Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Từ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, ...
-> Phương ngữ Trung, được sử dụng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- Tác dụng: góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tích cách của người mẹ (mẹ Suốt – bà mẹ Quảng Bình anh hùng) trên vùng quê ấy; tô đậm vùng miền, làm tăng sự giá trị gợi cảm của tác phẩm.
- Từ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, ...
-> Phương ngữ Trung, được sử dụng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- Tác dụng: góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tích cách của người mẹ (mẹ Suốt – bà mẹ Quảng Bình anh hùng) trên vùng quê ấy; tô đậm vùng miền, làm tăng sự giá trị gợi cảm của tác phẩm.
rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
b, Những dạng đề tương tự
- Nêu nhận xét, suy nghĩ về hiện tượng hút thuốc lá trong thanh niên ở Việt Nam những năm gần đây
- Nêu suy nghĩ vè hiện tượng bệnh thành tích
Câu tục ngữ trên khuyên ta cần cân nhắc khi nói để tránh làm mất lòng hoặc tổn thương người nghe. Câu đó liên quan đến phương châm lịch sự trong hội thoại.
BÀI LÀM
Đầu năm, lớp tôi có thêm một người bạn mới, một cô gái dễ thương. Chỉ mới gặp lần đầu thôi mà tôi và cô bạn ấy đã hợp nhau (Chả là đầu giờ tôi nhanh miệng làm quen trước). Những lúc chờ đợi cô giáo, hàng xóm xôn xao như cái chợ, nhưng hôm nay lớp tôi yên lặng đến lạ thường. Tiết đầu tiên là tiết Văn của cô giáo chủ nhiệm. Cô Phượng khoan thai bước vào lớp. Có lẽ cô cũng ngạc nhiên trước sự yên lặng khác thường ấy.
Đưa mắt lướt một vòng rồi cô cười thật tươi:
– Chào các em.
Trở lại bàn, chưa vội ngồi, cô khoanh hai tay – cô giáo chủ nhiệm của tôi có cái “tật” rất dễ thương, mỗi khi sắp nói một điều gì quan trọng, cô lại khoanh tay:
– Trước khi vào buổi học, cô xin giới thiệu với cả lớp một người bạn mới: em Phan Hoàng Nhật Thanh.
Cô bạn mới đứng lên xoay ra sau gật đầu chào, rồi nhẹ nhàng ngồi xuống
– Em Nhật Thanh vừa từ Anh trở về, sẽ “tạm trú” ở lớp ta suốt cả năm học… Các em giúp đỡ bạn nhé!
Nhật Thanh đã vào lớp chúng tôi như thế. Bọn con gái làm quen với nhau thật nhanh. Chẳng mấy ngày sau tôi đã thấy bạn cười đùa, bá vai đám bạn chạy nhảy, ăn hàng:
Chỉ vài hôm là tôi đã lấy được “lí lịch trích ngang” của Nhật Thanh. Thanh theo ba mẹ định cư ở Anh từ năm lên 6 tuổi. Đây là lần đầu tiên về quê hương, Thanh nói tiếng Việt không rành, Thanh có thể “ngồi cùng chiếu” với mười tên giỏi Toán lớp, có thể hạ bọn khá anh ngữ bằng tỉ số tuyệt đối. Nhưng đến tiết Văn, Sử thì bạn ấy lại im thin thít. Vậy mà Nhật Thanh không mắc cỡ, bạn còn tỏ ra nôn nóng muốn học cho giỏi tiếng mẹ đẻ. Vì thế, Nhật Thanh cứ như là khách của lớp và là bạn thân nhất của tôi.
Cho đến một hôm, nhà trường thông báo về cuộc thi Chào mừng Giáng Sinh. Lớp nào cũng háo hức chuẩn bị. Riêng lớp tôi thì định diễn kịch Tấm Cám. Có tiếng là “bà chằn” trong lớp nên tôi được mọi người đề cử vai Cám( Thật vô duyên! Nhưng như thế cũng vui!). Còn Thanh thì được mọi người chọn làm vai Tấm(Thật đúng!). Cả lớp bàn tán xôn xao, y như cái chợ. Tôi nhìn Thanh cười, vì vở diễn này tôi và Thanh chơi hoài à. Riêng tiết mục Cắm hoa thì chắc phải hỏi tôi thôi! Tôi là “vô địch” cắm hoa đẹp mà, năm nào cũng giành huy chương vàng cho lớp. Chỉ có một tuần để chúng tôi tập dượt. Những ngày diễn tập thật vui.
Chúng tôi hồi hộp với bộ áo bà ba, chuẩn bị ra sân khấu. Ôi trời! tôi chưa bao giờ thấy Nhật Thanh mạnh dạn đến thế! Cả lời thoại lẫn động tác, chúng tôi diễn cứ y như thật, không để ý đến xung quanh và kết thúc bằng tràng pháo tay nồng nhiệt.
Đến phần thi Cắm hoa, lớp tôi cử Nhật Thanh. Ôi dào! Mấy ngày tập thì Thanh cứ vụng về mà hôm nay sao lạ khéo tay đến mức lại thường! Vậy là Thanh đã hơn tôi rồi! Bằng chứng là đầu năm “she” nhát như thỏ đế! Vậy mà bây giờ lại rất mạnh dạn, tự tin!
Hạng nhất phần Diễn kịch lớp 6/3
Hạng nhất phần Cắm hoa: lớp 6/3
Trời! Tôi và Thanh nhảy cẫng lên. Không ngờ hai giải nhất ấy đều có phần của hai đứa. Tôi đề nghị Thanh lên nhận quà, Thanh cười nói: “Không! Chúng ta hãy cùng lên vì có công của bạn nữa mà”. Câu nói của Thanh làm tôi xúc động. Gói quà tuy không lớn nhưng đó là kỉ niệm đánh dấu tình bạn giữa tôi và Thanh ngày càng trở nên gắn bó hơn! Thanh mời tôi và các bạn trong lớp đến nhà Thanh ăn mừng. Giáng Sinh năm nay thật vui! Tôi tặng Thanh con thú nhồi bông, còn Thanh tặng tôi con búp bê… Chúng lúc nào cũng có nhau như tôi với Thanh vậy…
Thời gian trôi… Chúng tôi bước sang năm học mới. Những lần tập dượt để dự thi Chào mừng Giáng Sinh lại tiếp tục như năm nào. Vẫn tôi đó, vẫn cái đêm mà tôi tặng Thanh con thú bông, chúng tôi lại ăn mừng. Nhưng niềm vui chỉ kéo dài thoáng mấy phút. Thanh bỗng trào nước mắt và ôm chặt tôi: Thanh xúc động: “Đêm nay mình sẽ rời Việt Nam, với ba mẹ…,, Mình yêu bạn, Phương ơi!”. Nói xong, Thanh bỏ chạy… Chiếc taxi đã chở bạn xa vút. Tôi đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe đi xa.
Mở gói quà của Nhật Thanh… Đó là tấm thiệp có muôn ngàn vì sao với lời ghi: “Mong rằng tình bạn giữa chúng ta sẽ luôn sáng mãi như những vì sao này! Tạm biệt bạn thân nhất của Thanh”.
Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:
- Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…
- Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…
- Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…
1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)
1 số phương ngữ Trung (miền Trung)
1 số phương ngữ Nam (miền Nam)