi giữa đám đông.
Ước mơ giúp con người chứng minh cho xã hội thấy mình là người có giá trị. Nó thúc đẩy con người phải tự mình hành động, theo đuổi đam mê. Khi muốn theo đuổi ước mơ, con người phải thật sự cố gắng. Dù biết rằng con đường đi tới ước mơ vô cùng khó khăn, nhưng không có thành công nào mà đường đi của nó lại trải đầy hoa hồng. Bởi vậy ta cần phải chấp nhận khó khăn là một phần của cuộc sống và ta phải vượt qua nó thì mới có thể thành công. Trong hành trình gian nan ấy, ước mơ là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn, bạn sẽ nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp. Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới tương lai, không quản những gian nan, nghiệt ngã của cuộc đời để chinh phục ước mơ.
Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ và mục đích sống. Để đạt được ước mơ, chúng ta cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những hành trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình. Đó cũng chính là điều mà mỗi người cần có cho hành trình đi tới tương lai.
Nghị luận về ước mơ trong cuộc sống ngắn gọn - Mẫu 7
Để sáng tạo tương lai, cần bắt đầu bằng một ước mơ. Ước mơ hay chính là những khao khát, mong muốn mà ta luôn cố gắng để hiện thực hóa trong tương lai. Nếu như cuộc đời là một con đường dài nhiều ngã rẽ, thì ước mơ chính là đích đến của con đường ấy. Có ước mơ là chúng ta có thêm động lực để phấn đấu.
Ước mơ, khát vọng giống như chiếc đồng hồ báo thức, đánh thức ta mỗi lúc còn chênh vênh, vô định trên bước đường đời. Ước mơ với mỗi người là khác nhau. Có những ước mơ giản dị, là nụ cười trên môi những đứa con của cô bán hàng rong giữa dòng đời thường nhật. Có ước mơ lớn lao, muốn trở thành tỉ phú của cậu học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Chẳng ai đánh thuế những ước mơ, ước mơ rất diệu kì nhưng không hề khó để có được. Nếu không mơ, sống không có khát vọng, hoài bão thì đâu là câu trả lời cho những hành động bạn đang làm hàng ngày, những nỗ lực mà bạn đang bỏ ra? Nếu không phải là mong muốn, ước vọng về một nền hòa bình độc lập cho dân tộc, thì người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong một ngày tháng 6 năm ấy làm sao có thể can đảm, dũng cảm rời bến cảng Nhà Rồng để chính thức bắt đầu cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước? Nếu không phải là ước mơ về những năm tháng say mê học hỏi trên giảng đường đại học, thì làm sao hàng ngàn sĩ tử có thể quyết tâm ôn luyện, học tập từng ngày như vậy?
Con đường đời sẽ bớt những sai lầm không đáng có nếu ta xác định được đích đến, ước mơ của bản thân mình. Thật đáng buồn, đáng phê phán những cuộc đời vô nghĩa, những con người sống mà không có khát vọng, hoài bão. Ước mơ không phải là mơ mộng hão huyền, những dự định là ước mơ tốt đẹp khi dự định ấy nằm trong khả năng cố gắng của bạn, những dự định mà bạn có thể hoàn thành bằng lòng quyết tâm, kiên trì và lương thiện.
Viết về ước mơ, tôi tự nhìn lại mình, nhận thức được vai trò của ước mơ trong cuộc sống và sẽ tận tâm, tận hiến, hết mình để hiện thực hóa ước mơ tôi. Ở trên đời, mọi chuyện sẽ không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn.
- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân
+ Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thức khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh)
+ Bồn bồn (một loại thân mềm, số ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây nam Bộ)
- Đồng nghĩa nhưng khác về âm
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
Cá quả Lợn Ngã Mẹ Bố |
Cá tràu Heo Bổ Mạ Bọ |
Cá lóc Heo Té Má Tía, ba |
- Đồng âm khác về nghĩa
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
ốm: bị bệnh hòm: chỉ thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy.
|
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân
+ Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thức khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh)
+ Bồn bồn (một loại thân mềm, số ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây nam Bộ)
- Đồng nghĩa nhưng khác về âm
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
Cá quả Lợn Ngã Mẹ Bố |
Cá tràu Heo Bổ Mạ Bọ |
Cá lóc Heo Té Má Tía, ba |
- Đồng âm khác về nghĩa
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
ốm: bị bệnh hòm: chỉ thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy.
|
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
Cuộc sống luôn gửi gắm đến con người những nghĩa cử cao đẹp, mong muốn con người sống có ích và truyền tải những thông điệp văn minh đến các thế hệ. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã để lại nhiều bài học sâu sắc về nghĩa cử cho đi và nhận lại vô cùng thấm thía.
Vậy thế nào là cho và nhận? Cho ở đây mang nghĩa bao quát; đó là khi chúng ta yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để khiến cho xã hội này tốt hơn. Còn nhận ở đây là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi chúng ta cho đi, giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương, giúp đỡ lại khi mình rơi vào tình huống khó khăn. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác để cộng đồng, xã hội ngày càng vững mạnh trên nền tảng tình cảm.
Làm thế nào để nhận biết được những người sẵn sàng cho đi? Sẵn sàng cho đi là khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác dù là không thân thiết, quen biết khi họ gặp khó khăn cũng như không từ chối người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Người sẵn sàng cho đi còn là người hết lòng vì người khác với mong muốn xã hội tốt hơn, mong cuộc sống của người bất hạnh tốt đẹp hơn mà không hề toan tính thiệt hơn hay mong được tư lợi.
Việc cho đi mang nhiều lợi ích, ý nghĩa lớn lao cho cuộc đời. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại những điều xứng đáng: đó là sự thảnh thản, thoải mái khi nhìn cuộc sống của người khác tốt đẹp hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những người sẵn sàng cho đi mà không toan tính sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại khi chúng ta gặp khó khăn,…
Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng sống với tình thương, sẵn sàng cho đi, giúp đỡ người khác. Ngoài kia vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết sống cho bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội lên án.
Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều
2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
. - Nội dung của tám câu thơ: Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.
b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
Chọn đáp án: D