K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Vũ Nương là người vợ thủy chung. Thật vậy, khi Trương Sinh đi lính chỉ để lại Vũ Nương bụng mang dạ chửa với người mẹ già. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Một người như nàng, đáng lẽ phải xứng đáng được hạnh phúc. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Than ôi! Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.Câu thán từ+ Câu bị động: In đậm nghiêng
20 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hình tượng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là biểu trưng cho số phận đầy những oan trái của người phụ nữ. Trước hết, người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có quyền chọn lựa cho mình hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh chính là cuộc trao đổi tiền bạc và vì lẽ đó, nàng Vũ Nương dù có công dung ngôn hạnh thì cũng mãi ở vế thấp hơn và chịu thiệt thòi. Nhưng khổ đau không dừng lại khi mà chiến tranh xảy đến. Người chồng- chỗ dựa vững chãi nhất của người phụ nữ phải tham gia vào chiến trận và số phận họ sẽ đi về đâu khi mà nơi chiến trường kia chỉ có chết chóc. Cuộc đời người phụ nữ héo mòn trong những năm tháng chờ chồng không chút tin tức. Ở lại với nàng chỉ là đứa con thơ chưa một lần gặp cha cùng mẹ già ốm đau. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nàng Vũ Nương tài đức đã đóng vai trò vừa là cha, vừa là mẹ chăm lo bé Đản, vừa thay chồng chăm mẹ già ốm đến khi mẹ mất. Ngôi nhà dưới bàn tay Vũ Nương yên ấm suốt những năm tháng người chồng đi xa. Để rồi khi người chồng trở về thì những mâu thuẫn nảy sinh và là bước ngoặt đầy oan ức, khổ đau trong cuộc đời người phụ nữ. Bản tính đa nghi của người đàn ông, sự gia trưởng của Trương Sinh đã dồn ép Vũ Nương đến cái chết thương tâm. Người phụ nữ không thể minh oan cho mình bởi người chồng quá đa nghi, độc đoán. Đau khổ chiến tranh chia ly vừa chấm dứt, nàng lại ngay lập tức đối mặt với đau khổ trong hôn nhân. Bi kịch đẩy nàng đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Số phận của người phụ nữ trong xã hội đều đau khổ, có tài hoa, có đức hạnh đi chăng nữa thì cuộc đời tương lai phía trước của họ cũng chỉ là màn đêm tối tắm. Tấn bi kịch của nàng Vũ Nương cũng là biểu trưng cho cuộc đời, số phận khổ đau của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến bạo tàn.